cover

Marketing truyền miệng là gì? 7 hình thức marketing truyền miệng 'kinh điển" bạn không ngờ tới

20 Thg 07

Lịch sử đã có rất nhiều thương hiệu đã thành công mà không cần tới chi phí quảng cáo khổng lồ là vì đâu? Marketing truyền miệng hay Word-of-mouth marketing (WOMM) chính là yếu tố giúp các thương hiệu thành công. Vậy marketing truyền miệng là gì? Yếu tố nào giúp WOMM thành công? Trong bài viết này hãy cùng MarketingAI đi tìm hiểu về marketing truyền miệng là gì? cũng như những hình thức marketing truyền miệng hiệu quả mà bạn nên biết.

Marketing truyền miệng là gì?

Marketing truyền miệng (Word-of-Mouth Marketing - WOMM) là hình thức tiếp thị dựa trên việc khách hàng chia sẻ trải nghiệm và ý kiến của họ về sản phẩm hoặc dịch vụ với người khác. Đây là một phương pháp quảng bá tự nhiên và chân thực, thường xuất phát từ sự hài lòng hoặc ấn tượng mạnh mẽ mà sản phẩm hoặc dịch vụ mang lại.

Khác với các hình thức marketing khác như quảng cáo truyền thống hay marketing số, WOMM không dựa vào các chiến dịch quảng cáo trực tiếp mà chủ yếu dựa vào sự lan truyền thông tin từ người này sang người khác. Điều này tạo ra độ tin cậy cao hơn bởi người tiêu dùng thường tin vào ý kiến của bạn bè, người thân hoặc những người đã có trải nghiệm thay vì các thông điệp quảng cáo từ doanh nghiệp.

Marketing truyền miệng là gì? 7 hình thức marketing truyền miệng 'kinh điển

Word-of-mouth marketing - hình thức tiếp thị không bao giờ lỗi thời

Trong thời đại kỹ thuật số, Word-of-mouth marketing vẫn giữ được hiệu quả cao nhờ sự phát triển của mạng xã hội và các nền tảng trực tuyến. Những trải nghiệm và nhận xét của khách hàng có thể nhanh chóng lan tỏa và tiếp cận lượng lớn khách hàng tiềm năng. Bên cạnh đó, các công cụ kỹ thuật số cũng giúp các doanh nghiệp theo dõi và phân tích thông tin khách hàng, từ đó điều chỉnh chiến lược marketing phù hợp, mang lại hiệu quả cao hơn.

Lợi ích của marketing truyền miệng

Được biết đến là một hình thức marketing hiệu quả, tiết kiệm chi phí, WOMM còn mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho các doanh nghiệp:

  • Tăng độ tin cậy: Thông tin từ bạn bè, người thân hoặc những người có uy tín thường sẽ tạo độ tin cậy cao hơn so với các hình thức marketing thông thường khác.
  • Chi phí thấp: Chiến lược marketing truyền miệng rất phù hợp với những doanh nghiệp vừa và nhỏ muốn thực hiện quảng bá bởi nó không đòi hỏi chi phí quảng cáo lớn như các hình thức marketing truyền thống. Thay vào đó, nó dựa trên sự chia sẻ tự nhiên từ khách hàng, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí.
  • Khả năng lan truyền nhanh chóng: Nhờ vào mạng xã hội và các nền tảng trực tuyến, thông tin sản phẩm có thể được lan tỏa một cách nhanh chóng và rộng rãi. Những lời khen hoặc đánh giá tích cực có thể tiếp cận hàng ngàn người trong thời gian ngắn, từ đó thúc đẩy bán hàng và gia tăng doanh số.

7 hình thức marketing truyền miệng bạn nên biết

Word-of-mouth marketing có thể được triển khai qua nhiều hình thức khác nhau nhằm thúc đẩy sự lan truyền thông tin và tạo ra tương tác tích cực giữa người tiêu dùng. Dưới đây là 7 hình thức marketing truyền miệng phổ biến mà bạn nên biết:

1. Buzz marketing - Marketing truyền miệng bằng tin đồn

Đây là một trong các hình thức marketing truyền miệng sử dụng những chương trình giải trí hay tin tức "rỉ tai" để người tiêu dùng bàn tán về sản phẩm - dịch vụ, thương hiệu. Cách làm marketing truyền miệng chủ yếu phụ thuộc vào tốc độ lan truyền mạnh, thời gian nhanh và quy mô rộng. Mục tiêu của buzz marketing là tạo ra “buzz” hoặc sự lan tỏa tự nhiên trong cộng đồng, từ đó tăng độ nhận diện thương hiệu và thúc đẩy doanh thu bán hàng.

