cover

Chiến lược Marketing Squid Game 2 của Netflix: Xây dựng fandom khéo léo với Experiential Marketing

26 Thg 12

Squid Game 2 sẽ chính thức trở lại vào 26 tháng 12 năm 2024. Đây được xem là một trong những dự án quan trọng nhất dịp cuối năm 2024 của Netflix. Vì vậy, nền tảng truyền hình trực tuyến này đã đầu tư rất lớn cho các chiến dịch quảng bá Squid Game 2, trong đó, một lần nữa, Netflix cho thấy khả năng sử dụng chiến lược Experiential Marketing rất khéo léo trong chiến dịch đặc biệt này.

Chiến lược Experiential Marketing cho Squid Game mùa 2 của Netflix

Sau gần 3 năm kể từ ngày công bố sản xuất phần 2 của bom tấn đình đám "Squid Game", Netflix sẽ chính thức lên sóng bộ phim này vào ngày 26/12/2024. Phần 1 của Squid Game được ra mắt vào tháng 9/2021 và nhanh chóng trở thành bộ phim Hàn Quốc được xem nhiều nhất mọi thời đại trên Netflix, với sức ảnh hưởng vượt qua biên giới Hàn Quốc, phủ sóng trên toàn thế giới.

Sau thành công ngoài mong đợi của mùa 1, Netflix đặt rất nhiều kỳ vọng vào Squid Game 2. Vì vậy hoạt động truyền thông cho Squid Game 2 cũng được Netflix đầu tư rất bài bản và tinh tế. Nếu như ở phần 1 của bộ phim Netflix thành công với chiến lược marketing truyền miệng thông qua những hoạt động trên Social Media như meme marketing hay vận dụng TikTok để tăng mức độ viral. Thì đến mùa 2 nền tảng này lại tập trung nhiều hơn vào chiến thuật Experiential Marketing nhằm mang lại trải nghiệm thú vị nhất cho người dùng, khiến họ cảm thấy như đang được hòa nhập vào bộ phim.

Đã 3 năm kể từ khi phim đầu tiên của "Squid Game" được lên sóng. Mặc dù bộ phim đã thành công vang dội trên toàn thế giới, tuy nhiên sau một thời gian dài như vậy, sức nóng của "Squid Game" có thể bị giảm thiểu đáng kể. Vì vậy, Experiential Marketing là một chiến lược rất thông minh để thương hiệu có thể khơi gợi sự mong chờ và thảo luận về bộ phim.

Chiến lược Experiential Marketing của Netflix dành cho Squid Game 2 bao gồm rất nhiều trải nghiệm từ hoạt động nhập vai, Gamification, Event, Guerrilla marketing tới Co-branding.

Chiến lược Marketing Squid Game 2

Chiến lược Marketing Squid Game 2

>>> Đọc thêm: "Squid Game" Mùa 2 - Khi loạt thương hiệu biến tinh thần phim thành cảm hứng sản phẩm

#1. Các hoạt động Gamification mang lại trải nghiệm nhập vai cho người hâm mộ

Một trong những điểm đặc trưng nhất của "Squid Game" đó là những trò chơi rất hấp dẫn mà các diễn viên trong phim phải trải qua ở mùa 1 của bộ phim này, những trò chơi này đã nhanh chóng trở nên viral trên mạng xã hội và trở thành một trong những yếu tố nổi tiếng của bộ phim này. Vì vậy, Netflix đã quyết định đã đưa ra một chiến lược khá thông minh khi cho phép người dùng được nhập vai vào các nhân vật trong phim để trực tiếp tham gia vào những trò chơi thú vị này.

Squid Game: The Experience

Một trong những hoạt động nhập vai đầu tiên của chuỗi chiến dịch quảng bá "Squid Game 2" phải kể đến "Squid Game: The Experience". Hoạt động này cho phép người hâm mộ và những người yêu thích cảm giác mạnh được bước vào thế giới của "Squid Game" và tham gia vào các trò chơi nổi tiếng có trong bộ phim này, toàn bộ quá trình chơi game được sắp đặt không khác gì trải nghiệm "Squid Game" như trong phim, đầy căng thẳng và kịch tính. Một số trò chơi được lấy từ cảm hứng từ bộ phim như "Red Light, Green Light", một số game khác là các trò chơi hoàn toàn mới, khiến cho người chơi vừa cảm thấy quen thuộc vừa bất ngờ. Sau khi kết thúc chơi game, người chơi có thể thư giãn tại chợ đêm để thưởng thức những món ăn của Hàn Quốc và ghé thăm cửa hàng đồ lưu niệm, nơi trưng bày các sản phẩm độc quyền có liên quan đến bộ phim.

