- 1. Spotify lần đầu tiên ra mắt playlist lên tới 1.000 người nghe có cùng tên tại Việt Nam, tôn vinh "vũ trụ âm nhạc" độc nhất của mỗi người
- 2. Momo tung teaser “nhá hàng” bước chuyển mình lớn vào ngày 29/10, không còn là ví điện tử?
- 3. Rầm rộ bán hàng nhưng Temu chưa đăng ký hoạt động ở Việt Nam
- 4. Starbucks bổ nhiệm cựu giám đốc điều hành của Chipotle làm giám đốc thương hiệu toàn cầu đầu tiên
1. Spotify lần đầu tiên ra mắt playlist lên tới 1.000 người nghe có cùng tên tại Việt Nam, tôn vinh "vũ trụ âm nhạc" độc nhất của mỗi người
Theo thống kê, có khoảng 3.9 triệu người tên Anh, 2.4 triệu người tên Huy và 2.1 triệu người tên Khang trên khắp mọi miền đất nước. Những cái tên giống nhau của người Việt không chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên mà còn là biểu hiện của một nét văn hóa độc đáo. Lấy cảm hứng từ những tên gọi giống nhau này, lần đầu tiên Spotify Việt Nam trình làng playlist với nhiều người nghe cùng tên nhất Việt Nam. Đây là là một hoạt động ấn tượng trong chiến dịch My Spotify - tôn vinh "vũ trụ âm nhạc" độc nhất của mỗi người dẫu có cùng tên.

Spotify ra mắt playlist lên tới 1000 người nghe có cùng tên tại Việt Nam
Nhận thấy những cái tên phổ biến nhất trong cộng đồng nghệ sĩ Việt như Linh (tlinh, Lynk Lee, Linh Cáo, PiaLinh… ) hay Long (Low G, Emcee L, WEAN, Rtee, gung0cay, Winno, …), Spotify ra mắt hai playlist “This is 1000 LONG’s” và “This is 1000 LINH’s” hướng đến kỷ lục playlist có số người tham gia tên Long và tên Linh nhiều nhất Việt Nam. Bất kì người nghe nào tên Linh hoặc Long đều có thể thêm bài hát yêu thích vào playlist, chia sẻ gu nhạc độc nhất của bản thân và tạo nên một bức tranh âm nhạc đa sắc của những người nghe nhạc có cùng một tên.

Playlist của những người tên "Linh" và "Long" thu hút hàng trăm lượt đóng góp
Tính đến thời điểm, playlist “This is 1000 LINH’s” đã chạm mốc với 1000 người dùng Spotify tham gia. Trong khi đó, playlist “This is 1000 LONG’s” cũng được tạo nên từ sự đóng góp của gần 900 người nghe.. Không chỉ tôn vinh nét văn hóa thú vị của những cái tên Việt, chiến dịch còn hướng đến kết nối, hoạt động tạo playlist cho người nghe có cùng tên gọi này còn khuyến khích những cá nhân đam mê âm nhạc cùng chia sẻ gu nhạc riêng biệt trong không gian nghe nhạc chung của nền tảng.
2. Momo tung teaser “nhá hàng” bước chuyển mình lớn vào ngày 29/10, không còn là ví điện tử?
Với hơn 45 % thị phần, Momo đang là một trong những ví điện tử lớn nhất tại Việt Nam, gặt hái được nhiều thành tựu nổi bật trong thời gian qua. Tiếp tục khẳng định vị thế tiên phong của mình, Momo không ngừng nâng cấp ứng dụng và dịch vụ để mang tới cho người dùng trải nghiệm an toàn và mượt mà nhất. Mới đây, Momo đã tung ra một teaser úp mở về “bước chuyển mình” mới của thương hiệu sẽ chính thức được ra mắt vào ngày 29/10 tới đây.
Theo những gì tiết lộ, Momo sẽ khoác lên mình tấm áo mới, lấy cảm hứng từ phong cách thiết kế quen thuộc thường dùng trong vẽ minh họa tiền giấy truyền thống nhưng được biến tấu hiện đại và bắt mắt hơn. Đặc biệt, một font chữ mới mang đậm chất Momo sẽ được thiết kế dành riêng cho diện mạo mới này. Bộ nhận diện hứa hẹn mang đến cho người dùng cảm giác yên tâm, thân thuộc nhưng cũng mang hơi thở trẻ trung, tươi mới, phù hợp với đối tượng khách hàng trẻ genZ.
Bên cạnh đó, Momo cũng nhá hàng trước về việc cập nhật một số tính năng mới. Ngoài thanh toán, tiết kiệm, đầu tư, người dùng sẽ có thể làm được nhiều hơn với tiền của mình. Momo nhắc tiền điện khỏi quên, Cùng lập quỹ nhóm với Momo, Quản lý chi tiêu chi tiền triệu, Cùng Momo góp quỹ phẫu thuật trong dự án “Trái tim Hồng” sẽ là những tính năng cải tiến, hữu ích đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dùng. Còn quá sớm để khẳng định sự cập nhật mới của Momo là gì nhưng teaser của Momo đã khiến người xem cảm thấy hào hứng tò mò với những thay đổi sắp diễn ra của thương hiệu ví điện tử quốc dân này.
3. Rầm rộ bán hàng nhưng Temu chưa đăng ký hoạt động ở Việt Nam
Chính thức gia nhập thị trường Việt Nam từ giữa tháng 10, chỉ trong vòng chưa đầy 1 tháng, Temu đã nổi lên như một hiện tượng, thu hút sự chú ý và gia nhập hàng ngàn user. Rầm rộ bán hàng tại Việt Nam là thế nhưng theo thông tin mới nhất từ đại diện Cục Thương mại điện tử & Kinh tế số, thì cho tới nay, phía Temu chưa đăng ký với cơ quan quản lý Việt Nam.

