- Giới thiệu tổng quan về Saigontourist
- Phân tích tổng quan về thị trường du lịch tại Việt Nam
- Tổng quan thị trường ngành du lịch Việt Nam
- Khách hàng mục tiêu của Saigontourist
- Đối thủ cạnh tranh của Saigontourist
- Ma trận SWOT của công ty du lịch Saigontourist
- Điểm mạnh
- Điểm yếu
- Cơ hội
- Thách thức
- Chiến lược Marketing của Saigontourist
- Chiến lược sản phẩm của Saigontourist
- Giá cả
- Phân phối
- Chiến lược xúc tiến của Saigontourist
Bằng cách ứng dụng các chiến lược xúc tiến thông minh, linh hoạt, Saigontourist đã khai thác được trọn vẹn các thế mạnh của mình, để lại trong lòng công chúng những ấn tượng khó phai. Cụ thể, hãy cùng MarketingAI đi sâu vào phân tích những chiến lược marketing của Saigontourist nhé!
Giới thiệu tổng quan về Saigontourist
Công ty du lịch Saigontourist được chính thức thành lập vào năm 1975 dưới tên gọi Công ty Du lịch Sài Gòn. Đây là một trong những công ty hàng đầu về lĩnh vực du lịch và lữ hành tại Việt Nam, hoạt động ở nhiều các lĩnh vực như: vận tải hành khách, dịch vụ lưu trú, dịch vụ nhà hàng, bất động sản, thương mại, giải trí và cả giáo dục.
Với những hướng đi đúng đắn, ứng dụng các chiến lược kinh doanh thông minh, trong suốt nhiều năm Saigontourist đã và đang giữ vững vị thế top đầu, được trao tặng những giải thưởng danh giá như “Thương hiệu du lịch hàng đầu Việt Nam” và “Doanh nghiệp dịch vụ hàng đầu Việt Nam”.
Phân tích tổng quan về thị trường du lịch tại Việt Nam
Tổng quan thị trường ngành du lịch Việt Nam
Mặc dù chịu nhiều sức ép từ các điều kiện ngoại cảnh như tình hình thế giới phức tạp, nền kinh tế chưa phục hồi nhưng ngành du lịch Việt Nam vẫn có nhiều điểm khởi sắc.
Chỉ tính riêng thị trường trong nước, tổng kết năm 2023 du lịch Việt đã đón tới 12,6 triệu lượt khách quốc tế, vượt xa con số kỳ vọng lên tới 57% so với mục tiêu đã đề ra.
Con số khách nội địa cũng liên tục tăng cao, đạt 108 triệu lượt, vượt 6% so với kế hoạch năm 2023. Ước tính tổng thu từ du lịch năm 2023 đạt 678 nghìn tỷ đồng, tăng 4,3% so với kế hoạch.
Cũng theo dữ liệu công bố ngày 30/8/2023 của Google Search (được đo bằng mức độ tìm kiếm liên quan đến vé máy bay, lưu trú), nhu cầu du lịch nước ngoài của người Việt tăng mạnh lên tới 163% trong quý 2/2023, vượt xa so với thời kỳ trước đại dịch - năm 2019.
Con số này đồng thời cũng đưa Việt Nam trở thành nước có mức tăng trưởng cao nhất trong khu vực về du lịch nước ngoài.
Chính những điểm thuận lợi này từ thị trường đã tạo cơ hội cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực lữ hành như Saigontourist có thể tập trung khai thác những thế mạnh của mình, kết hợp với các chiến dịch kinh doanh toàn diện, từ đó đạt được những thành tích ấn tượng về doanh thu.
Trong đó, chiến lược marketing của Saigontourist được đánh giá cao bởi sự linh hoạt, triển khai đồng bộ trên mọi phương diện, ứng dụng tốt các tiềm lực có sẵn, đồng thời khắc chế được một vài đểm yếu vẫn còn tồn tại. Những chiến lược này không chỉ mang về cho Saigontourist danh tiếng, hơn hết đó là sự tăng trưởng vượt trội về doanh thu và tầm ảnh hưởng.
Khách hàng mục tiêu của Saigontourist
Nhìn chung đối tượng khách hàng của Saigontourist khá đa dạng, phủ rộng trên nhiều độ tuổi, giới tính và ở nhiều vị trí địa lý khác nhau. Tuy nhiên, khách hàng mục tiêu được đơn vị này nhắm đến chủ yếu là nhóm có những đặc điểm sau:
- Độ tuổi: Nhóm khách hàng có độ tuổi từ 18 tuổi trở lên:
- Mức thu nhập từ trung bình thấp: Từ 5 triệu đồng/tháng.