Ngay lần đầu tiên ra mắt tại thành phố New York vào tháng 10 năm nay đã nhanh chóng bán hết sạch toàn bộ vé trong vòng 6 tuần liên tiếp, cho thấy sức hút của động trải nghiệm đầy đủ vị này. Sau đó, Netflix đã tiếp tục mở rộng "Squid Game: The Experience" tại Sydney và Madrid và sắp tới sẽ là Seoul vào năm 2025. Netflix cũng xây dựng một nền tảng để dành riêng cho việc bán vé và quảng bá "Squid Game: The Experience".

Chiến lược Marketing Squid Game 2 của Netflix: Xây dựng fandom khéo léo với Experiential Marketing- Ảnh 2.
Chiến lược Marketing Squid Game 2 của Netflix: Xây dựng fandom khéo léo với Experiential Marketing- Ảnh 3.
Chiến lược Marketing Squid Game 2 của Netflix: Xây dựng fandom khéo léo với Experiential Marketing- Ảnh 4.

Squid Game: The Experience

Squid Game: Unleashed

Nếu như "Squid Game: The Experience" là một game offline thì trò chơi "Squid: Unleashed" lại là một tựa game online cho phép người dùng trên toàn thế giới có thể trải nghiệm không gian của bộ phim trên môi trường trực tuyến. Trò chơi này cho phép tất cả người dùng đều có thể tham gia ngay cả khi không đăng ký Netflix, từ đó giúp cho bộ phim được mở rộng phạm vi tiếp cận, thu hút thêm những khách hàng chưa phải là người dùng của Netflix đến với nền tảng này.

Nhìn chung, những trải nghiệm trò chơi nhập vai như trên tạo ra những tương tác rất sâu sắc mà các kênh quảng cáo truyền thống không thể làm được. Thông qua việc nhập vai và trải nghiệm những trò chơi của nhân vật trong phim, sẽ khiến cho người xem càng trở nên tò mò và phấn khích hơn vào những diễn biến trong bộ phim, đồng thời đây cũng là một cách thức để có thể xây dựng cộng đồng fan hâm mộ riêng cho bộ phim này.

Chiến lược Marketing Squid Game 2 của Netflix: Xây dựng fandom khéo léo với Experiential Marketing- Ảnh 5.

Squid Game: The Experience

#2. Co-Branding - Hợp tác thương hiệu đưa phim ảnh vào đời sống

Các hoạt động Co-branding là yếu tố rất quan trọng trong chiến lược lần này của Netflix. Nó cho phép thương hiệu đưa bộ phim và các nhân vật vào trong đời sống hàng ngày của người tiêu dùng thông qua những màn hợp tác thương hiệu rất đa dạng.

Trong đó, Netflix đã hợp tác với rất nhiều ngành hàng, từ F&B như Burger King, Domino's, Doritos,... các nền tảng SaaS, mạng xã hội như Google, WhatsApp, Xbox, Duolingo,... cho tới những thương hiệu thời trang như Puma, giày Crocs và VandyThePink,... hay thậm chí là thương hiệu mỹ phẩm Olive Young đến từ Hàn Quốc. Các thương hiệu này đã cho ra mắt những dòng sản phẩm đặc biệt được thiết kế theo cảm hứng từ bộ phim Squid Game.

Những hoạt động hợp tác thương hiệu này giúp cho các nhãn hàng khác có cơ hội được tận dụng sức nóng của Squid Game và hơn hết là giúp cho bộ phim đi sâu hơn vào những khía cạnh trong cuộc sống của người tiêu dùng. Người dùng có thể trải nghiệm các sản phẩm liên quan đến bộ phim trên đa lĩnh vực, từ đó giúp họ chìm đắm sâu hơn vào nội dung của Squid Game. Đây cũng là một hoạt động góp phần xây dựng cộng đồng fan hâm mộ cho bộ phim rất hiệu quả, tạo nên tệp khách hàng trung thành, tạo đà cho những mùa tiếp theo của bộ phim.

Chiến lược Marketing Squid Game 2 của Netflix: Xây dựng fandom khéo léo với Experiential Marketing- Ảnh 6.
Chiến lược Marketing Squid Game 2 của Netflix: Xây dựng fandom khéo léo với Experiential Marketing- Ảnh 7.
Chiến lược Marketing Squid Game 2 của Netflix: Xây dựng fandom khéo léo với Experiential Marketing- Ảnh 8.