Một ví dụ điển hình về hình thức marketing này là sự hợp tác của Balenciaga trong bộ phim “The Simpsons”. Cụ thể, Balenciaga đã phối hợp với nhà sản xuất phim tạo ra một tập phim đặc biệt, trong đó các nhân vật của “The Simpsons” mặc trang phục Balenciaga và tham gia buổi trình diễn thời trang của thương hiệu này. Chiến dịch này đã thu hút sự chú ý từ đông đảo người hâm mộ thời trang và khán giả của bộ phim. Đồng thời, video cũng được lan truyền mạnh mẽ trên mạng xã hội, tạo ra một “buzz” lớn về thương hiệu.

Hình thức buzz marketingđược sử dụng trong hoạt hình The Simpsons

Trang phục của Balenciaga trong thước phim hoạt hình The Simpsons

2. Viral Marketing - Marketing lan truyền

Viral marketing là chiến lược tiếp thị mà trong đó, nội dung hoặc thông điệp của thương hiệu được lan truyền một cách tự nhiên và nhanh chóng thông qua mạng xã hội, email hoặc các nền tảng truyền thông khác. Mục tiêu của hình thức này là tạo ra nội dung hấp dẫn, độc đáo hoặc gây tranh cãi, khiến người dùng cảm thấy muốn chia sẻ với người khác, từ đó mở rộng phạm vi tiếp cận mà không cần đầu tư nhiều vào quảng cáo truyền thống.

Chiến dịch "Draw Ketchup" của Heinz là một ví dụ điển hình về viral marketing thành công. Heinz đã yêu cầu mọi người trên toàn cầu vẽ một chai tương cà và hầu hết mọi người đều vẽ sản phẩm của thương hiệu này, khẳng định độ nhận diện mạnh mẽ. Chiến dịch tận dụng nội dung do người dùng tạo ra (UGC), hashtag #DrawKetchup, và hợp tác với influencers để tăng độ hiển thị trên mạng xã hội. Nhờ tương tác trên trang web cùng với những video sáng tạo, chiến dịch không chỉ tăng cường nhận diện thương hiệu mà còn gợi lên cảm xúc hoài niệm và sự quen thuộc, củng cố lòng trung thành và thu hút khách hàng mới.

Marketing truyền miệng là gì? 7 hình thức marketing truyền miệng 'kinh điển

Chiến dịch của Heinz thu hút nhiều người tham gia

3. Community Marketing - Marketing truyền miệng cộng đồng

Community marketing là chiến lược tiếp thị tập trung vào việc xây dựng và duy trì mối quan hệ với một cộng đồng người tiêu dùng có chung sở thích hoặc giá trị. Thay vì chỉ đơn thuần quảng cáo sản phẩm, các thương hiệu tập trung vào việc tạo ra một môi trường nơi người tiêu dùng có thể tương tác, chia sẻ kinh nghiệm, và hỗ trợ lẫn nhau.

Trong đó, Lego Ideas là một ví dụ điển hình về community marketing, nơi thương hiệu xây dựng một nền tảng để người tiêu dùng có thể tương tác, chia sẻ và phát triển ý tưởng. Các thành viên của cộng đồng có thể bình chọn cho các thiết kế yêu thích của mình. Những ý tưởng nhận được nhiều phiếu bầu nhất sẽ được xem xét để sản xuất thành bộ Lego chính thức. Chiến dịch này không chỉ giúp tăng cường sự gắn kết của người hâm mộ với thương hiệu mà nó còn thu hút sự chú ý của đông đảo công chúng.

Thương hiệu Lego sử dụng hình thức Community marketing

Lego Ideas xây dựng nền tảng giúp người dùng tương tác với nhau

4. Brand Blogging - Marketing truyền miệng trên trang cá nhân

Brand blogging là chiến lược tiếp thị trong đó một doanh nghiệp sử dụng blog để chia sẻ nội dung liên quan, từ đó xây dựng nhận thức về thương hiệu, tạo ra kết nối và thúc đẩy doanh số bán hàng. Blog thường chứa các bài viết, hướng dẫn, mẹo, tin tức và thông tin liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty, đồng thời cung cấp giá trị cho độc giả qua việc chia sẻ kiến thức chuyên môn.

