Nói về Google thì chẳng phải nói nhiều, ngay từ khi bạn tìm kiếm những thông tin về Google thì hãy nhìn lại cách mà bạn tìm kiếm những thông tin về họ. Google là một công ty quá lớn, để nói về thương hiệu này thì phải mất rất nhiều thời gian, và nó in sâu vào tâm trí khách hàng đến độ "Không biết thì tra Google". Vậy chiến lược Marketing của Google có gì nổi trội và biến hãng trở thành một đế chế khó vượt qua ở thời điểm hiện tại?
Chiến lược Marketing của Google và những cái nhất
Google là tập đoàn lớn nhất nhì tại thung lũng Silicon, Hoa Kỳ, nơi đây tập trung rất nhiều tập đoàn đình đám như: Apple, Facebook, Netflix, Amazon... Google có tên chính thức là Google.Inc được thành lập vào ngày 4/9/1998, đến nay hãng đã trở thành công cụ tìm kiếm số một thế giới với sự tham gia của hơn 1 tỷ người sử dụng tìm kiếm và hàng triệu lượt tìm kiếm mỗi ngày.
Nói về những cái nhất của Google thì khó có thể kể đến, với kho dữ liệu Big data thì hãng đang nắm giữ rất nhiều thông tin của thế giới. Những siêu máy tính hay trí tuệ nhân tạo (AI) đang được hãng tập trung phát triển và đang trở thành tập đoàn sáng giá. Google là một trong các công ty công nghệ có mức phát triển có thể nói là "điên cuồng" trong suốt nhiều năm qua. Trong vòng 10 năm qua, doanh thu của Google đã tăng từ chưa đến $1.5 tỷ lên tới gần $60 tỷ, tức là tăng gấp 40 lần.
>> Xem thêm: Chiến lược marketing của facebook
Google cũng là cha đẻ của hệ điều hành Android chiếm hơn 80% thị phần số người dùng hệ điều hành của hãng. Android được cho là đứa con của sự phát triển và nghiên cứu nghiêm túc của hãng trong hàng chục năm và tính đến thời điểm hiện tại, Android vẫn đang được các nhà sản xuất điện thoại ưa dùng và sử dụng. Cùng với đó, Google còn dẫn đầu thị trường với sự phát triển của công nghệ thực tế ảo, tiêu biểu nhất là Google Assistant (Công nghệ trợ lý ảo) đối đầu trực tiếp với Siri (Apple) hay Cortana (Microsoft)...
Tất cả những sự phát triển ở trên khiến Google luôn là cái tên được đánh giá là sức ảnh hưởng trên thị trường với những công nghệ tối tân được ra mắt. Bên cạnh những sản phẩm tốt và được định vị là thương hiệu đắt giá của thế giới, những chiến lược Marketing của Google được coi là điểm sáng, tuy sinh muộn nhưng hãng được coi như là một "vĩ nhân" của thế kỷ 21. Tại sao lại như vậy, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay ở phần dưới đây.
Chiến lược Marketing của Google: Những chiến lược mang đúng tinh thần Google
Trải nghiệm người dùng là "The First"
Tất nhiên với một hãng công nghệ thì những trải nghiệm người dùng khi sử dụng sản phẩm của mình đương nhiên được đặt lên hàng đầu. Với Google cũng vậy, công cụ tìm kiếm của Google không chỉ thân thiện với người dùng mà các thuật toán của nó được cập nhật thường xuyên để cho các nhà lập trình có thể dễ triển khai trên nền tảng đa dạng này. Trong chiến lược Marketing của Google, hãng còn đưa ra triết lý rằng "Sự tiện lợi của người dùng là trọng tâm chính của các sản phẩm và dịch vụ của Google".
Trải nghiệm của khách hàng là một phần quan trọng không thể thiếu trong cả Marketing trực tiếp và online. Trải nghiệm sử dụng liền mạch và sự nhất quán được cung cấp bởi các sản phẩm và dịch vụ của Google đã tạo sự khác biệt căn bản với các dịch vụ của đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Vì quảng cáo trực tuyến đang là giải pháp được các doanh nghiệp hướng đến nhiều nhất và nó đang nở rộ ở thế kỷ 21 - kỷ nguyên của Digital Marketing. Vì Google là phương pháp dễ dàng và thuận tiện nhất để tìm kiếm mọi thứ trên Internet , điều này trở thành một nguồn lợi thế cạnh tranh chính cho thương hiệu.
Một điều khiến Google sử dụng làm lợi thế trong các chiến dịch Marketing của mình đó chính là "Công cụ tìm kiếm của Google bằng các ngôn ngữ địa phương" giúp họ phát triển ở nhiều khu vực với tiện ích mang đến rất lớn cho các Marketer dễ dàng sử dụng. Các dịch vụ khác của Google như dịch vụ dựa trên đám mây của họ dành cho nhà phát triển và doanh nghiệp được quảng bá thông qua quảng cáo trực tuyến. Những điều này cho thấy khả năng khác biệt từ sản phẩm, trải nghiệm của khách hàng được đẩy lên cao đã được ông lớn ngành công nghệ này đưa ra để truyền thông ra bên ngoài nhằm tạo ưu thế với các chiến lược Marketing của Google.