Netflix đã hợp tác với rất nhiều thương hiệu như Burger King, Domino's, Doritos

#3. Loạt OOH bản địa hóa theo từng khu vực

OOH luôn là một trong những hoạt động đặc trưng không thể thiếu của Netflix. Chiến dịch quảng bá Squid Game 2 cũng không ngoại lên, nền tảng này tiếp tục mang những OOH độc lạ tới từng khu vực trên thế giới.

Một số hoạt động nổi bật phải kể đến như chiếc OOH dưới đây. Nắm bắt đúng tinh thần kịch tính và đầy bí ẩn của Squid Game, Netflix đã tạo nên một chiếc OOH không hề có tên của bộ phim mà thay vào đó là những ký hiệu quen thuộc mà mọi người xem Squid Game đều có thể nắm bắt.

Hay một hoạt động OOH độc đáo khác cũng đang gây chú ý ở Ấn Độ khi Netflix mang những người lính canh màu hồng đặc trưng của bộ phim lên đường phố Ấn. Những người lính này còn hộ tống một ngôi sao rất nổi tiếng tại Ấn Độ Diljit Dosanjh tại Sân bay, tham gia Lễ hội K-Town, lễ hội văn hóa và âm nhạc Hàn Quốc, và phủ sóng trên các chuyến tàu Metro Delhi.

Nhìn chung, tại mỗi khu vực trên thế giới, Netflix sẽ triển khai các chiến dịch OOH riêng theo văn hóa bản địa. OOH luôn tập trung vào sự sáng tạo, độc đáo, như tính chất của bộ phim Squid Game, từ đó kích thích sự tò mò và mong chờ của người xem.

Chiến lược Marketing Squid Game 2 của Netflix: Xây dựng fandom khéo léo với Experiential Marketing- Ảnh 9.
Chiến lược Marketing Squid Game 2 của Netflix: Xây dựng fandom khéo léo với Experiential Marketing- Ảnh 10.
Chiến lược Marketing Squid Game 2 của Netflix: Xây dựng fandom khéo léo với Experiential Marketing- Ảnh 11.

Netflix đã tạo nên một chiếc OOH với những ký hiệu quen thuộc

#3. Event kết hợp Guerrilla Marketing

Cùng với OOH, những sự kiện độc lạ đã được Netflix triển khai tại một số thị trường lớn như Đài Loan, Thái Lan, Mỹ, Paris,.... 

Los Angeles

Sân vận động của trường Cao đẳng Thành phố Los Angeles đã được biến tấu thành sân chơi của Squid Game với những biểu tượng đặc trưng của bộ phim như game “Đèn đỏ, Đèn xanh” (có búp bê khổng lồ Younghee ), kết hợp vô số lính canh màu hồng đi lang thang trong khuôn viên. Đặc biệt, Netflix đã tổ chức một cuộc chạy đua gần 5km, cho phép hàng trăm người hâm mộ mặc bộ đồ thể thao màu xanh lá cây đặc trưng của bộ phim cùng tham gia. Người chiến thắng sẽ có cơ hội giành vé cho buổi công chiếu ra mắt phim tại LA.

Paris

Tương tự như LA, Netflix cũng đưa những trò chơi nổi tiếng của Squid Game đến với đại lộ Champs-Elysees biểu tượng của Paris. Sự kiện quy tụ Tổng cộng 456 người tham gia được chọn ngẫu nhiên và được chia thành ba đội. Họ sẽ mặc bộ đồ thể thao màu xanh lá cây, chơi trò chơi cùng Young-hee,... để tái hiện lại khung cảnh của Squid Game.

Đài Loan & Thái Lan

Điển hình như tại Đài Loan vào ngày 21/12/2024, Gaoxiong, hàng nghìn người hâm mộ đã cùng theo dõi sự kiện "Pink Party". Trong đó búp bê khổng lồ Younghee đã được đặt ngay gần Sông Aihe. Thị trưởng thành phố, Chen Qi-Mai, đã mặc một bộ trang phục tương tự với nhân vật tuyển dụng của Gong Yoo trong chương trình, hài hước gọi mình là "Gaoxiong Gong Yoo". Mô hình khổng lồ như bước ra từ bộ phim đã khiến người dùng rất thích thú check in và chia sẻ trên mạng xã hội. Netflix Đài Loan còn thực hiện một chương trình trình diễn ánh sáng bằng máy bay, vẽ các nhân vật từ "Squid Game"

Tương tự, ở Thái Lan, Younghee khổng lồ cũng đã xuất hiện trên Sông Chao Phraya. Cùng hàng loạt diễn viên hóa trang thành những người lính canh màu hồng đặc trưng của bộ phim.