Shopify, một nền tảng thương mại điện tử hàng đầu, duy trì một blog chuyên sâu về các chủ đề liên quan đến kinh doanh trực tuyến, tiếp thị kỹ thuật số, và thương mại điện tử. Blog này thu hút hàng triệu lượt truy cập hàng tháng, trở thành một nguồn tài nguyên quan trọng cho các doanh nhân và chủ cửa hàng trực tuyến. Chiến lược này không chỉ giúp Shopify xây dựng uy tín và tăng lượng truy cập mà còn góp phần chuyển đổi độc giả thành khách hàng tiềm năng.

Shopify xây dựng brand blogging đa dạng nội dung

Shopify xây dựng blog đa dạng nội dung

5. Evangelist Marketing - Marketing truyền giáo

Evangelist Marketing là hình thức marketing trong đó doanh nghiệp tìm ra những tình nguyện viên để quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của mình. Họ không chỉ là khách hàng hài lòng mà còn là những người có đam mê với thương hiệu, sẵn sàng chia sẻ trải nghiệm để khuyến khích mọi người cùng sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ đó.

Tesla Motors đã xây dựng một cơ sở khách hàng trung thành và nhiệt tình, trở thành ví dụ điển hình về evangelist marketing. Những người này không chỉ tiếp tục mua xe Tesla mà còn thường xuyên chia sẻ những trải nghiệm tích cực, thuyết phục nhiều người chuyển sang sử dụng xe điện Tesla. WOMM từ những tình nguyện viên này giúp Tesla giảm chi phí quảng cáo truyền thống và tập trung vào phát triển sản phẩm và công nghệ.

Evangelist Marketing - Marketing truyền giáo được sử dụng bởi Tesla Motors

Vai trò của marketing truyền miệng bằng evangelist marketing

6. Grassroots Marketing - Marketing bình dân

Marketing bình dân là hình thức marketing truyền miệng tạo lập và khuyến khích những người tình nguyện có quan tâm sâu sắc đến sản phẩm - dịch vụ hay thương hiệu của bạn trở thành những cheerleader - người cổ vũ nhiệt tình. Bạn sẽ có một đội ngũ bán hàng tự nguyện hùng hậu đầy tin cậy có thể truyền tải thông điệp marketing một cách nhanh nhẹn và linh hoạt hơn bất kỳ một phòng ban marketing nào. Môi trường thân thiện, sự gắn kết đặc biệt giữa doanh nghiệp và người tham gia là những chất xúc tác tạo ra thành công cho hình thức marketing này.

Tập đoàn Hewlett-Packard đã khuyến khích hàng ngàn cựu nhân viên của mình trở thành các đại sứ nhãn hiệu, những người bán hàng tự nguyện khi họ đã về hưu. Không ai hết, chính các cựu nhân viên này hiểu rõ cặn kẽ về sản phẩm của mình, truyền lại những kiến thức và kinh nghiệm mà họ có được khi còn làm việc tại đây cho những người khác. Đồng thời, đây cũng là một cách ứng xử “có tình có nghĩa” - một hình thức marketing truyền miệng của HP.

Tập đoàn Hewlett-Packard với hình thức Grassroots Marketing

Tập đoàn Hewlett-Packard đi đầu trong ngành công nghiệp điện tử nhờ chiến lược thông minh

7. Influencer Marketing

Đây là một hình thức marketing truyền miệng, trong đó, doanh nghiệp hợp tác với những người có tầm ảnh hưởng (Influencers) để quảng bá sản phẩm và dịch vụ. Các Influencers này thường có lượng người theo dõi lớn trên các nền tảng mạng xã hội, blog, hoặc các kênh truyền thông khác. Họ tận dụng sự ảnh hưởng của mình để giới thiệu và đề xuất sản phẩm, từ đó giúp doanh nghiệp tiếp cận đến một lượng lớn khách hàng tiềm năng. Ngoài ra, việc sử dụng micro-influencers (những người có lượng người theo dõi ít hơn nhưng có tương tác cao) sẽ trở nên phổ biến hơn vì họ thường tạo ra sự tương tác chân thật và đáng tin cậy.

