Chiến lược Marketing của Phở 24: Phở ngon phải có bạn hiền!

09 Thg 10

Phở là một món ăn mang tinh hoa của dân tộc Việt Nam, và nó là quốc hồn quốc túy của người Việt từ thời xa xưa. Món phở nổi danh toàn cầu, nhìn thấy được điều đó rất nhiều...

Phở là một món ăn mang tinh hoa của dân tộc Việt Nam, và nó là quốc hồn quốc túy của người Việt từ thời xa xưa. Món phở nổi danh toàn cầu, nhìn thấy được điều đó rất nhiều thương hiệu tập trung khai thác món ăn truyền thống thu hút khách trong và ngoài nước này. Phở 24 là một thương hiệu tiêu biểu trong lĩnh vực khai phá việc kinh doanh Phở tại Việt Nam và có được thành công nhất định. Hãy cùng tìm hiểu chiến lược Marketing của Phở 24 có gì đặc biệt? Nó có thể làm nổi bật lên giá trị của 1 món ăn đại diện cho bộ mặt của quốc gia hay không?

Chiến lược Marketing của Phở 24: Tiểu sử của thương hiệu đình đám

Phở 24 thuộc chuỗi nhà hàng Việt Nam của công ty Việt Thái Quốc Tế (VIT) đây là ngôi nhà của Highlands Coffee, La Vie En Rose, Emporio Armani... Cửa hàng đầu tiên được mở vào tháng 6 năm 2003 tại Tp Hồ Chí Minh. Thế nhưng khi nhắc về Phở 24 thì cha đẻ của nó là Lý Quí Chung là thành viên sáng lập tập đoàn Nam An Group chuyên kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm. Từ năm 2012 Lý Quí Chung không còn giữ vai trò CEO của thương hiệu đình đám này mà đem bán Phở 24 cho ông David Thái với giá trị 20 triệu USD. Đến nay sau thì hảng được sở hữu bởi Tập đoàn JolliBee (Philippines) và Công ty Việt Thái Quốc Tế.

Chiến lược Marketing của Phở 24: Tiểu sử của thương hiệu đình đám

Phở 24 là gì? Giới thiệu Phở 24, logo phở 24 và mô hình kinh doanh Phở 24 ở Hà Nội (Nguồn: Restaurants in Hanoi)

>> Xem thêm: Chiến lược Marketing của KFC

Những giai đoạn chính hình thành phát triển của thương hiệu"

  • 2003: Mở cửa hàng đầu tiên
  • 2004: Đặt chân vào Hà Nội nơi được coi là "thánh địa" của dân sành ăn phở, và là nơi bắt nguồn của Phở
  • 2005: Có mặt trên phạm vi ngoài lãnh thổ Việt Nam là Jakarta (Indonesia)
  • Năm 2008 Phở 24 được trao giải thưởng "International franchiser of the year" công nhận bởi FLA Singapore nhận diện sự thành công của thương hiệu Phở 24
  • 2012: 70 cửa hàng được mở ra (70% nội địa, 30% nước ngoài)
  • 2013: Mở cửa hàng đầu tiên ở Đà Nẵng

Tên gọi của Phở 24 bắt nguồn từ 24 gia vị chính trong món phở của hãng với hy vọng có thể dung hòa được khẩu vị của 3 miền tạo nên một bát phở "đúng điệu" của Người Việt. Hơn thế nữa Phở 24 còn có ý nghĩa sâu xa hơn là có thể đem thương hiệu của mình đi khắp các quốc gia trên thế giới và sẽ không bao giờ đóng cửa. Với những tham vọng như vậy thì chiến lược Marketing của Phở 24 chắc chắn có nhiều điểm hay và đặc sắc, hãy cùng tìm hiểu hãng cho khách hàng những giá trị gì để biến tên tuổi của mình trở thành thương hiệu đại diện của Phở Việt Nam?

Chiến lược Marketing của Phở 24: "Mặt trời" Phở 24 không bao giờ lặn?

Sản phẩm là yếu tố cạnh tranh trực tiếp

Nếu trên thị trường có thể thấy rất rõ những quán ăn phở "mọc" lên trọng mọi ngóc ngách, từng con phố ở tất cả các thành phố và tỉnh lẻ. Hương vị phở đã quá quen thuộc với Người Việt, chính vì thế hãng đã cố gắng tạo ra một hương vị phở đặc biệt có thể dung hòa nhất với khẩu vị của cả 3 miền, chính 24 nguyên liệu được hãng nghiêm túc nghiên cứu và tìm tòi đã là lợi thế để hãng lấy đó ra Marketing tới khách hàng. Hơn thế nữa, khách hàng giờ đây quan tâm đến yếu tố vệ sinh và an toàn cho sức khỏe nên việc đánh vào sức khỏe là điều hoàn toàn dễ hiểu và là một bước đi đúng đắn trong chiến lược Marketing của Phở 24.

