cover

Branding là gì? Những điều bạn cần biết về branding

10 Thg 08

Branding là một trong những khía cạnh quan trọng nhất của mọi doanh nghiệp, lớn hay nhỏ, bán lẻ hay B2B. Một chiến lược thương hiệu hiệu quả mang lại cho bạn một lợi thế lớn trong thị trường ngày càng cạnh tranh. Nhưng chính xác thì branding là gì? Nó ảnh hưởng như thế nào tới doanh nghiệp?

Branding là gì?

Branding là các hoạt động liên quan tới xây dựng và quản lý hình ảnh thương hiệu, từ đó định vị những giá trị và nhận thức trong tâm trí khách hàng. Nó bao gồm phát triển chiến lược định vị thương hiệu, tạo ra một bộ nhận diện thương hiệu độc nhất và truyền tải thông điệp nhất quán của thương hiệu đó thông qua các kênh tiếp thị và truyền thông khác nhau.

Branding là gì

Branding có nghĩa là xây dựng hình ảnh, nhận thức của thương hiệu trong tâm trí khách hàng

3 Yếu tố quan trọng trong branding

Một số yếu tố quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu bao gồm:

  • Brand Positoning (Định vị thương hiệu): Đây là cách thương hiệu xác định vị trí của mình trên thị trường và trong tâm trí khách hàng. Một định vị rõ ràng giúp thu hút đúng khách hàng mục tiêu, xây dựng lòng trung trành và nổi bật sự khác biệt so với đối thủ.
  • Brand Values (Giá trị cốt lõi của thương hiệu) : Những giá trị cốt lõi giúp kết nối cảm xúc giữa thương hiệu với khách hàng
  • Brand Indentity (Nhận diện thương hiệu): Gồm logo, slogan, âm thanh, màu sắc và thậm chí là cả mùi hương, giúp khách hàng nhận diện và ghi nhớ thương hiệu.

Làm branding là làm gì?

Làm branding là bao gồm tất cả các hoạt động từ nghiên cứu thị trường, thiết kế nhận diện thương hiệu, đến chiến lược tiếp thị. Làm branding đòi hỏi sự sáng tạo và kiên định để tạo nên một hình ảnh thương hiệu nhất quán và mạnh mẽ trên thị trường. Do đó, để làm branding thành công, doanh nghiệp cần trả lời được những câu hỏi cơ bản: Sứ mệnh của doanh nghiệp là gì? Lợi ích và tính năng sản phẩm là gì? Khách hàng nghĩ gì về doanh nghiệp? Điều gì khiến họ gắn bó?

Phân biệt Brand, Branding và Brand Indentity

Brand (Thương hiệu)

Brand hay thương hiệu là cách khách hàng cảm nhận, nghĩ về và liên tưởng đến doanh nghiệp khi nhắc tới sản phẩm/dịch vụ nào đó. Nó bao gồm tất cả những yếu tố hữu hình (logo thương hiệu, sản phẩm) và vô hình (cảm xúc, giá trị, sự uy tín, danh tiếng)

Branding (Xây dựng thương hiệu)

Branding là quá trình xây dựng và quản lý thương hiệu. Đây là tập hợp các hoạt động cụ thể mà doanh nghiệp thực hiện để tạo ra và duy trì hình ảnh, nhận diện, cảm nhận của thương hiệu trong tâm trí khách hàng. Branding không chỉ dừng lại ở việc tạo ra logo hay slogan, mà còn bao gồm việc triển khai chiến lược tiếp thị, quan hệ công chúng, thiết kế trải nghiệm người dùng cũng như tất cả các hình thức giao tiếp khác với khách hàng. Mục tiêu của branding là tạo ra một hình ảnh thương hiệu nhất quán và mạnh mẽ, giúp thương hiệu nổi bật và dễ nhận diện trên thị trường.

