Local SEO 2020: Chương 4 - Google My Business

28 Thg 02

Chương 4: Google My Business

Như đã đề cập ở chương 3, hồ sơ của doanh nghiệp trên Google My Business là yếu tố quan trọng nhất tác động tới thứ hạng tìm kiếm trong Local SEO, chính vì vậy Marketer cần biết cách tối ưu hóa cho hồ sơ doanh nghiệp trên Google My Business và đó cũng là nội dung chính của chương này. 

Chương 1: Tổng quan về Local SEO là gì?

Chương 2: Nghiên cứu từ khóa cho Local SEO

Chương 3: Yếu tố xếp hạng Local SEO

Chương 5: SEO On Site cho doanh nghiệp địa phương

Chương 6: NAP

Chương 7: Xây dựng liên kết địa phương

Chương 8: Chiến lược Local SEO nâng cao

Giữ mọi thứ nhất quán ở mức TỐI ĐA

Nhắc đến Google My Business (GMB) thì sự nhất quán cần được đặt lên hàng đầu khi nó có ảnh hưởng RẤT LỚN. Nó không chỉ dừng ở việc mọi thông tin, dữ liệu nhập vào GMB tương ứng với trang web, nó còn phải trùng khớp với các trích xuất NAP về trang web đó.

Giữ mọi thứ nhất quán ở mức TỐI ĐA

Có thể hiểu đơn giản như này, khi thông tin về doanh nghiệp của bạn ở các nền tảng như GMB, trang web và các bên thứ ba như Yelp đều nhất quán, trùng khớp với nhau thì Google sẽ xác nhận và xem doanh nghiệp của bạn đã phù hợp khi toàn bộ thông tin về vị trí đều trùng khớp.

Giữ mọi thứ nhất quán ở mức TỐI ĐA 01

Tương tự với điều ngược lại, chỉ cần một trong số chúng có thông tin bị lệch trên hồ sơ GMB hoặc trên các nền tảng trang web khác, doanh nghiệp của bạn sẽ bị Google gắn thẻ đỏ về thông tin:

Giữ mọi thứ nhất quán ở mức TỐI ĐA 02

Chính vì vậy, khi có sự thay đổi về thông tin doanh nghiệp (tên, vị trí, số điện thoại) thì điều quan trọng nhất chính là cập nhật chúng NHANH nhất có thể. Không chỉ cập nhật trên trang web của bạn, chúng cần được cập nhật trên cả những trích xuất từ các nguồn khác (như Yelp). 

Một điều lưu ý nữa, các ký tự chữ cái trong hồ sơ GMB cũng cần phải nhất quán về cách viết, dấu câu cũng như trên tất cả những nguồn khác.

Giữ mọi thứ nhất quán ở mức TỐI ĐA 03

Google sẽ không chấp nhận khi một địa chỉ sử dụng từ “Avenue” và ở một trang web khác lại viết tắt là “Ave.” dù cho chúng cùng một ý nghĩa. Dĩ nhiên người đọc vẫn hiểu được là địa chỉ này không có sự thay đổi, tuy nhiên nó sẽ gây cho hệ thống của Google bị hiểu nhầm, dễ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới hồ sơ GMB của doanh nghiệp.

Điền đầy đủ vào tất cả mục thông tin

Để hoàn thiện đầy đủ một hồ sơ trên GMB không phải đơn giản, may thay Google có cung cấp cho người dùng một công cụ hỗ trợ: Thang điểm hiển thị bạn đã hoàn thành bao nhiêu % hồ sơ như dưới đây.

Điền đầy đủ vào tất cả mục thông tin 01

Tuy nhiên theo như phản hồi của nhiều Marketer có kinh nghiệm, thang điểm này RẤT thoáng. Có nghĩa rằng, bạn chỉ cần điền thông tin vào một số mục cơ bản và dễ dàng đạt điểm rất cao. Vì vậy chỉ nên sử dụng chúng như một cơ sở nền tảng, còn nếu bạn muốn tham gia vào cuộc chiến của những từ khóa có sức cạnh tranh cao, chắc chắn bạn phải tiến sâu hơn và làm chi tiết hơn như vậy rất nhiều. Trong đó, có khá nhiều người đã bỏ sót mất việc lựa chọn danh mục (category). Google sẽ bắt người dùng phải chọn các danh mục hàng đầu mô tả chính xác về doanh nghiệp của bạn.

Điền đầy đủ vào tất cả mục thông tin 02

Cần lưu ý thêm ở đây, bạn sẽ không thể tùy tiện nhập danh mục mà chỉ có thể dựa trên các danh mục có sẵn, cũng như việc bạn không thể tự tạo ra một danh mục mới cho riêng mình.

Điền đầy đủ vào tất cả mục thông tin 03

Thông thường, khi điền thông tin cho mục này họ chỉ điền vào mục Primary category (Danh mục chính) và quên mất việc bổ sung cho Secondary Categories (Các danh mục phụ). Chính những danh mục phụ này sẽ có ảnh hưởng trực tiếp tới các từ khóa và các tìm kiếm mà ảnh hưởng đến việc xếp hạng của doanh nghiệp.

