Hiện nay, không chỉ Việt Nam mà toàn thế giới đang chứng kiến một giai đoạn biến động mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực, sự cạnh tranh gay gắt giữa các thương hiệu cũ và thương hiệu mới nổi đã tạo nên sự đào thải khốc liệt. Và với một ma trận hỗn loạn như vậy, người tiêu dùng dễ bị choáng ngợp và thường sẽ chọn thương hiệu uy tín, quen thuộc để sử dụng. Do đó, để người tiêu dùng nhớ tới mình như một thương hiệu uy tín, doanh nghiệp cần nhận định nhiệm vụ truyền thông thương hiệu doanh nghiệp (Corporate Branding là gì) là bức thiết trong bối cảnh này. Với một hình ảnh thương hiệu uy tín và ấn tượng, cộng đồng sẽ có cái nhìn và hình dung nhất quán về thương hiệu trên mọi phương diện, từ đó đem lại nhiều lợi ích to lớn cho doanh nghiệp.
Corporate Branding là gì?
Corporate Branding hay còn gọi là truyền thông thương hiệu doanh nghiệp. Thương hiệu doanh nghiệp là một thuật ngữ toàn diện bao gồm tất cả các vấn đề về Marketing của một công ty chuyên nghiệp và sự liên kết của chúng với nhau. Theo một cách tinh vi hơn, chúng ta có thể nói rằng một thương hiệu doanh nghiệp là một triết lý hoặc giá trị cốt lõi của một doanh nghiệp, được đặt thành một chủ đề. Truyền thông thương hiệu doanh nghiệp là cách một tập đoàn thể hiện bản thân với thế giới và với nhân viên của mình.
Thương hiệu doanh nghiệp có liên quan tới việc quảng bá thương hiệu của một thực thể công ty, khác với quảng bá thương hiệu của một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể. Các hoạt động và suy nghĩ đi vào thương hiệu doanh nghiệp khác với thương hiệu sản phẩm và dịch vụ bởi vì phạm vi của một thương hiệu công ty thường rộng hơn nhiều. Mặc dù truyền thông thương hiệu doanh nghiệp là một hoạt động khác biệt với truyền thông thương hiệu sản phẩm hoặc dịch vụ, những hình thức thương hiệu khác nhau này có thể diễn ra song song trong một tập đoàn nhất định.
Là một nhà lãnh đạo, nhiệm vụ định hướng phát triển cho toàn công ty là tối quan trọng. Các nhân viên, đối tác, khách hàng và tất cả các bên liên quan khác đều đóng vai trò quan trọng trong việc định hình hình ảnh của một thương hiệu; một thương hiệu là sự phản ánh của tất cả các cá nhân trực tiếp hoặc gián tiếp gắn liền với nó. Tất cả các công ty thành công đều sử dụng logo, slogan hoặc biểu tượng đại diện cho sản phẩm hoặc dịch vụ của họ. Đây có thể là hình thức của lời hứa, của truyền thống và bản sắc doanh nghiệp.
Ví dụ: Điều gì đến với tâm trí của chúng ta khi chúng ta thấy logo của Apple? Chúng ta có thể kể ra các yếu tố liên quan đến thương hiệu ngay lập tức như: giá cao, điện thoại đắt tiền, máy tính nhanh, sự đổi mới, tính nhất quán, Steve Jobs, v.v ... Apple chỉ xây dựng một logo đơn giản không có chữ cái giải thích bất cứ thứ gì về thương hiệu, thế nhưng làm thế nào mà công ty Apple có thể xây dựng một ấn tượng mạnh mẽ như vậy trong tâm trí của hàng triệu khách hàng trên toàn cầu? Một điều chúng ta có thể nói chắc chắn đó là tính nhất quán về truyền thông thương hiệu doanh nghiệp.
Tầm quan trọng của truyền thông thương hiệu doanh nghiệp
Đến đây chắc bạn sẽ hiểu hơn được về Corporate Branding là gì? Chính khách hàng và công chúng sẽ ‘‘định vị’’ thương hiệu của doanh nghiệp trong tâm trí và trái tim của họ. Với sự phát triển của xã hội, công nghệ, marketing cũng thay đổi qua các giai đoạn phổ biến: 1.0, 2.0, 3.0, 4.0 với sự chuyển dịch trọng tâm từ sản phẩm tới khách hàng, từ giá trị sản phẩm phát triển thành nhu cầu về giá trị xã hội của doanh nghiệp.