Brand Identity (Nhận diện thương hiệu)

Brand Identity là tập hợp các yếu tố thị giác và phi thị giác như logo, màu sắc, kiểu chữ, biểu tượng, bao bì sản phẩm, âm thanh, mùi hương đặc trưng... Bộ nhận diện thương hiệu giúp khách hàng nhận ra thương hiệu của bạn ngay lập tức khi ở cạnh các đối thủ cạnh tranh. Nếu Branding là cách doanh nghiệp xây dựng hình ảnh thương hiệu thì Brand Identity chính là những công cụ cụ thể được sử dụng để thể hiện hình ảnh đó.

Branding là gì? Những điều bạn cần biết về branding- Ảnh 2.

Logo, màu sắc, âm thanh, mùi hương đặc trưng... chính là Brand Identity

Tầm quan trọng của Branding

Việc xây dựng thương hiệu mạnh mẽ mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho cả doanh nghiệp, khách hàng, và người tiêu dùng, cụ thể:

Đối với doanh nghiệp: Branding giúp doanh nghiệp xây dựng uy tín và hình ảnh đáng tin cậy trong mắt khách hàng, cùng với đó là tạo ra sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh trên thị trường và giúp doanh nghiệp định vị được thương hiệu cũng như giá trị sản phẩm/dịch vụ của mình. 

Đối với khách hàng: Branding giúp cho branding giúp khách hàng dễ dàng hơn trong việc ra quyết định mua sắm. Một thương hiệu với thông điệp rõ ràng và nhận diện thương hiệu mạnh sẽ giúp khách hàng nhanh chóng nhận biết, lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình mà không cần phải so sánh quá nhiều.

Tầm quan trọng của branding

Branding giúp người tiêu dùng dễ đưa ra quyết định hơn

5 bước quan trọng trong quy trình xây dựng thương hiệu

Để triển khai chiến lược branding hiệu quả, doanh nghiệp có thể tham khảo quy trình xây dựng thương hiệu chi tiết dưới đây:

Bước 1: Nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu thị trường giúp doanh nghiệp hiểu rõ đối thủ cạnh tranh, xác định khách hàng mục tiêu và nắm bắt các xu hướng thị trường. Đây là nền tảng để xây dựng chiến lược thương hiệu hiệu quả, đảm bảo thương hiệu phù hợp với nhu cầu và mong đợi của thị trường.

Bước 2: Xác định giá trị cốt lõi

Doanh nghiệp cần xác định rõ sứ mệnh, tầm nhìn và các giá trị cốt lõi của thương hiệu. Những yếu tố này sẽ định hình thông điệp thương hiệu, tạo nên sự nhất quán và giúp thương hiệu giao tiếp hiệu quả với khách hàng.

Bước 3: Thiết kế nhận diện thương hiệu

Thiết kế nhận diện thương hiệu bao gồm việc tạo ra logo, lựa chọn màu sắc, kiểu chữ, phát triển các yếu tố thị giác khác. Nhận diện thương hiệu cần đồng bộ và ấn tượng để giúp thương hiệu dễ dàng được nhận biết và ghi nhớ.

Bước 4: Triển khai chiến lược phát triển thương hiệu

Doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch truyền thông, triển khai các chiến dịch tiếp thị và quảng cáo, đồng thời duy trì mối quan hệ khách hàng. Những hoạt động này giúp thương hiệu tiếp cận khách hàng mục tiêu và xây dựng lòng trung thành.

Bước 5: Đánh giá và điều chỉnh

Liên tục theo dõi, đánh giá hiệu quả branding, và thu thập phản hồi khách hàng để điều chỉnh chiến lược. Việc này đảm bảo thương hiệu luôn cải thiện và thích ứng với những thay đổi của thị trường.

Các xu hướng branding hiện nay

Trước những thay đổi nhanh chóng của công nghệ, các thương hiệu cần nắm bắt những xu hướng xây dựng thương hiệu mới nhất để củng cố vị thế của mình trên thị trường cạnh tranh.