Chiến lược Marketing của Phở 24 Sản phẩm là yếu tố cạnh tranh trực tiếp

Marketing Mix và chiến lược sản phẩm của thương hiệu phở 24 (Nguồn: CafeF)

>> Xem thêm: Chiến lược Marketing của Kraft Foods

Thế nhưng, Phở cũng là một món ăn theo dạng nhanh gọn lẹ, trên thị trường với sự "xâm nhập" mạnh mẽ của đồ ăn phương Tây với các thương hiệu như KFC, McDonald's, Loterria... Thế nhưng Phở 24 nhận ra được món ăn kinh doanh của mình đang có lợi thế "sân nhà" và quá quen thuộc với người Việt, việc tạo ra sản phẩm hoàn hảo là thứ càng khiến hãng trở nên mạnh và có thể đối trọi được với những tên tuổi kia. Sự pha trộn giữa sản phẩm và dịch vụ một cách bài bản, khoa học đã biến Phở 24 từ một thứ tưởng chừng “ai cũng làm được, "bán phở” thành một thương hiệu trị giá hơn 30 triệu USD trong một thời gian ngắn. Phở 24 được định vị trong tâm trí khách hàng là phở sạch và chất lượng, sạch có nghĩa là vệ sinh từ gia vị, nguyên liệu chế biến đều được kiểm soát trước khi đến tay khách hàng.

Phân phối thông minh với hình thức nhượng quyền

Nhắc đến phở 24 giờ phải nhắc đến chiến lược phân phối đầy tài tình của thương hiệu Phở Việt Nam nay. Phở 24 đã có 70 cửa hàng trong đó ở Việt Nam và quan trọng là ngoài lãnh thổ Việt Nam cũng có sự xuất hiện của Phở 24. Chính bởi cách điều phối cửa hàng, là một cửa hàng tập trung phát triển tại thị trường Châu Á, đây là một lợi thế vì có nét văn hóa và lối sống tương đồng với nhau. Hơn thế nữa, hãng cũng tập trung vào decor cửa hàng với tông màu chủ đạo bàn ghế màu đen và tường màu xanh cốm, tạo cảm giác tươi mới cho thực khách khi thưởng thức sản phẩm. Trong mỗi cửa hàng đều có chủ đề liên quan đến Việt Nam tạo cảm giác thân thuộc và khi ăn khách hàng sẽ cảm thấy thích thú và thân quen hơn với phong cách mang đậm tính dân tộc này.

Chiến lược Marketing của Phở 24 Phân phối thông minh với hình thức nhượng quyền

Phở 24 có bao nhiều cửa hàng - Chiến lược phân phối của thương hiệu Phở 24 (Nguồn: qsrmedia.asia)

Hơn thế nữa Phở 24 là một mô hình phát triển từ phở truyền thống Việt Nam và được nhân rộng theo hình thức nhượng quyền (Franchise). Phở 24 chọn hướng đi tập trung vào chất lượng và chiều sâu của mô hình kinh doanh nói chung và mô hình nhượng quyền nói riêng. Với chiến lược Marketing của Phở 24 là hình thức nhượng quyền này cho thấy tham vọng rất rõ về việc mở rộng sản xuất và phân phối ra thị trường nước ngoài. Điều này hoàn toàn có cở sở vì Phở là một món ăn ưa chuộng tại nhiều quốc gia trong đó có thị trường Hàn Quốc, Hồng Kông, Úc.

>> Xem thêm: McDonad's hùng mạnh là thế mà phải chịu cảnh "thấp  cổ bé họng" tại Việt Nam

Truyền thông "hữa xạ tự nhiên hương"

Phở 24 rất thông minh khi lấy chất lượng ra để đánh trực tiếp đến khách hàng của thương hiệu. Mặc dù xuất hiện rất nhiều hình thức Marketing và sự nở rộ của Digital Marketing nhưng hãng vẫn chú trọng vào hình thức truyền miệng (Word of mouth), và đây được xem như là điều tuy cũ nhưng lại đem lại thành công lớn cho hãng. Chiến lược Marketing của Phở 24 dùng Poster hình ảnh và bảng hiệu để quảng bá cho mình trên khác các đường phố.