Marketing truyền miệng là gì? 7 hình thức marketing truyền miệng 'kinh điển

HIEUTHUHAI cùng đôi giày Asia Sports gây bão giới trẻ

Một ví dụ điển hình cho influencer marketing là thương hiệu giày Asia Sports và nam rapper "vạn người mê" HIEUTHUHAI. Anh đã đăng tải một bức ảnh trên Instagram cá nhân khi đang diện đôi giày kẻ sọc đỏ của hãng. Ngay lập tức, bài đăng đã thu hút hàng trăm nghìn lượt yêu thích và quan tâm từ cộng đồng mạng, đặc biệt là các bạn trẻ GenZ. Mẫu giày được nam ca sĩ “lăng xê” cũng nhanh chóng cháy hàng, không chỉ tại các cửa hàng mà cả trên website chính hãng của Asia Sports. Từ đó, doanh thu cũng tăng lên đáng kể, đưa thương hiệu này trở lại đường đua trên thị trường sau một thời gian dài vắng bóng.

Tương lai của Marketing truyền miệng

Tiếp thị truyền miệng đã và đang là một công cụ mạnh mẽ trong việc xây dựng thương hiệu và thúc đẩy doanh số. Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ và thay đổi trong hành vi tiêu dùng, tương lai của marketing truyền miệng sẽ được định hình bởi một số xu hướng và công nghệ mới như:

  • Sự phát triển của AI và big data: cho phép các doanh nghiệp phân tích hành vi và sở thích của khách hàng một cách chi tiết hơn, từ đó tạo ra các chiến lược marketing truyền miệng cá nhân hóa và hiệu quả hơn. Các công cụ AI có thể theo dõi và phân tích các cuộc trò chuyện trực tuyến để xác định xu hướng và cơ hội marketing truyền miệng.
  • Mạng xã hội: Mạng xã hội sẽ tiếp tục là nền tảng chính cho marketing truyền miệng, nhưng với các tính năng mới như livestreaming, stories và nhóm cộng đồng, việc chia sẻ trải nghiệm và khuyến nghị sẽ trở nên dễ dàng và phổ biến hơn.
  • Công nghệ thực tế ảo (AR) và thực tế tăng cường (AR): VR và AR sẽ cung cấp các trải nghiệm trực quan và phong phú hơn, giúp người tiêu dùng dễ dàng chia sẻ và giới thiệu sản phẩm với bạn bè và gia đình. Các trải nghiệm mua sắm và dùng thử sản phẩm ảo sẽ thúc đẩy marketing truyền miệng trong môi trường kỹ thuật số.
  • Nội dung do người dùng tạo (User-Generated Content - UGC): UGC sẽ tiếp tục là một phần quan trọng của marketing truyền miệng. Các doanh nghiệp sẽ khuyến khích khách hàng tạo ra nội dung liên quan đến sản phẩm và dịch vụ của họ, từ đó tạo ra sự tương tác và tin cậy.

Trong tương lai, marketing truyền miệng cũng sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức như sự đa dạng của các nền tảng mạng xã hội, vấn đề tin cậy và chân thực, cạnh tranh khốc liệt, kiểm soát thông tin, thay đổi trong hành vi tiêu dùng, bảo mật và quyền riêng tư, cũng như sự tiến bộ của công nghệ. Để thành công, các doanh nghiệp cần phải thích nghi và sáng tạo trong việc áp dụng các chiến lược mới và kết hợp các công nghệ tiên tiến để tối ưu hóa tương tác với khách hàng và xây dựng thương hiệu một cách bền vững.

>>>Xem thêm: Affiliate Marketing là gì? Cách làm Affiliate Marketing cho newbie

Kết luận

Marketing truyền miệng là một trong những hình thức tiếp thị mạnh mẽ và hiệu quả nhất để xây dựng thương hiệu và tạo sự tương tác với khách hàng. Trong thời đại kỹ thuật số, khi thông tin được lan truyền nhanh chóng qua mạng xã hội và các nền tảng trực tuyến, sức mạnh của marketing truyền miệng càng trở nên rõ ràng và quan trọng hơn. Doanh nghiệp cần linh hoạt và sáng tạo trong việc sử dụng các hình thức WOMM khác nhau, kết hợp với các công nghệ tiên tiến như AI và big data để tối ưu hóa hiệu quả tiếp thị.

Hà Nguyễn / Marketing AI

Nguồn: saga.vn

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.