Những sản phẩm từ phổ thông đến khác biệt công nghệ
Google là một thương hiệu về công nghệ với các sản phẩm chủ yếu về dịch vụ web và các sản phẩm liên quan đến CNTT như máy tính xách tay và Smartphone. Vì Android là đứa con đẻ của Google, mà hệ điều hành này đang được các hãng khác tận dụng rất tốt, chính điều đó Google không chịu "kém phân", hãng đã cho ngay sản phẩm Smartphone với tên gọi Nexus. Sản phẩm này được hãng truyền thông là sản phẩm "mượt" nhất của Android vì được phát triển bởi chính Google. Nexus của Google có giá cạnh tranh tương đối so với Iphone và Galaxy của Samsung. Chiến lược giá cả cạnh tranh đã giúp thương hiệu ảnh hưởng đến người tiêu dùng các sản phẩm và dịch vụ của mình.
Nhắc đến công cụ tìm kiếm thì Google hiện nay có những đối thủ chính như Bing, Yahoo. Cùng với đó Microsoft đang phát triển phần mềm tìm kiếm của mình và có thể đưa đến cho khách hàng những sự tối giản nhất về thời gian tìm kiếm. Những so với Google thì thực sự các hãng còn lại chưa đủ "tầm" để có thể cạnh tranh sánh ngang, với những sự đầu tư về công nghệ và chiêu thức "tự PR" của mình thì sản phẩm của Google vẫn liên tục leo thang về danh tiếng trên thị trường mặc nhiều đối thủ cạnh tranh gắt gao ở mảng này.
Thêm vào đó, sản phẩm Google Glass được coi như bước đột phá của hãng, với sự ra mắt vào thời điểm 2013. đây được xem là sự kiện chiếm hết "Spotlight" của các đối thủ cạnh tranh. Google Glass được coi là thiết bị công nghệ cao với hỗ trợ thực tế ảo, trên thị trường chưa hề có sản phẩm tương tự nào, chính điều đó mà sản phẩm của Google ngay lập tức được dư luận và truyền thông đưa tin rầm rộ. Chiến lược Marketing của Google bên cạnh những sản phẩm truyền thống, phổ thông thì những bước đột phá như áp dụng AI vào chiếc kính của mình đã làm hãng thu lại về khá nhiều danh tiếng về thương hiệu luôn biết chuyển mình.
Chiến lược miễn phí sản phẩm để thu hút khách hàng
Chiến lược Marketing của Google rất khôn ngoan khi lựa chọn chiêu thức miễn phí để thu về lượng khách hàng "cứng" cho thương hiệu của mình. Bên cạnh Apple có sản phẩm có mức giá cao, "hút máu" tối đa từ người mua, hay Microsoft có chiến lược riêng vào tạo mức giá hợp lý để hiện nay Windows có lượng cơ sở người sử dụng rất lớn trên thị trường.
Google cũng đã sử dụng chiến lược giá cả cạnh tranh. Công cụ tìm kiếm của Google, trình duyệt Chrome, Google plus, Google maps đều miễn phí để sử dụng. Các chức năng này có thể bị hạn chế đối với người dùng cá nhân nhưng vẫn đủ cho họ sử dụng miễn phí. Google Docs, cũng phục vụ một chức năng quan trọng và thậm chí với chức năng giới hạn, chúng cũng có thể đủ cho các doanh nghiệp và cá nhân nhỏ. Đối với các công ty lớn hơn, các sản phẩm tương tự có thể có sẵn với chức năng mở rộng và giá cả cạnh tranh.
Bằng cách cung cấp nền tảng miễn phí với người dùng và có thể cho họ sử dụng gần như những tiện ích từ những sản phẩm của mình. Chiến lược Marketing của Google thu hút khách hàng mà hoàn toàn không có bất kỳ những cản trở nào. Chính bởi để khách hàng dùng thử và mọi thứ đều miễn phí khiến khách hàng trở nên "lạm dụng" nhiều vào những công cụ của hãng. Đây được coi là chiến dịch cực kỳ thông minh và rõ ràng hãng đã rất thành công với chiến lược này. Hãy nhìn vào con số mà Google nhận được 97% thị phần về công cụ tìm kiếm là của Google!
- Google Search biết bạn cần tìm cái gì
- Gmail, Hangouts biết bạn nói chuyện gì với người khác
- Google Map biết bạn đang ở đâu
- YouTube biết bạn xem gì
- Google Music biết bạn nghe gì
- Google+ biết các mối quan hệ của bạn
Kết luận
Google đang là công ty công nghệ phát triển bậc nhất trên thị trường với lượng người sử dụng ở mức đáng ngạc nhiên. Các chiến lược Marketing của Google nhằm vào những sự trải nghiệm người dùng với các sản phẩm được Google liên tục cải tiến về chất lượng cũng như tiện ích mà hãng đem lại cho cá nhân và doanh nghiệp. Những yếu tố kể trên đã tạo ra được một thương hiệu, đế chế công nghệ của thế kỷ 21 khó có thể vượt qua ở thời điểm hiện tại và xứng đáng được coi là một "vĩ nhân" với sự phát triển thần kỳ.
Thắng Nguyễn - MarketingAI
Bình luận của bạn