Tạo dựng thương hiệu trên mạng xã hội

Trong thời đại kỹ thuật số, mạng xã hội đã trở thành một công cụ mạnh mẽ giúp các thương hiệu tiếp cận và tương tác trực tiếp với khách hàng. Các nền tảng như Instagram, Facebook, TikTok,... không chỉ là kênh quảng bá mà còn là nơi để thương hiệu xây dựng mối quan hệ và lòng trung thành với khách hàng. Theo một báo cáo của Sprout Social năm 2023, 64% người tiêu dùng mong muốn các thương hiệu tương tác với họ trên mạng xã hội và 78% sẵn sàng mua sản phẩm từ những thương hiệu có sự hiện diện tích cực trên các nền tảng này.

Xu hướng branding - Branding trên mạng xã hội

Branding trên mạng xã hội là phương pháp hiệu quả giúp tiếp cận khách hàng dễ dàng hơn

Xây dựng thương hiệu có trách nhiệm

Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến trách nhiệm xã hội và môi trường của các thương hiệu. Việc xây dựng thương hiệu có trách nhiệm không chỉ giúp doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng mà còn tạo ra sự khác biệt trong thị trường. Theo Nielsen, 73% người tiêu dùng toàn cầu cho biết họ sẵn sàng thay đổi thói quen tiêu dùng để giảm thiểu tác động môi trường hay 66% sẵn sàng trả giá cao hơn cho các sản phẩm từ thương hiệu có cam kết về trách nhiệm xã hội.

Trải nghiệm thương hiệu sống động qua thực tế ảo

Thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR) đang mở ra kỷ nguyên mới cho trải nghiệm thương hiệu. Những công nghệ này cho phép người tiêu dùng trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ một cách sống động, thực tế mà không cần đến tận nơi. Theo báo cáo của Statista, thị trường VR toàn cầu dự kiến đạt 44,7 tỷ USD vào năm 2024, chứng tỏ sự phát triển mạnh mẽ và tiềm năng to lớn của công nghệ này trong việc xây dựng thương hiệu.

Đơn giản hóa hình ảnh logo thương hiệu

Các thương hiệu đang hướng tới việc đơn giản hóa logo nhằm tăng khả năng nhận diện và phù hợp với xu hướng thiết kế tối giản. Điều này không chỉ giúp logo dễ dàng được nhận biết trên các nền tảng kỹ thuật số mà còn tạo ra sự hiện đại, tinh tế hơn. Một nghiên cứu từ The Branding Journal chỉ ra rằng các logo đơn giản và tối giản có khả năng ghi nhớ cao hơn 13% so với những logo phức tạp.

Nhân cách hóa thương hiệu

Nhân cách hóa thương hiệu là xu hướng đang ngày càng phổ biến, theo đó các thương hiệu sẽ xây dựng tính cách, giọng điệu và câu chuyện như một con người thực sự. Điều này giúp tạo ra sự kết nối cảm xúc mạnh mẽ hơn với khách hàng. Theo một nghiên cứu của Harvard Business Review, những thương hiệu có tính cách rõ ràng và nhân cách hóa thường có khả năng tạo ra sự gắn kết cao hơn 20% và lòng trung thành từ khách hàng cũng tăng lên đáng kể.

3 Case study về xây dựng thương hiệu thành công 

Nếu bạn vẫn đang trong quá trình “ấp ủ” kế hoạch branding nhưng chưa biết bắt đầu thế nào thì hãy lấy ý tưởng từ 3 case study định vị thương hiệu thành công bậc nhất hiện nay nhé:

Apple: Từ sản phẩm đến phong cách sống

Apple là một trong những ví dụ điển hình về việc xây dựng thương hiệu thành công trên toàn cầu. Bắt đầu từ những sản phẩm công nghệ với thiết kế tinh tế, hiệu năng vượt trội, Apple đã mở rộng thương hiệu của mình thành một phong cách sống. Người dùng không chỉ mua sản phẩm mà còn trải nghiệm một giá trị đặc biệt mà thương hiệu này mang lại.