- Xu hướng hành vi: Thích du lịch, ưa khám phá các vùng đất mới.
- Nhu cầu: Mong muốn trải nghiệm các sản phẩm du lịch chất lượng, có giá thành phải chăng.
Đối thủ cạnh tranh của Saigontourist
Với dư địa thị trường rộng lớn và đẩy tiềm năng như Việt Nam, không khó để bắt gặp các đối thủ của Saigontourist. Một số đối thủ của thương hiệu này có thể kể đến như:
- Vietravel: Vietravel được thành năm năm 1995, hoạt động chính trong lĩnh vực du lịch trong quốc và quốc tế, vận tải hành khách và cung cấp các dịch vụ lưu trú, nhà hàng,... Đây là thương hiệu dịch vụ du lịch uy tín được đánh giá cao bởi nhiều du khách trong nước và quốc tế, sở hữu mạng lưới chi nhanh, văn phòng đại diện trải rộng khắp ba miền.
- BenThanhTourist: Công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch Bến Thành (BenThanh Tourist) được thành lập năm 1989 với đa dạng các loại hình sản phẩm như tour du lịch trong nước và quốc tế, tour MICE, vận chuyển du lịch, nhà hàng - khách sạn, cao ốc văn phòng, thương mại,... BenThanh Tourist được đánh giá là một trong những đối thủ “nặng ký” trong chiến lược marketing của công ty du lịch Saigontourist, ảnh hưởng lớn tới các sách lược của đơn vị này.
- HanoiTourist: Tên cũ là Công ty Du lịch Hà Nội được thành lập từ năm 1963, HanoiTourist là một trong số ít các đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Saigontourist tại khu vực phía Bắc. Hoạt động chủ chốt trong các lĩnh vực kinh doanh lữ hành quốc tế, khách sạn, nhà hàng, vận chuyển, xuất khẩu lao động,...mỗi bước đi của Hanoitourist có tác động rất lớn đến chiến lược xúc tiến của Saigontourist qua mỗi thời kỳ. Sự cạnh tranh đến từ hai đơn vị cũng như sự lớn dần lên về quy mô của cả hai là phản ánh rõ nét nhất cho sự lớn mạnh của ngành du lịch Việt.
Các đối thủ này không chỉ cạnh tranh trực tiếp với Saigontourist về chất lượng sản phẩm và dịch vụ mà trong lĩnh vực xúc tiến, họ cũng có sự cạnh tranh khá gay gắt.
Có thể nhận định sự đối đầu này chính là thách thức đồng thời cũng là cơ hội để Saigontourist đẩy mạnh các hoạt động marketing của công ty du lịch vị thế hàng đầu, khẳng định tên tuổi và tầm ảnh hưởng tới nhiều khách hàng.
>>> Có thể bạn quan tâm: Chiến lược marketing của Coca Cola
Ma trận SWOT của công ty du lịch Saigontourist
Chiến lược marketing của Saigontourist được xây dựng dựa trên những đánh giá tổng quan theo ma trận SWOT bao gồm: điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức thị trường tạo ra:
Điểm mạnh
- Thương hiệu danh tiếng, uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực du lịch.
- Chất lượng nhân sự cao, sở hữu đội ngũ nhân sự mạnh, giàu chuyên môn.
- Tiềm lực tài chính tốt, khả năng xoay vòng vốn linh hoạt.
- Sở hữu mạng lưới đối tác rộng lớn, bao gồm nhà hàng - khách sạn, các đơn vị vận tải, cung cấp dịch vụ lưu trú,... Trong đó, Saigontourist hiện được biết đến là tập đoàn du lịch top đầu tại Việt Nam với hệ thống lên tới hơn 100 khách sạn, resort, nhà hàng, khu vui chơi giải trí.
- Đội ngũ nhân sự hùng hậu lên tới 17.000 người và có hơn 25 chi nhánh, văn phòng giao dịch trên toàn quốc.
- Chiến lược marketing của Saigontourist được vận dụng khá linh hoạt, khai thác tốt những thế mạnh và cơ hội sẵn có.