Điền đầy đủ vào tất cả mục thông tin 04

Ngoài ra, cố gắng điền thêm thông tin vào hai mục “Services (Dịch vụ)” và “Products (Sản phẩm)”. 

Điền đầy đủ vào tất cả mục thông tin 05

Điều này sẽ giúp Google hiểu được chính xác doanh nghiệp của bạn hơn, biết được bạn đang bán sản phẩm gì hoặc cung cấp dịch vụ gì. Dĩ nhiên, khi Google càng hiểu được về doanh nghiệp thì nó sẽ càng ưu tiên hiển thị chúng cho những tìm kiếm liên quan. Chính vì vậy, việc điền đầy đủ thông tin vào các mục là điều rất quan trọng với hồ sơ Google My Business.

Luôn cập nhật các dữ liệu quan trọng của doanh nghiệp

Với những thông tin ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh như giờ mở cửa, các ngày nghỉ lễ hay những thông tin cơ bản khác đều cần phải chính xác và cập nhật sớm nhất khi có thay đổi. Dù rằng những thông tin này không ảnh hưởng trực tiếp tới thứ hạng trên Google hay Map Pack, tuy nhiên, thử tưởng tượng cảnh một khách hàng lái xe đến nhà hàng của bạn chỉ để nhìn thấy biển hiệu “Đã đóng cửa”, họ sẽ phản ứng thế nào? Một bài review tiêu cực ảnh hưởng ra sao là yếu tố mà bài viết đã đề cập ở phần trước. Nó sẽ tác động xấu tới không chỉ danh tiếng của doanh nghiệp mà còn là thứ hạng trên Map Pack.

Thu hút thêm nhiều bài đánh giá (Nếu được thì hãy trả lời tất cả)

Như đã đề cập ở chương 3, các bài đánh giá là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong việc xếp hạng của Google. Như một lẽ, doanh nghiệp của bạn sẽ muốn có càng nhiều bài đánh giá tích cực càng tốt. Ngoài ra, có một việc khác quan trọng không kém chính là có sự phản hồi với các bài đánh giá này, dù cho nó là bài tích cực, tiêu cực hay trung lập. Tất cả đều NÊN được phía doanh nghiệp phản hồi lại. Điều này sẽ thể hiện tới khách hàng và cả Google thấy rằng doanh nghiệp bạn thực sự quan tâm tới họ. Hãy nhìn vào ví dụ dưới đây:

Thu hút thêm nhiều bài đánh giá (Nếu được thì hãy trả lời tất cả) 01

Phía trên là một bài đánh giá 1 sao từ một thực khách của nhà hàng có tên India House ở Chicago. Sau khi bài đánh giá được đăng tải, phía chủ nhà hàng đã có sự phản hồi từ phía đội ngũ. Khi những thực khách hàng đọc được bài này và đang cân nhắc việc có nên ghé India House hay không, chính bài viết phản hồi này sẽ tạo được thiện cảm cho họ và giảm được những sự căng thẳng trong bài viết đánh giá trên. 

Để trả lời những bình luận này trên GMB, người dùng chỉ cần vào mục bảng tin của Google My Business.

Thu hút thêm nhiều bài đánh giá (Nếu được thì hãy trả lời tất cả) 02

Có hai thứ cần lưu ý ở đây:

  1. Hãy hỏi ý kiến khách hàng để lại đánh giá (với hầu hết các khách hàng vui vẻ thì họ sẽ không nề hà gì việc này)
  2. Cần ĐƠN GIẢN HÓA việc này cho khách hàng

Vậy làm thế nào để thỏa mãn cả hai điều này? Chỉ đơn giản là gửi cho khách hàng một Email đi kèm theo đó là một đường link đánh giá. Có hai cách để tạo ra đường link đánh giá trên GMB.

Cách 1: Truy cập vào trang web này và điền tên doanh nghiệp.

Thu hút thêm nhiều bài đánh giá (Nếu được thì hãy trả lời tất cả) 03

Sau đó nó sẽ cung cấp cho doanh nghiệp một thứ gọi là “Place ID (ID Khu vực)”, sau đó chèn ID vừa được cấp vào sau đường link: https://search.google.com/local/writereview?placeid=

Ví dụ như: https://search.google.com/local/writereview?placeid=ChIJ-x3_Q8d544kRkvCvAv2dNqY

Khi nhấp vào đường link trên, nó sẽ dẫn người dùng tới phần để lại đánh giá.

Cách 2: Đăng nhập vào tài khoản Google My Business và nhấp vào thẻ “Get more reviews”

Thu hút thêm nhiều bài đánh giá (Nếu được thì hãy trả lời tất cả) 04

Nó sẽ cung cấp cho bạn một đường link và bạn chỉ cần copy đường link đó để gửi cho khách hàng.

(Còn tiếp)....

 

Tuấn Anh - MarketingAI

Theo Backlinko

Đánh giá của bạn

TAGS:

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.