Thương mại dịch vụ là gì? 4 đặc điểm nổi bật của thương mại dịch vụ

25 Thg 05

Thương mại dịch vụ là gì? Đâu là điểm khác biệt lớn nhất giữa thương mại dịch vụ và thương mại hàng hoá? Dịch vụ làm thay đổi nền kinh tế quốc gia trên quy mô lớn và rộng. Đây chính...

Thương mại dịch vụ là gì? Đâu là điểm khác biệt lớn nhất giữa thương mại dịch vụ và thương mại hàng hoá?

Dịch vụ làm thay đổi nền kinh tế quốc gia trên quy mô lớn và rộng. Đây chính là động lực cho việc thương mại hoá toàn cầu. Vậy thương mại dịch vụ là gì? Vai trò của thương mại dịch vụ như thế nào? Tại sao lại đánh giá thương mại dịch vụ là ngành kinh tế mũi nhọn đang được nhà nước quan tâm và đầu tư phát triển?

Thương mại dịch vụ là gì?

Thương mại dịch vụ là một hoạt động thương mại diễn ra giữa hai hay nhiều đối tượng với nhau, trong đó một bên là cung ứng dịch vụ, một bên là sử dụng dịch vụ. Quá trình trao đổi giữa hai bên sẽ diễn ra liên tục và có mối quan hệ mật thiết với nhau. Đối tượng chính trong thương mại dịch vụ chính là dịch vụ (sản phẩm vô hình). 

>>>Xem thêm: Customer service là gì? 

Ngành thương mại dịch vụ là gì?

Ngành thương mại dịch vụ là một ngành kinh tế độc lập. Trong những năm qua, khi xã hội phát triển và mở rộng quan hệ quốc tế, ngành thương mại dịch vụ khách hàng được đánh giá là một trong những ngành có tiềm năng lớn và mang tính đột phá cao. Ngành thương mại dịch vụ bao gồm chuỗi các hoạt động gia tăng giá trị cho các doanh nghiệp như hoạt động giao thông vận tải, dịch vụ y tế, giáo dục, bảo hiểm, xử lý chất thải…

Công ty thương mại dịch vụ là gì?

Công ty thương mại dịch vụ là các công ty chuyên về các loại hình dịch vụ như du lịch, ngân hàng, thể thao, vận tải… Hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần, công ty TNHH MTV hoặc công ty TNHH 2 thành viên trở lên.

Thương mại dịch vụ là ngành kinh tế mũi nhọn đang được nhà nước quan tâm và đầu tư

Thương mại dịch vụ là ngành kinh tế mũi nhọn đang được nhà nước quan tâm và đầu tư

Vai trò của thương mại dịch vụ

Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Vai trò của thương mại dịch vụ quan trọng trong việc hỗ trợ và thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế quốc dân, đặc biệt là hỗ trợ các ngành như bưu chính - viễn thông, giao thông - vận tải… 

Theo WTO, trong giai đoạn 1980 - 2002, thương mại dịch vụ trên thế giới có tốc độ tăng trưởng bình quân là 9% (cao hơn tốc độ tăng trưởng của thương mại hàng hoá - 6%). Bên cạnh đó, thương mại dịch vụ còn đóng góp khoảng 60% giá trị đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào Việt Nam.

Tăng cường hội nhập khu vực và quốc tế

Hội nhập quốc tế không chỉ còn dành riêng cho các ngành thương mại hàng hoá, mà ngay cả các ngành thuộc lĩnh vực thương mại dịch vụ như y tế, giáo dục, tài chính - viễn thông… cũng đã từng bước tham gia vào. Trước những bất lợi về nền kinh tế phát triển chậm, các quốc gia đang phát triển này cũng đã tích cực khai thác lợi thế của mình để cải thiện cán cân thương mại thông qua các ngành dịch vụ như xuất khẩu lao động, ngành du lịch…

Thúc đẩy phân công lao động và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Sau khi tìm hiểu thương mại dịch vụ là gì bạn sẽ thấy ngành thương mại dịch vụ đang ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu chung của nền kinh tế quốc dân. Đồng thời, một số ngành dịch vụ mới ra đời đã thúc đẩy sự trao đổi tích cực và mạnh mẽ giữa các vùng, miền, quốc gia với nhau.

Những tác động này đã góp phần thúc đẩy quá trình phân công lao động xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong phạm vi quốc gia cũng như toàn thế giới.

Nâng cao chất lượng cuộc sống

Sự phát triển của ngành thương mại dịch vụ đã mở ra nhiều cơ hội việc làm cho lực lượng lao động trong và ngoài nước, góp phần cải thiện thu nhập cho cộng đồng và người lao động. Đây là yếu tố giúp con người nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân. Khi chúng ta thoả mãn nhu cầu về hàng hoá, dịch vụ, chúng ta sẽ bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến các dịch vụ khác như chăm sóc khách hàng từ sức khỏe tinh thần, giải trí…

Nâng cao chất lượng cuộc sống

Thương mại dịch vụ đang khai thác lợi thế của mình để cải thiện cán cân thương mại

>>> Xem thêm: Xu hướng và dự báo tăng trưởng thị trường bất động sản thương mại Việt Nam (2021-2026)

Đặc điểm của thương mại dịch vụ

Sản phẩm vô hình

Dịch vụ là một sản phẩm vô hình, do vậy, chúng ta không thể nhìn thấy cũng như biết được chất lượng sản phẩm, dịch vụ trước khi sử dụng chúng. Tuy nhiên, chúng ta lại có thể cảm nhận được chúng qua cảm xúc, hành động của khách hàng sau khi sử dụng dịch vụ. Hiệu quả của chất lượng dịch vụ ở mỗi người tiêu dùng lại diễn ra khác nhau. Do vậy, việc đánh giá hiệu quả của thương mại dịch vụ thường sẽ phức tạp hơn thương mại hàng hoá.