- Đa dạng gói sản phẩm và dịch vụ du lịch khác nhau.
Điểm yếu
- Tệp khách hàng chưa thực sự đa dạng.
- Chất lượng phục vụ thiếu sự đồng đều, chịu ảnh hưởng lớn từ phía các bên đối tác, nhà cung cấp.
- Chưa thực sự toàn diện về gói dịch vụ, lượng đối tác nước ngoài còn thấp.
- Đầu tư thiếu hiệu quả ở một số hạng mục.
Cơ hội
- Tiềm năng du lịch tại Việt Nam rất lớn, bao gồm cả du lịch trong nước và quốc tế. Chỉ tính riêng thị trường trong nước, Việt Nam được đánh giá là “mảnh đất vàng” của ngành du lịch khi sở hữu tới hơn 4000 di tích và thẳng cảnh, 125 bãi tắm đẹp, 30 vườn quốc gia và nhiều bảng tàng di tích lịch sử.
- Đối với du lịch trong nước, Saigontourist hoàn toàn có thể khai thác và mở rộng tệp khách hàng của mình nhờ lợi thế nhiều cảnh quan, điểm đến đẹp, chất lượng dịch vụ ngày càng cải thiện.
- Đối với du lịch quốc tế, lượng khách du lịch nước ngoài đến với Việt Nam đang ngày càng tăng mạnh qua mỗi năm.
- Đối với du lịch nước ngoài, khách hàng Việt Nam đang có sự quan tâm nhiều hơn đến du lịch nước ngoài, sẵn sàng chi trả cho các đơn vị cung cấp dịch vụ chất lượng.
- Nền kinh tế đang có dấu hiệu phục hồi khá tốt, đà tăng trưởng mạnh.
- Ngoài ra với lợi thế môi trường chính trị ổn định, du khách khi đến Việt Nam cũng cảm thấy an tâm hơn.
- Việt Nam cũng nằm trong các nước đón sóng đầu tư mạnh mẽ vào lĩnh vực du lịch. Trong đó, có hàng loạt các khách sạn, nhà hàng, khu nghỉ dưỡng được xây dựng lên ở nhiều điểm du lịch nổi tiếng.
- Công nghệ thông tin phát triển cũng góp phần giúp du khách có thể dễ dàng tiếp nhận các thông tin liên quan đến tour du lịch, giá vé,... Đồng thời phương thức đặt phòng, đặt vé máy bay cũng được tối ưu hóa, trở nên đơn giản hơn bao giờ hết.
Thách thức
- Ảnh hưởng từ suy thoái kinh tế còn dai dẳng, khó lường trước các diễn biến.
- Áp lực lớn từ phía các đối thủ cạnh tranh, song song trên cả hai khía cạnh là kinh doanh và tiếp thị. Đây cũng là lý do vì sao các chiến lược marketing của công ty du lịch Saigontourist luôn không ngừng được đổi mới để bắt kịp xu hướng của thời đại.
- Gián đoạn một số tour do tình hình chính trị bất ổn.
- Tình trạng biến đổi khí hậu có thể gây tác động đến lịch trình một số tour trong năm.
- Các chính sách hỗ trợ từ phía Chính phủ chưa thực sự toàn diện, thiếu sự đồng bộ giữa các cấp, làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực thi các chính sách về du lịch.
- Vị thế ngành du lịch Việt còn khá yếu so với các đối thủ lớn trên thị trường quốc tế - độ nhận diện quốc tế còn thấp.
- Chất lượng nhân lực chưa thực sự đồng đều: thiếu ngoại ngữ, thiếu kỹ năng phục vụ,.... Trong đó, thái độ phục vụ là “nỗi đau” nhiều đơn vị làm du lịch vẫn chưa thể khắc phục hoàn toàn.
- Thái độ và cách làm du lịch của người dân địa phương khiến cho đánh giá chất lượng du lịch Việt bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đặc biệt với các vấn nạn chặt chém khách du lịch, ép giá khi mua hàng, đặt phòng,...
>>> Có thể bạn quan tâm: Chiến lược marketing của Acecook có gì đặc biệt? Bật mí bí kíp thành công của Acecook
Chiến lược Marketing của Saigontourist
Chiến lược sản phẩm của Saigontourist
Đối với một công ty chuyên về du lịch - dịch vụ như Saigontourist, sản phẩm luôn là yếu tố cốt lõi, được đầu tư và phát triển mạnh mẽ nhất.
