Các thương hiệu sữa hiện nay đang cạnh tranh rất gắt gao trên thị trường, sự kiện giữa Ovaltine và Milo vừa qua gây hiệu ứng cực tốt về mặt truyền thông. Nutifood là một thương hiệu sữa cũng "máu mặt" trên thị trường Việt Nam với độ nhận diện ở mức cao. Những chiến lược Marketing của Nutifood là gì để đưa thương hiệu đối đầu lại những anh lớn của ngành sữa Việt Nam?
Chiến lược Marketing của Nutifood: Tổng quan về nutifood
Từ tháng 3 năm 2000, xuất phát từ thành công của các nghiên cứu và ứng dụng lâm sàng của Trung tâm Dinh dưỡng Tp. HCM. Công ty Cổ phần Thực phẩm Dinh dưỡng Đồng Tâm (tên ban đầu của NutiFood) đã được thành lập. Những sản phẩm ban đầu của Nutifood bao gồm 3 nhóm chính đó chính là: nhóm bột dinh dưỡng ăn dặm, nhóm sữa bột dinh dưỡng và nhóm thực phẩm dinh dưỡng cao năng lượng.
Bắt đầu từ năm 2003, NutiFood xây dựng hệ thống phân phối chuyên nghiệp mở rộng khắp 64 tỉnh thành với chiến dịch tham vọng "cá bé nuốt cá lớn" đối đầu với các công ty đa quốc gia nắm hầu hết thị phần sữa Việt Nam, đã tạo nên doanh thu tăng hơn 250% hằng năm, chiếm thị phần cao nhất về sữa bột nguyên kem, trở thành một “hiện tượng” được các Khoa, Trường chuyên về quản trị kinh doanh nghiên cứu. Trong cuốn sách "Thương hiệu dành cho lãnh đạo", chuyên gia nổi tiếng Richard Moore đã khẳng định: "Với trọng tâm thị trường rõ ràng, với tên gọi đáng nhớ và một bản sắc thương hiệu tập trung, NutiFood đã sẵn sàng cho những thành công kế tiếp tại Việt Nam cũng như trên thị trường xuất khẩu".
Có thể bạn quan tâm: Chiến lược marketing của Google : "Điều gì làm nên một vĩ nhân"
Công ty đạt chứng chỉ ISO 9001: 2000 do Bureau - Veritas - Certification chứng nhận vào năm 2004 và đạt chứng nhận hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP). Với Slogan "giải pháp dinh dưỡng của chuyên gia" được coi là kim chỉ nam cho định hướng hoạt động của mình, Nutifood đầu tư mạnh mẽ vào nghiên cứu phát triển sản phẩm dinh dưỡng riêng biệt. Những sản phẩm sữa mới ra của NutiFood như Grow PLUS + là sản phẩm đặc biệt cung cấp những dinh dưỡng tối đa cho khách hàng giúp hãng tạo được lợi thế trên thị trường.
Những đối thủ chính của Nutifood trên thị trường phải kể đến đầu tiên đó chính là "chị đại" Vinamilk, hay Dutch Lady, Nestle, Fries campina... Những thương hiệu này cạnh tranh gắt gao, và có thể thấy những mặt hàng nào của Nutifood có thì các hãng còn lại cũng có cả. Vậy điều gì khiến chiến lược Marketing của Nutifood gây được tiếng vang lớn trên thị trường và thành công như ngày hôm nay.
Chiến lược Marketing của Nutifood
Chất lượng sản phẩm từ trong ra ngoài
Nutifood phát triển dựa trên mục tiêu là chất lượng hướng tới cộng đồng thể hiện ở Slogan "giải pháp dinh dưỡng của chuyên gia". Chiến lược Marketing của Nutifood hướng tới những chất lượng từ các sản phẩm của nutifood được chú trọng rất cao. Để có được những sản phẩm có chất lượng tương đương như hàng ngoại nhập. Nutifood đã đầu tư xây dựng nhà máy ở khu CN Mỹ Phước, Bình Dương. Những quy chuẩn về hệ thống và dây chuyền thiết bị hiện đại được nhập khẩu từ Đức và Thụy Điển đảm bảo những chất lượng tốt nhất trước khi xuất xưởng đến tay người tiêu dùng.
Với bao bì sản phẩm, đặc thù của ngành FMCG là những mặt hàng liên quan rất lớn đến mẫu mã sản phẩm. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định mua hàng của họ, nhận thấy tầm quan trọng của điều này nên hãng đã có những quyết định để tạo ra lợi thế cho riêng mình. Nutifood quyết định chi ra số tiền lớn để mời Cowan, nhà thiết kế thương hiệu hàng đầu của Úc. Điều này sẽ giúp hãng có sự nhất quán và một bao bì bắt mắt nhất nhắm tới thị hiếu của khách hàng mục tiêu của nutifood.
>> Xem thêm: Chiến lược Marketing của Vinamilk
Giá cả cũng rất quan trọng
Giá cả của các sản phẩm trong chiến lược Marketing của Nutifood khá đa dạng, tùy thuộc vào sản phẩm, phân khúc thị trường mà sản phẩm hướng tới. Trên thị trường Việt Nam, Nutifood có rất nhiều đối thủ cạnh tranh cùng ngành sữa, vì đây là một sản phẩm tiêu dùng nhanh nên các thương hiệu rất chú tâm vào giá thành sao cho phù hợp nhất với chi tiêu của người tiêu dùng. Nutifood nghiên cứu rất kỹ thông tin của đối thủ, các dòng sản phẩm của Nutifood là nhãn hàng sữa bình dân. Những giá bán của các sản phẩm sữa của hãng thường thấp hơn 5-7% giá bán của các thương hiệu đối thủ cạnh tranh của nutifood như Vinamilk hay TH True Milk.