Phạm vi hoạt động rất rộng

Thương mại dịch vụ có phạm vi hoạt động tương đối rộng, từ dịch vụ cho tiêu dùng cá nhân cho đến dịch vụ sản xuất, kinh doanh, từ lao động đơn giản cho đến lao động sử dụng chất xám ở trình độ cao… Do đó, đây được coi là một trong những lĩnh vực có nhiều cơ hội phát triển và tạo được nhiều việc làm cho người lao động.

Sự lan tỏa rất lớn

Không chỉ hoạt động trong phạm vi rộng, thương mại dịch vụ hiện nay còn có sự lan tỏa rất lớn khi đóng vai trò làm trung gian đối với sản xuất và thương mại hàng hoá. 

Nếu thương mại dịch vụ được tự do hoá thì lợi ích mà nó đem lại sẽ cao xấp xỉ bằng lợi ích mà thương mại hàng hóa đóng góp cho ngành hàng hoá công nghiệp và nông nghiệp. 

Đối mặt với nhiều rào cản thương mại

Hội nhập mang lại nhiều lợi ích cho ngành thương mại dịch vụ nhưng cũng đồng thời khiến chúng ta đối mặt với nhiều rào cản về tâm lí, ngôn ngữ, tập quán, truyền thống văn hoá… Do đó, xét về khía cạnh này thì thương mại dịch vụ sẽ phải đối mặt với nhiều rào cản hơn thương mại hàng hoá.

Các cuộc thương lượng tự do hoá thương mại dịch vụ thường gặp khó khăn nhiều và phụ thuộc phần lớn vào tình hình chính trị, văn hoá, cũng như kinh tế - xã hội ở nước đó.

thuong-mai-dich-vu-doi-mat-voi-rao-can-thuong-mai

Thương mại dịch vụ luôn phải đối mặt với nhiều rào cản thương mại

So sánh thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ

Điểm giống nhau

Thương mại hàng hoá và thương mại dịch vụ đều là những hoạt động bao gồm sự tham gia của các bên chủ thể trên thị trường: bên bán (bên cung cấp dịch vụ) và bên mua (bên sử dụng dịch vụ).

Việc trao đổi giữa hai loại hình thương mại này đều mang tính chất đền bù ngang giá.

Điểm khác nhau

Trong khi, việc trao đổi trong thương mại hàng hóa luôn dẫn đến hệ quả pháp lý là chuyển giao quyền sở hữu từ người bán sang người mua thì đối với thương mại dịch vụ hệ quả này không được thiết lập.

Quá trình sản xuất và tiêu thụ trong thương mại hàng hoá thường tách rời, còn thương mại dịch vụ lại diễn ra đồng thời và trực tiếp hai khâu tạo ra và tiêu dùng dịch vụ giữa nhà cung ứng và khách hàng.

Thương mại dịch vụ thường không đồng nhất và có thể thay đổi linh hoạt phù hợp với từng khách hàng. Do đó, hiệu quả của dịch vụ thường được đo lường qua mức độ hài lòng của khách hàng về dịch vụ mà họ đã sử dụng.

Khác với thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ không dẫn đến quyền chuyển giao sở hữu từ người bán sang người mua

Khác với thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ không dẫn đến quyền chuyển giao sở hữu từ người bán sang người mua

>>> Xem thêm: Khác biệt giữa marketing mạng xã hội và marketing thương mại là gì?

Ví dụ về thương mại dịch vụ

Dịch vụ nhà cung cấp dịch chuyển đến nơi có người tiêu dùng: Dịch vụ bác sĩ đến khám bệnh tại nhà cho bệnh nhân. 

Dịch vụ người tiêu dùng di chuyển đến nơi chó nhà cung ứng dịch vụ: Bệnh nhân đến bệnh viện để khám, chữa bệnh. 

Ví dụ về thương mại dịch vụ chuyển dịch trực tiếp từ nhà cung ứng đến người tiêu dùng: Dịch vụ chuyển tiền qua ngân hàng. 

Dịch vụ di chuyển người tiêu dùng sang nước khác: Dịch vụ du lịch nước ngoài

Ví dụ về thương mại dịch vụ xuyên quốc gia: Dịch vụ kế toán từ xa của một công ty có trụ sở tại quốc gia A cung cấp cho một công ty có trụ sợ tại quốc gia B.

Dịch vụ viễn thông, bao gồm: Dịch vụ gọi ra nước ngoài, dịch vụ fax, dịch vụ tư vấn qua email…

Tạm kết

Như vậy sau khi tìm hiểu thương mại dịch vụ là gì có thể thấy chúng đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc phát huy thế mạnh của mỗi quốc gia, là tiền đề cho những bước đầu gia nhập xu hướng toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế. Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan về ngành dịch vụ thương mại. 

Thanh Thanh - MarketingAI

>>> Có thể bạn quan tâm: Xu hướng thương mại xã hội bất ngờ lấn át thị trường trong năm 2022

Đánh giá của bạn

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.