Chiến lược Marketing của Phở 24 Truyền thông

Chiến lược truyền thông của Phở 24 giờ ra sao? (Nguồn: Youtube)

Hơn thế nữa với thời đại mà Social Media đang lên ngôi và người dùng có xu hướng đọc thông tin sản phẩm rồi mới sử dụng. Như đã nói ở trên, chính yếu tố chất lượng như "hữu xạ tự nhiên hương" giúp Phở 24 được các Blogger hay những channel uy tín review về sản phẩm của mình. Thêm vào đó, hãng còn được giới thiệu trên truyền hình như HTVC, VTV1 và đặc biệt được phát trên kênh nước ngoài News Asian.

Xây dựng hình ảnh thương hiệu nhân văn

Phở 24 hào hứng tham gia giờ Trái Đất: 20h30-21h30 ngày 27/3/2010, tất cả các cửa hàng Phở 24 trên toàn quốc sẽ cùng với người dân trên toàn thế giới tắt những thiết bị chiếu sáng không cần thiết để góp phần ngăn chặn và thích ứng với biến đổi khí hậu. Ngày 8/4/2010 Phở 24 tham gia ngày hội du lịch thành phố Hồ Chí Minh: thông qua hoạt động diễu hành nghệ thuật với chủ đề “TPHCM – Điểm đến hấp dẫn, thân thiện, an toàn”, phở 24 tiếp xúc được với nhiều khách hàng hơn, giới thiệu thương hiệu của doanh nghiệp tới một phần lớn dân cư.

Chính bởi những điều này khiến Phở 24 tạo được thiện cảm cực kỳ lớn với khách hàng bởi tính nhân văn và quan tâm đến xã hội. Hiện nay rất nhiều thương hiệu chạy theo doanh thu lợi nhuận, nhưng chiến lược Marketing của hãng cũng hướng vào yếu tố xã hội nên một lần nữa Phở 24 là thương hiệu sạch trong mắt khách hàng trên thị trường.

>> Xem thêm: Chiến lược Marketing của Pizza Hut

Sự mở rộng và thành công của Phở 24 tại thị trường nước ngoài

Chiến lược Marketing của Phở 24 rất đúng đắn khi lấy chất lượng ra làm cốt lõi trong suốt quá trình tiếp thị của hãng đến với khách hàng và tạo được thiện cảm với người dân nội địa. Chính có hậu phương vững chắc vì vậy hãng đã tấn công và mở rộng ra ngoài lãnh thổ Việt Nam. Với Jakarta được mở đầu tiên và có được chỗ đứng nhất định với thương hiệu Việt trứ danh tại Indonesia, hay Hàn Quốc rất thích Phở Việt Nam và việc Phở 24 như là cơn khát một món ăn "original" xuất hiện khiến dư luận nước này dành sự quan tâm lớn.

Sự mở rộng và thành công của Phở 24 tại thị trường nước ngoài

Quầy Phở 24 tại Úc theo mô hình của Subway (Nguồn: Báo Thanh Niên)

Tại Úc, Highland đang có một thử nghiệm mới với quán Phở 24 mới mở ở Melbourne, Quầy hàng được thiết kế giống như quầy bánh mì subway, sau khi lựa chọn menu (khá đơn giản với 5 loại thịt: bò, gà, combo gà và bò, lợn và tofu), khách trả tiền trước và tự động lấy đũa và thìa. Trong khi đó, nhân viên sẽ chần bánh phở khô, bỏ thịt cùng các loại gia vị vào bát nhựa, sau đó chan nước dùng. Đây là mô hình fastfood, mức giá nhìn chung là phù hợp, 8 USD một tô bình thường và 11 USD cho tô lớn. Phở 24 đã đánh giá thấp gu ẩm thực của người Melbourne trước đó, nhưng với sự đầu tư nghiêm túc lần này chắc chắn hãng sẽ thành công và để thương hiệu Việt mở rộng ở "trời Tây".

Kết luận 

Việc chiến lược Marketing của Phở 24 đánh vào sản phẩm và chất lượng đã cho thấy hãng có một nước đi dài hạn và thông minh. Khi mà sức khỏe đang là nhu cầu thiết yếu và được khách hàng quan tâm hàng đầu với lĩnh vực ẩm thực nhà hàng hiện này. Chính vì thế với một sản phẩm hay chất lượng thì "Phở ngon phải có bạn hiền" sản phẩm này trong chiến lược Marketing của Phở 24 như muốn đánh vào yếu tố truyền miệng để thực khách khi đến quan ra về với một nụ cười trên môi về chất lượng và dịch vụ.

Thắng Nguyễn - MarketingAI

Đánh giá của bạn

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.