Xu hướng sử dụng influencer marketing đã tăng vọt trong 5 năm qua và không có dấu hiệu chậm lại. Báo cáo của Google Trends cho thấy khối lượng tìm kiếm cho ‘influencer marketing’ đã tăng đều đặn trong 5 năm qua trên toàn thế giới và theo Báo cáo Influencer Marketing Benchmark Report 2020, ngành này đã cán mốc 9,7 tỷ đô la vào năm 2020.
Vì sao influencer marketing lại thành công trong thế giới tiếp thị ?Phương pháp hay nhất giúp thương hiệu tìm cách quảng bá sản phẩm nhất hiện nay là gì?
Tại sao các thương hiệu lại áp dụng xu hướng influencer marketing?
Ngày càng có nhiều doanh nghiệp đang sử dụng influencer marketing như một phần quan trọng trong chiến lược digital.
Phương thức này cho phép các thương hiệu xây dựng uy tín đối với khán giả của họ - những người tiêu dùng có hiểu biết về quảng cáo và tin tưởng sản phẩm/dịch vụ qua lời giới thiệu của bạn bè, người thân.
Nội dung mà những người có ảnh hưởng tạo ra là độc nhất và có thể thúc đẩy lưu lượng truy cập tự nhiên, mức độ tương tác đáng kinh ngạc.
Influencer marketing được xem như hình thức kinh doanh "truyền miệng - WOM" kết hợp với quảng cáo truyền thống. Dựa vào lượng theo dõi trên mạng xã hội khổng lồ của các influencer, lượt tiếp cận của quảng cáo có thể trải dài và đạt hiệu quả hơn nhiều so với chạy ads.
Làm việc với các blogger có ảnh hưởng cũng có thể tạo ra các backlink chất lượng cao, từ đó cải thiện SEO.
Sử dụng influencers đáng tin cậy là chìa khóa cho một chiến dịch thành công
Một trong những người có ảnh hưởng thành công nhất trong lĩnh vực tài chính là Martin Lewis của Money Saving Expert. Trên thực tế, Martin thành công đến mức nhiều người hâm mộ của anh ấy không nhận ra anh là một influencer chính hiệu và email hàng tuần của Martin tràn ngập các tin nhắn mời quảng cáo.
Email của Lewis được gửi đến hơn 13 triệu người đăng ký và mọi đề xuất quảng cáo của anh có thể khiến giao dịch bán hết nhanh chóng. Martin Lewis khác với những người có ảnh hưởng thông thường ở chỗ các thương hiệu không thể trả tiền để book một vị trí trên trang web hoặc email hàng tuần của Martin. Tất cả doanh thu của anh đều được tạo ra thông qua các liên kết. Điều này có thể khiến Martin trở nên đáng tin cậy hơn đối với khán giả và có hiệu quả đối với các thương hiệu khi họ xuất hiện trên trang web của anh.
>>> Xem thêm: Website là gì? #7 cách bảo mật website toàn diện và hiệu quả nhất
Nhóm micro-influencers có mức độ tương tác cao hơn
Theo sách trắng của AccuraCast, ‘Influencer Marketing Benchmark Report’, những người có ảnh hưởng lớn trên Instagram thường không phải nhóm nhận được nhiều nhất sự tương tác với content từ thương hiệu. Tỷ lệ bình luận nhận được trung bình giảm xuống khi số lượng người theo dõi tăng lên.
Lượt thích trên Instagram trên 1.000 người theo dõi tăng dần - nói cách khác, những người nổi tiếng hơn trên Instagram có xu hướng nhận được tỷ lệ thích cao hơn, tuy nhiên những người có ảnh hưởng nhỏ (thuộc nhóm micro-influencers) lại mang lại tương tác cao hơn trên tổng số người theo dõi.
Trên Twitter, mức độ ảnh hưởng dường như không ảnh hưởng nhiều đến tỷ lệ tương tác. Ví dụ: 10 micro-influencers có ảnh hưởng nhỏ với 10 nghìn người theo dõi, mỗi người sẽ nhận được lượng tương tác tương đương với một mega influencer lớn với 100 nghìn người theo dõi. YouTube là mạng xã hội duy nhất có lượng theo dõi đồng nhất với tỷ lệ tương tác.
>> Xem thêm: Cách “chọn mặt gửi vàng” influencers cho các chiến dịch marketing 2021Các thương hiệu thể thao rất coi trọng micro influencers
Thương hiệu quần áo thể thao nổi tiếng - Lululemon đã xây dựng thương hiệu của mình bằng cách tập trung vào những các influencers có tiếng tại địa phương và tặng họ sử dụng sản phẩm miễn phí sau các buổi chụp hình. Bằng cách chọn những người có ảnh hưởng có mối quan hệ thực sự với thương hiệu, điều đó cho phép họ duy trì tính xác thực và tạo ra một cộng đồng địa phương.
Gần đây, thương hiệu đã chạy chiến dịch #TheSweatLife, chiến dịch này đã đạt được thành công to lớn viral trên mạng xã hội, chi phí bỏ ra thấp và đạt hiệu quả cao thông qua việc hợp tác micro-influencers.
Hay như thương hiệu Adidas cũng đã rất nhanh nhạy trong việc hợp tác với các micro-influencer trong chiến lược marketing của hãng. Khi quảng cáo một dòng giày bóng đá mới, Adidas đã thu hút 260 người có ảnh hưởng tiếp cận với khán giả thành thị trẻ hơn thông qua Glitch, một diễn đàn dành cho các nhà phát triển ứng dụng quy mô nhỏ để chia sẻ nội dung và ý tưởng phát triển sản phẩm. Không cần chi thêm tiền cho quảng cáo, Adidas không chỉ tăng doanh số bán giày mà còn tạo ra xu hướng trên Twitter và app store.
Điều này cho thấy giá trị thực sự của việc thu hút những các micro- influencer không hề thua kém các nhóm người ảnh hưởng khác. Tuy nhiên giá trị chỉ được tạo ra khi thực hiện đúng cách.
Các thương hiệu cần xác định các influencer phù hợp với giá trị thương hiệu của họ và những influencer thực sự matching tới đối tượng mục tiêu chứ không dựa trên số lượng người theo dõi.
Các thương hiệu nên xem xét cách sử dụng các influencer để tạo ra nội dung xác thực và đáng tin cậy cũng như xây dựng mối quan hệ với thương hiệu thông qua những người theo dõi của các influencer đó. Dù họ thuộc nhóm micro hay nano influencer có hàng triệu người theo dõi, các thương hiệu cũng cần xác định sự kết hợp phù hợp nhất với chiến lược phát triển của họ.
Hải Yến - MarketingAI
Theo creativemoment
>> Có thể bạn chưa biết: Chiến lược tiếp thị của Nike: trở thành “trùm” nhờ khai thác Youtube Influencers
Bình luận của bạn