Case study về xây dựng thương hiệu thành công - Apple

Apple luôn là thương hiệu công nghệ "sang-xịn-mịn" trong mắt người tiêu dùng

Yếu tố cốt lõi trong chiến lược branding của Apple là sự đơn giản, tinh tế và sự tập trung cao độ vào trải nghiệm người dùng. Các sản phẩm của Apple luôn được thiết kế để tạo cảm giác "độc quyền" và "sang trọng," điều này đã giúp họ xây dựng một cộng đồng khách hàng trung thành. Theo Forbes, Apple đã liên tục nằm trong danh sách các thương hiệu giá trị nhất thế giới với giá trị thương hiệu ước tính đạt 241,2 tỷ USD vào năm 2023 .

Nike: Thương hiệu của sức mạnh và cảm hứng

Nike là một ví dụ xuất sắc về việc xây dựng thương hiệu dựa trên cảm hứng và sự kết nối cảm xúc với khách hàng. Slogan "Just Do It" không chỉ đơn thuần là một câu khẩu hiệu mà đã trở thành lời kêu gọi hành động mạnh mẽ, thúc đẩy người tiêu dùng vượt qua giới hạn của bản thân. Nike đã thành công trong việc tạo ra một hình ảnh thương hiệu đại diện cho sức mạnh, sự bền bỉ và chiến thắng.

Case study về xây dựng thương hiệu thành công - Nike

Nike xây dựng các câu chuyện truyền cảm hứng từ các vận động viên nổi tiếng

Chiến lược tiếp thị của Nike không chỉ tập trung vào các sản phẩm thể thao mà còn kể những câu chuyện đầy cảm hứng thông qua các vận động viên nổi tiếng và chiến dịch tiếp thị xã hội. Nhờ đó, Nike đã trở thành một biểu tượng toàn cầu với giá trị thương hiệu ước tính đạt 46,3 tỷ USD vào năm 2023.

Coca-Cola: Di sản thương hiệu bền vững

Coca-Cola là một trong những thương hiệu có lịch sử lâu đời nhất và cũng là một trong những ví dụ điển hình về sự bền vững của thương hiệu. Được thành lập vào năm 1886, Coca-Cola đã xây dựng một thương hiệu mạnh mẽ thông qua chiến lược quảng cáo sáng tạo cùng thông điệp về sự tươi mát, hạnh phúc.

Case study về xây dựng thương hiệu thành công - Coca Cola

Coca truyền tải thông điệp yêu thương trong những dịp đoàn viên gia đình

Coca-Cola đã rất thành công trong việc gắn liền thương hiệu của mình với các khoảnh khắc vui vẻ, đặc biệt là trong các dịp lễ hội. Hình ảnh của Coca-Cola cùng với ông già Noel trong các chiến dịch quảng cáo đã trở thành biểu tượng không thể thiếu trong mỗi mùa Giáng sinh. Với sự nhất quán trong thông điệp và chiến lược tiếp thị, Coca-Cola đã duy trì vị trí dẫn đầu trong ngành công nghiệp nước giải khát toàn cầu.

>>> Bài viết liên quan: Rebranding là gì? Bí quyết thay đổi diện mạo thương hiệu để bứt phá trên thị trường

Kết

Như vậy trên đây MarketingAI đã chia sẻ cho bạn đọc về những điều cơ bản xoay quanh câu hỏi Branding là gì. Hy vọng bài viết trên đây sẽ là thông tin hữu ích dành cho các bạn đọc. Bên cạnh việc giải đáp thắc mắc cho bạn đọc về câu hỏi Branding là gì, các bạn đọc cũng có thể tham khảo thêm những kiến thức về Marketing và nhiều lĩnh vực khác trên trang web của chúng tôi. Cảm ơn các bạn!

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.