Rầm rộ bán hàng nhưng Temu chưa đăng ký hoạt động tại Việt Nam
Theo ghi nhận, trên website, ứng dụng của Temu Việt Nam đã ra mắt phiên bản tiếng Việt hoàn toàn và chạy quảng cáo trên nền tảng mạng xã hội Việt Nam trong khoảng hai tuần trở lại đây. Việc vận chuyển hàng hóa về Việt Nam, Temu cam kết chỉ mất 4-7 ngày do lợi thế khoảng cách địa lý và sự kết nối thông qua đường bộ. Sàn này cũng vừa ra mắt hình thức kiếm tiền nhờ tiếp thị liên kết (Affiliate) qua nền tảng của Temu tại Việt Nam.
Mức hoa hồng nhận về ngất ngưởng dao động 10-30%, cao hơn so với các sàn thương mại điện tử khác trên thị trường. Bên cạnh đó, user còn nhận thêm 150.000 đồng khi có một người đăng ký từ đường link và nhiều mã giảm giá lên đến 90% trên sản phẩm. Việc đã bán hàng rầm rộ tại Việt Nam nhưng lại chưa đăng ký giấy phép hoạt động dấy lên lo ngại về tính minh bạch của nền tảng thương mại điện tử này. Đồng thời, sự “lộng hành” của Temu có thể khiến các doanh nghiệp nội địa gặp bất lợi cạnh tranh không công bằng.
Được biết, Temu, nền tảng thương mại điện tử (TMĐT) xuyên biên giới thuộc sở hữu của tập đoàn Trung Quốc PDD Holdings. Trước khi gây chú ý khi âm thầm gia nhập thị trường Việt Nam và Brunei, Temu đã xuất hiện tại các nước Đông Nam Á khác là Philippines, Malaysia và Thái Lan, sau khi “làm mưa làm gió” tại thị trường Mỹ dù chỉ mới ra đời 2 năm.
>>> Bạn có thể quan tâm: Chiến lược Affiliate đang gây sốt của Temu có gì đáng học hỏi?
4. Starbucks bổ nhiệm cựu giám đốc điều hành của Chipotle làm giám đốc thương hiệu toàn cầu đầu tiên
Starbucks mới đây tiếp tục có động thái cuộc cải tổ ban lãnh đạo và điều chỉnh chiến lược marketing của mình bằng việc bổ nhiệm giám đốc thương hiệu toàn cầu đầu tiên. Theo đó, Tressie Lieberman - người từng nắm giữ vị trí giám đốc điều hành của thương hiệu đồ ăn nhanh Chipotle sẽ chính thức ngồi ghế giám đốc thương hiệu toàn cầu của Starbucks. Quyết định được đưa ra bởi Brian Niccol - CEO mới của Starbucks cũng vừa mới nhận chức vào hồi tháng 8 vừa qua.

Starbucks có quyết định bổ nhiệm giám đốc toàn cầu mới trong bối cảnh tình hình thương hiệu khó khăn
Tressie Lieberman được kỳ vọng sẽ xoay chuyển tình hình thương hiệu đang gặp khó khăn bao gồm việc tái thiết lập chuỗi cửa hàng với một không gian cà phê cộng đồng và kể lại câu chuyện thương hiệu của Starbucks một cách tốt hơn. Vị giám đốc mới này sở hữu danh sách thành tích đáng nể trong việc xây dựng thương hiệu, phát triển sản phẩm, cải thiện trải nghiệm khách hàng và tạo ra các chiến dịch marketing đột phá. Trước khi làm việc hơn một năm tại Yahoo, Lieberman đã giữ chức phó chủ tịch phụ trách marketing số và các hoạt động ngoài cửa hàng tại Chipotle trong hơn 5 năm. Cô cũng từng đảm nhận nhiều vai trò liên quan đến marketing số tại các chuỗi thuộc Yum Brands như Taco Bell và Pizza Hut.

Tressie Liberman từng giữ chức giám đốc điều hành của Chipotle
Sự thay đổi trong bộ máy lãnh đạo chủ đốt diễn ra trong bối cảnh Starbucks tiếp tục không đạt được kỳ vọng tài chính. Doanh số bán hàng tại Mỹ của chuỗi này đã giảm 2% trong quý 3 tài khóa năm 2024, với lượng khách giảm 6%, và chỉ được bù đắp một phần bởi mức chi tiêu trung bình cao hơn 4%. Starbucks dự kiến sẽ công bố kết quả quý 4 và cả năm vào ngày 30 tháng 10 tới đây.
>>> Xem thêm: Trào lưu "xé túi mù" gây sốt; Jollibee dẫn đầu BXH thương hiệu thực phẩm Đông Nam Á 2024
Bình luận của bạn