Trong đó, chiến lược sản phẩm của Saigontourist triển khai theo hướng đa chiều, khai thác từ yếu tố cốt lõi, gia trị thực, tính năng cường đến các yếu tố tiềm năng:
- Sản phẩm cốt lõi: Saigontourist tập trung xây dựng các gói sản phẩm - dịch vụ du lịch tối ưu về mặt giá thành, nhưng vẫn được đảm bảo về chất lượng, khẳng định vị thế dẫn đầu trong ngành du lịch.
- Sản phẩm hiện thực: Saigontourist đưa ra các chiến lược marketing về sản phẩm với đầy đủ các thế mạnh: chất lượng đảm bảo, đa dạng điểm đến, hành trình chính xác (bám sát theo đúng những thông tin về thời gian, địa điểm đã được quảng cáo). Hơn hết, chính là sự an toàn, đảm bảo mọi quyền lợi cho khách hàng nếu trong trường hợp không may phát sinh sự cố (bao gồm phí bảo hiểm du lịch).
- Sản phẩm tăng cường: Song song với các giá trị “cơ bản” cần có, Saigontourist cũng đẩy mạnh việc triển khai các giá trị tăng cường trong các gói sản phẩm của mình. Trong đó, bao hàm các dịch vụ như: chăm sóc khách hàng, tư vấn sau bán, dịch vụ bảo hiểm,... Đây cũng là yếu tố chủ chốt được đề cao trong các kế hoạch marketing của Saigontourist, giúp đưa về lượng lớn khách hàng mới và khai thác lại nhóm khách hàng hiện có.
- Sản phẩm tiềm năng: Ngoài ra, trong chiến lược marketing của Saigontourist về sản phẩm, các yếu tố tiềm năng cũng được khai thác triệt để. Công ty đã cho xây dựng những tour du lịch tự túc, được thiết kế linh hoạt theo mong muốn về điểm đến, thời gian khởi hành và những dịch vụ muốn được trải nghiệm của khách hàng. Trong đó, chiến lược marketing của công ty này tập trung mạnh vào việc nâng cao chất lượng dịch vụ, cung cấp các tour nghỉ tại khách sạn 4 - 5 sao, tham quan các điểm đến độc đáo mới hơn. Hơn hết, giá dịch vụ vẫn giữ nguyên, không tăng quá nhiều so với các tour thông thường.
Giá cả
Giá cả luôn là yếu tố được quan tâm hàng đầu trong chiến lược marketing của Saigontourist. Và để làm hài lòng khách hàng cũng như gia tăng lợi thế cạnh tranh, công ty đã cho xây dựng bảng giá dịch vụ tối ưu trên nhiều phương diện:
- Đảm bảo tính tiết kiệm: Các tour du lịch và dịch vụ Saigontourist mang đến luôn có mức giá thành tối ưu nhất, phù hợp với tài chính tiêu dùng của khách hàng, đặc biệt là nhóm khách hàng mục tiêu.
- Tương thích với những giá trị nhận được: Bảng giá dịch vụ của Saigontourist được xây dựng dựa trên những dịch vụ và trải nghiệm khách hàng được nhận.
- Đi kèm nhiều khuyến mãi: Ngoài ra, để kích cầu tiêu dùng và mở rộng tệp khách hàng, Saigontourist cũng triển khai thêm nhiều chương trình ưu đãi như: nghỉ dưỡng trọn gói miễn phí ăn sáng, xe đưa đón sân bay, tặng kèm nước uống, chiết khấu đoàn đông (5% cho nhóm từ 6 người),...
Phân phối
Bắt kịp sự lớn mạnh không ngừng của công nghệ và sự thay đổi liên tục về hành vi người dùng, Saigontourist đã cho triển khai đa dạng các kênh phân phối trên nhiều nền tảng khác nhau để khách hàng có thể tiếp cận các sản phẩm - dịch của công ty nhanh chóng và dễ dàng nhất. Trong đó, bao gồm các kênh phân phối như:
- Hệ thống các chi nhánh: Bán sản phẩm - dịch trực tiếp cho khách hàng.
- Đại lý du lịch: Trung gian giữa công ty và khách hàng. Trong đó, các đại lý sẽ nhận tư vấn và bán dịch vụ - sản phẩm cho khách hàng để được hưởng hoa hồng.