Chiến lược Marketing Squid Game 2 của Netflix: Xây dựng fandom khéo léo với Experiential Marketing- Ảnh 12.
Chiến lược Marketing Squid Game 2 của Netflix: Xây dựng fandom khéo léo với Experiential Marketing- Ảnh 13.
Chiến lược Marketing Squid Game 2 của Netflix: Xây dựng fandom khéo léo với Experiential Marketing- Ảnh 14.
Chiến lược Marketing Squid Game 2 của Netflix: Xây dựng fandom khéo léo với Experiential Marketing- Ảnh 15.
Chiến lược Marketing Squid Game 2 của Netflix: Xây dựng fandom khéo léo với Experiential Marketing- Ảnh 16.

Event kết hợp Guerrilla Marketing

#4. Tạo trải nghiệm người dùng riêng biệt trên nền tảng

Netflix thể hiện rõ sự ưu ái với “con cưng” Squid Game 2 khi tạo một trang giới thiệu mới cho bộ phim để người hâm mộ có thể cùng nhau chờ đón ngày ra mắt. Tại đây các thông tin liên quan tới bộ phim được. Vào dịp lễ Giáng sinh, trang này cũng cập nhật thêm một video về lò sưởi ảo theo chủ đề Squid Game, chứa đựng những chi tiết chìm có liên quan tới bộ phim.

Ngoài ra, Netflix cũng thực hiện các hoạt động quảng bá trên đa kênh, đặc biệt là Social Media. Những video ngắn, meme marketing về bộ phim đã được lan truyền trên khắp các trang mạng xã hội, tạo nên lượng thảo luận rầm rộ. Những thông tin, cuộc thảo luận phủ sóng khắp nơi khiến người xem bị cuốn vào tâm lý FOMO, hình thành mong muốn xem bộ phim để có thể tham gia các cuộc trò chuyện với mọi người xung quanh mình.

Bài học từ chiến lược Marketing cho Squid Game 2: Netflix đang tận dụng hiệu ứng fandom rất thông minh

Từ những hoạt động trải nghiệm nhập vai, hợp tác để phát triển các sản phẩm lấy cảm hứng từ phim, hay tổ chức những sự kiện tập trung,.... Không khó để thấy được rằng những hoạt động này đều đang hướng tới mục tiêu xây dựng một cộng đồng fan cho Squid Game 2. Phó chủ tịch phụ trách marketing thương hiệu và đối tác tại Netflix, Magno Herran, cũng đã từng chia sẻ Netflix có một đội ngũ chiến lược gia là những chuyên gia về fandom. Như vậy có thể thấy rõ, mục tiêu sử dụng Experiential Marketing của Netflix trong chiến dịch này là tạo tương tác độc đáo, gần gũi với người tiêu dùng, từ đó biến họ thành fan hâm mộ của bộ phim.

Thương hiệu đã khéo léo đưa những hình ảnh, biểu tượng của bộ phim vào trong mọi khía cạnh đời sống thực tế của người tiêu dùng, cho phép họ được chìm đắm vào những tình huống khung cảnh trong phim. Từ đó, tạo nên sự gắn kết sâu sắc hơn giữa người dùng và bộ phim.

Việc xây dựng một cộng đồng fan hâm mộ cho bộ phim mang lại rất nhiều hiệu ứng truyền thông về sau cho Netflix. Trước tiên, những người hâm mộ của bộ phim góp phần quan trọng trọng trong việc tạo hiệu ứng truyền miệng WOM, từ đó kích thích tâm lý FOMO đối với những người dùng khác. Đồng thời, họ cũng là những nhà sáng tạo nội dung giúp cho bộ phim được lan truyền một cách sáng tạo, tự nhiên trên các nền tảng mạng xã hội.

>>> Xem thêm: Truyền thông của bom tấn "Squid Game" đã tiếp cận người Việt như thế nào?

Lời kêt

Mặc dù không chia sẻ cụ thể về ngân sách marketing dành cho Squid Game mùa 2 nhưng thông qua những hoạt động trên, có thể thấy Netflix đang đầu tư rất lớn vào con át chủ bài dịp cuối năm này. Đặc biệt, nền tảng này một lần nữa cho thấy khả năng sử dụng Experiential Marketing rất sáng tạo, độc đáo, tạo nên những tương tác trên đa điểm chạm cho khá giả. Experiential Marketing cũng là một chiến lược quan trọng để Netflix xây dựng cộng đồng fan hâm mộ bền vững cho Squid Game 2, từ đó thúc đẩy hiệu ứng truyền thông rầm rộ cho bộ phim.

TAGS:

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.