Các mặt hàng sữa bột hộp 900g của Nutifood có giá dao động trên dưới 300 nghìn/ hộp. Một số mặt hàng của Nutifood như Nuti IQ 1-3 tuổi, 900g có giá bán 196 nghìn/ hộp. Những giá bán này thường thấp hơn của các thương hiệu đối thủ cùng phân khúc rất nhiều. Chiến lược giá thâm nhập này giúp cho thị phần của Nutifood bám rất sát với các thương hiệu có tên tuổi lâu đời và ngoại nhập danh tiếng.
>> Xem thêm: Chiến lược Marketing của Milo
Truyền thông tài trợ lớn
Những ngày cuối tháng 9.2013, trong khi những người yêu môn thể thao vua đầy háo hức và tự hào về đội bóng U19, mà nòng cốt là những cầu thủ của Học viện Bóng đá Hoàng Anh Gia Lai khi thể hiện một lối đá đẹp mắt và hiệu quả ở giải U19 của Đông Nam Á, thì Nutifood cũng kịp ghi điểm trong mắt giới kinh doanh khi theo chân Bầu Đức tài trợ cho học viện này. Giữa thời buổi kinh tế khó khăn, việc mạnh tay rót 20 tỉ đồng của Nutifood được các chuyên gia làm thương hiệu đánh giá là một quyết định thông minh và nhanh nhạy. Hãy xem sức hút của đội tuyển U19 tạo ra trong nửa đầu năm 2018, chính chiến lược Marketing của Nutifood đã tạo ra được độ phủ lớn tới khách hàng, có tầm nhìn xa.
Không chỉ dừng lại ở đội tuyển bóng đá nam, chiến lược Marketing của Nutifood còn nhắm vào đội tuyển bóng đá nữ. Với những hoạt động cộng đồng, trách nhiệm xã hội suốt 10 năm qua như: cuộc đi bộ từ thiện đầu tiên tại VN "Vì phụ nữ nghèo và bệnh tật" (2002), cuộc đi bộ từ thiện “Đồng hành chống hiểm họa tiểu đường” (2003), cầu truyền hình trực tiếp "Vì tương lai Việt" cùng lúc tại 3 thành phố lớn : Hà Nội, TP. HCM, Đà Nẵng (2005), Quỹ “Hỗ trợ dinh dưỡng bệnh nhân nghèo Tp. HCM”, ”Ngày uống sữa Thế giới”; ”Ngày hội trẻ thơ”…hẳn sẽ có nhiều người tin tưởng và ủng hộ thương hiệu NutiFood trong chương trình này. Bởi NutiFood quảng cáo đã chạm được vào trái tim người tiêu dùng và đồng cảm với họ trong những vấn đề bức thiết của cuộc sống, xã hội lúc này. Chiến lược truyền thông và tài trợ đúng kênh đã giúp cho thương hiệu sữa này gây dựng được hình ảnh rất đẹp trong mắt người tiêu dùng.
>> Xem thêm: Chiến lược Marketing của Dutch Lady
Sản phẩm dễ dàng tìm kiếm khắp cả nước
Hiện tại hệ thống phân phối của Nutifood trải rộng khắp 63 tỉnh thành trên khắp cả nước. Chiến lược Marketing của Nutifood cũng tập trung vào nhiều kênh để người tiêu dùng có thể dễ dàng mua được sản phẩm của thương hiệu mình.
Kênh bán lẻ: đây là kênh phân phối chủ yếu của toàn công ty, hiện nay công ty có 96 nhà phân phối và trên 60 nghìn điểm bán lẻ trên toàn quốc.
Kênh các cửa hàng, siêu thị: Sản phẩm của Nutifood đã có mặt trên khắp các siêu thị trên toàn quốc như Co-op mart, Metro, BigC, Maximart, Citimart... Đây là kênh bán hàng rất quan trọng hiện nay và thời gian tới khi mà các cửa hàng tiện lợi đang phát triển rất nở rộ.
Kênh bán hàng trực tiếp tại trường học: Nutifood hiện đang thực hiện việc bán hàng trực tiếp đến trên 1200 trường mầm non và tiểu học 26 tỉnh trên toàn quốc. Đội bán hàng trực tiếp tại các trường học được đào tạo chính quy và bài bản không những đem lại cho các trường học những sản phẩm chất lượng cao mà còn giúp tư vấn những vấn đề cơ bản cho các em để góp phần nâng cao thể chất và trí tuệ cho tương lai.
>> Xem thêm: Chiến lược Marketing của TH True Milk
Kết luận
Chiến lược Marketing của Nutifood thực sự thành công trên nhiều phương diện trước các đối thủ cạnh tranh chính của mình. Với trọng tâm thị trường rõ ràng, với tên gọi đáng nhớ và một bản sắc thương hiệu tập trung, thương hiệu NutiFood đã sẵn sàng cho những thành công kế tiếp tại Việt Nam cũng như trên thị trường xuất khẩu.
Thắng Nguyễn - MarketingAI
Bình luận của bạn