Những hoạt động cộng đồng và hoạt động nhân văn chính là xu hướng truyền thông thương hiệu hiện đại và hiệu quả khi bắn một mũi tên trúng tới nhiều đích. Một mặt, doanh nghiệp vừa thể hiện được trách nhiệm với cộng đồng, vừa thể hiện tiềm lực tài chính/sản xuất, vừa truyền đạt tới người tiêu dùng thái độ, triết lý, tính cách và hành động riêng có của doanh nghiệp.
Về phía công chúng, họ mong muốn thương hiệu “giữ vững lời hứa” của mình và mời người tiêu dùng cùng tham gia vào những vấn đề khác, không chỉ trong mối “quan hệ giao dịch”. Khi họ thấy một thương hiệu đến gần hơn với mình, họ sẵn sàng ủng hộ thương hiệu đó, bảo vệ nó trước những lời chỉ trích, chia sẻ thông tin cá nhân cũng như mua hàng từ thương hiệu.
“Philip Kotler cho rằng mục tiêu cuối cùng của công tác Marketing là phải chiếm được tâm trí, con tim và linh hồn của khách hàng (customer’s mind, heart and soul).”
Truyền thông thương hiệu doanh nghiệp qua các điểm chạm công chúng
Thương hiệu doanh nghiệp có ảnh hưởng đến nhiều bên liên quan (ví dụ: khách hàng. nhân viên, nhà đầu tư, người làm chính sách,…) Truyền thông thương hiệu công ty thành công thường bắt nguồn từ sự gắn kết chặt chẽ giữa những gì ban lãnh đạo công ty tìm cách thực hiện (tầm nhìn chiến lược của họ), những gì nhân viên của công ty biết và tin tưởng (dựa vào văn hóa tổ chức của nó) và cách các bên liên quan cảm nhận công ty (cảm nhận của họ về công ty).
Thương hiệu tương tác với công chúng qua nhiều điểm chạm là các biểu hiện hiện tích cực hoặc tiêu cực, tác động đến từ nhiều khía cạnh của các công ty như:
- Điểm chạm với khách hàng: logo, dịch vụ khách hàng, mẫu mã bao bì, quảng cáo, chất lượng sản phẩm, dịch vụ phân phối,…
- Điểm chạm với nhân viên: bản sắc và văn hóa doanh nghiệp, cơ hội việc làm,…
- Điểm chạm với nhà đầu tư: báo cáo tài chính, các bài phân tích KQKD, ĐHCĐ thường niên, thông tin giải thưởng, cập nhật dây chuyền sản xuất, chiến lược định hướng phát triển, tinh thần hay năng lực của lãnh đạo,…
- Điểm chạm với chính phủ: các hoạt động cộng đồng, chính sách làm việc, văn hóa nội bộ, đãi ngộ nhân viên,...
Bất kỳ điểm nào mà công chúng tiếp xúc với một thương hiệu cụ thể sẽ có thể ảnh hưởng đến nhận thức về thương hiệu công ty.
>> Có thể bạn quan tâm: Khái niệm Branding
Kết luận
Corporate branding là gì? hay truyền thông thương hiệu doanh nghiệp nếu làm tốt và bài bản sẽ là khoản đầu tư sinh lời với nhiều mục đích và lợi ích khác nhau hướng tới từng đối tượng cụ thể tiếp xúc với doanh nghiệp. Mục tiêu của làm thương hiệu không phải là tăng doanh số, tăng số lượng sản phẩm bán được mà là tăng sự yêu thích, sự yêu thương và tin tương của khách hàng với thương hiệu.
Những lợi ích này sẽ bị bỏ qua và doanh nghiệp sẽ bị bỏ lại phía sau nếu không thực hiện những hoạt động truyền thông thương hiệu doanh nghiệp cần thiết. Cùng đón đọc số tiếp theo trong loạt bài về Corporate Branding của VCCorp. Trong số tiếp theo, chúng tôi sẽ đề cập chi tiết hơn những lợi ích mà Corporate Branding có thể đem lại cho doanh nghiệp.
Quý khách hàng cần tư vấn hoặc có nhu cầu tìm hiểu thêm về Corporate Branding có thể liên hệ qua thông tin dưới đây:
Admicro Corporate Branding Team
Email: corporate@admicro.vn
SĐT: 094 209 9966
Website: https://marketingai.vn/
Địa chỉ: Tầng 20, Center Building Hapulico Complex, Số 1 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, HN
Bình luận của bạn