- Kênh trực tuyến (website, fanpage,..): Khách hàng mua sản phẩm - dịch vụ của Saigontourist ngay trên nền tảng các kênh bán hàng trực tuyến của công ty, được lựa chọn hình thức nhận vé online hoặc offline tùy thích.
Chiến lược xúc tiến của Saigontourist
Được đầu tư không kém, chiến lược xúc tiến của Saigontourist cũng được chú trọng và triển khai trên nhiều phương diện khác nhau, bao gồm: quảng cáo, quan hệ công chúng, định vị thương hiệu,...
Quảng cáo của Saigontourist:
Chiến lược marketing của Saigontourist về xúc tiến được tập trung đẩy mạnh ở hoạt động quảng cáo. Trong đó, công ty đã thực hiện nhiều chiến lược quảng bá khác nhau, trên cả 2 hình thức là online và offline.
- Với online, Saigontourist thực hiện các quảng cáo trên website, fanpage, hợp tác quảng bá với các đại lý,...
- Về offline, hình thức quảng cáo có sự đầu tư và mang tính trực diện hơn. Trong đó, Saigontourist đang tích cực đẩy mạnh quảng bá tại thị trường quốc tế, thông qua các sự kiện như hội chợ du lịch. Mới đây, vào tháng 11/2023, Saigontourist đã tham dự Hội chợ du lịch quốc tế WTM London 2023 để triển khai các chương trình xúc tiến, đẩy mạnh quảng bá du lịch Việt Nam đến thị trường châu Âu. Ngoài ra, trong năm 2022 công ty cũng tích cực tham gia các hoạt động quảng bá tại nhiều sự kiện lớn khác như đồng tổ chức Hội nghị xúc tiến Thương mại - Đầu tư - Du lịch tại Hoa Kỳ, tham gia Hội chợ Du lịch Quốc tế ITB Asia tại Singapore, Hội chợ xúc tiến du lịch IFTM Top Resa Pháp,...
Quan hệ công chúng của Saigontourist:
Cùng với các hoạt động quảng bá, chiến lược marketing của công ty du lịch Saigontourist cũng rất chú trọng vào các hoạt động PR - quan hệ công chúng:
- Saigontourist đã phối hợp tổ chức khuôn khổ Lễ hội Du lịch - Văn hóa Việt Nam tại Hàn Quốc.
- Tài trợ (dưới vai trò là nhà tài trợ Kim cương) cho Hội chợ du lịch Quốc tế ITE. HCM 2022.
- Tổ chức chương trình thường niên “Thắp sáng niềm tin”, tài trợ cho các em học sinh khiếm thị.
- Đồng hành tổ chức chuỗi sự kiện Ngày Ẩm thực Hungary - Lễ hội Văn hóa và Ẩm thực Hungary năm 2022.
- Tổ chức chương trình hỗ trợ phục vụ 1.050 y tế tình nguyện từ miền Bắc vào tiếp sức TP. HCM chống dịch Covid-19.
Các chương trình khuyến mãi:
Trong những năm qua, Saigontourist đã và đang tích cực đẩy mạnh các chương trình khuyến mãi để khai thác và mở rộng tệp khách hàng của mình trên phạm vi rộng hơn, được thực hiện qua nhiều chương trình kích cầu hấp dẫn:
- Khuyến mãi mừng sinh nhật .
- Ưu đãi tour Hè với mức giảm lên đến 20 triệu đồng.
- Tour Mỹ Tho – Bến Tre 2 ngày với giá chỉ còn 1.490.000đ/khách
- Tour Thái 5 ngày chỉ với 7.999.000đ
- Khám phá Trương Gia Giới 6 ngày chỉ còn 12.999.000đ;....
>>> Có thể bạn quan tâm: Chiến lược marketing của ABC Bakery và bí quyết thành công của thương hiệu
Tạm kết:
Có thể thấy rằng, chiến lược marketing củaSaigontourist được thực hiện rất bài bản, đi sâu vào khai thác những thế mạnh và cơ hội hiện có. Điều này đã đem đến sự thành công đáng kể cho doanh nghiệp cả về mặt doanh thu và tính nhận diện, khẳng định vị thế dẫn đầu của một công ty du lịch tên tuổi. Đây thực sự là một casestudy hay, xứng đáng để nhiều doanh nghiệp học hỏi, nghiên cứu.
Bình luận của bạn