cover

Khác biệt giữa marketing mạng xã hội và marketing thương mại là gì?

26 Thg 05

Đối với những bạn sinh viên đang muốn theo học ngành Marketing hay kể cả những người đã đi làm thì cũng chưa chắc đã hiểu rõ cụ thể Marketing thương mại là gì? Hiện nay có rất nhiều các...

Đối với những bạn sinh viên đang muốn theo học ngành Marketing hay kể cả những người đã đi làm thì cũng chưa chắc đã hiểu rõ cụ thể Marketing thương mại là gì? Hiện nay có rất nhiều các trường đại học, cao đẳng cũng đang giảng dạy và đào tạo ngành học này. Vậy ngành Marketing thương mại là gì? Nó khác gì so với marketing mạng xã hội. 

Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn thông tin chi tiết nhất về lĩnh vực marketing thương mại (trade marketing) đang rất được nhiều người quan tâm này.

Marketing thương mại là gì?

Khác biệt giữa marketing mạng xã hội và marketing thương mại là gì?- Ảnh 1.Theo E.J McCarthy
“Marketing là quá trình thực hiện chuỗi hoạt động nhằm đạt được mục tiêu của một tổ chức thông qua việc đoán trước nhu cầu khách hàng hoặc người tiêu dùng để điều khiển các dòng hàng hóa dịch vụ thỏa mãn mong đợi từ nhà sản xuất tới các khách hàng hoặc người tiêu thụ”.

Phát triển tới trình độ hiện nay, marketing đã có khả năng đáp ứng tốt nhất yêu cầu đặt ra cho sự thành công của hoạt động thương mại của doanh nghiệp. Nhưng, tính chất trực tiếp phục vụ cho quá trình thương mại của doanh nghiệp dường như đã bị che lấp. Marketing đã trở thành một quan điểm, một khoa học, một công cụ hữu hiệu chung cho quản trị kinh doanh trong toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp. 

Nguồn gốc “từ thương mại mà ra” của marketing càng bị che lấp thêm bởi những ứng dụng marketing vào các lĩnh vực khác nhau không thuộc lĩnh vực thương mại trong đời sống kinh tế xã hội như chính trị, xã hội, văn hóa, gia đình…

Marketing thương mại là gì?

Marketing thương mại là gì? Nên học Marketing thương mại hay quản trị thương hiệu?

Tuy nhiên, khi phân tích một cách đầy đủ và sâu sắc về  thương mại theo nghĩa rộng cùng với việc xem xét đến mục đích cuối cùng của việc vận dụng marketing ở các tổ chức khác nhau thì nguồn gốc “sinh ra cho thương mại” của marketing vẫn tồn tại như ban đầu nó xuất hiện: nhằm “bán” được các “sản phẩm” (theo nghĩa rộng) của các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội hay cá nhân nào đó trong nền kinh tế.

Từ những phân tích trên đây, để phù hợp với trình độ phát triển của hệ thống lý thuyết marketing hiện nay và ứng dụng marketing hiệu quả vào lĩnh vực hoạt động thương mại của các tổ chức kinh tế, khái niệm marketing thương mại có thể được hiểu như sau: “Marketing thương mại là quá trình tổ chức, quản lý và điều khiển các hoạt động nhằm tạo ra khả năng và đạt được mục tiêu tiêu thụ có hiệu quả nhất sản phẩm của một tổ chức trên cơ sở thỏa mãn một cách tốt nhất nhu cầu của nhà sản xuất, nhà thương mại và người tiêu thụ”.

>>> Xem thêm: Marketing truyền thống là gì? Lối đi nào dẫn đến thành công?

Các hình thức của marketing thương mại

Trade show

Trade show hay triển lãm thương mại là hình thức lâu đời, nơi các nỗ lực để đạt được mục đích nhất định. Các cuộc triển lãm được tổ chức bởi những đơn vị xúc tiến thương mại thuộc chính phủ hoặc tư nhân.

Trade show

Nơi đây được coi là hoàn hảo để các doanh nghiệp thể hiện những cố gắng tiếp thị thương mại của mình, tạo cơ hội và kết nối các mối quan hệ có lợi cho công việc kinh doanh của doanh nghiệp

Trade promotion

Trade promotion hay xúc tiến thương mại là hình thức phổ biến khi tìm hiểu về marketing thương mại là gì. Các nhà sản xuất lựa chọn những ưu đãi, đối tác kinh doanh khác nhau nhằm mục đích tối đa hóa doanh số bán hàng.

Một số hình thức trade promotion thường thấy: các chương trình khuyến mãi về giá như coupon, hàng dùng thử..., xây dựng nhận diện thương hiệu, các sự kiện tại điểm bán,...

Hợp tác với các thương hiệu nổi tiếng

Để tăng khả năng thành công trong lĩnh vực của mình, các doanh nghiệp mới nhập cuộc trên thị trường thường lựa chọn kết hợp với các thương hiệu có uy tín.

Bằng cách này có thể tận dụng danh tiếng của những thương hiệu lớn để thâm nhập vào thị trường và xây dựng vị thế cho riêng mình.

Xây dựng thương hiệu

Hình thức xây dựng thương hiệu trở nên tốt hơn để thu hút các đơn vị trung gian như nhà phân phối, nhà bán lẻ trở thành đối tác của doanh nghiệp. Việc này sẽ không dừng ở việc thiết kế bao bì, mẫu mã mà còn ở việc doanh nghiệp xây dựng thương hiệu ra sao.

Xây dựng thương hiệu

Phân biệt giữa marketing mạng xã hội và marketing thương mại

Nằm lòng về khái niệm marketing thương mại là gì, vậy bạn có biết nó giống và khác marketing xã hội như thế nào không? Dưới đây sẽ là những điểm giống và khác nhau của hai loại hình marketing này.

Phân biệt marketing thương mại và marketing xã hội

Phân biệt marketing thương mại và marketing xã hội

Điểm giống nhau

  • Định hướng của khách hàng là điều quan trọng nhất.
  • Lý thuyết trao đổi là cơ bản.
  • Bước nghiên cứu thị trường cần được áp dụng ngay từ khi bắt đầu
  • Phân đoạn đối tượng cụ thể.
  • Lựa chọn Thị trường mục tiêu phù hợp
  • Tất cả 4P đều được xem xét.
  • Kết quả được đo lường và đánh giá để cải thiện chất lượng.

Điểm khác biệt

Marketing thương mại

Marketing mạng xã hội

Sản phẩm

Bán hàng hóa, dịch vụ hữu hình. 

Bán cảm xúc thèm muốn, khát khao

Mục tiêu đầu tiên

Mục tiêu hàng đầu của Marketing thương mại là làm hài lòng khách hàng bằng cách bán sản phẩm đáp ứng nhu cầu của họ và thu về lợi nhuận.

Mục tiêu chính của Marketing mạng xã hội là đem lại lợi ích cho xã hội và cộng đồng.

Điểm nhấn

Tập trung vào sản phẩm/ dịch vụ cụ thể

Tập trung vào tiếp cận khách hàng và thay đổi hành vi

Công cụ

Công cụ marketing nhằm phục vụ mục đích bán hàng

Công cụ chủ yếu để thay đổi hành vi

Đáp ứng nhu cầu

Trong marketing thương mại, các marketer cần làm hài lòng từng khách hàng

Trong marketing mạng xã hội, các marketer cần làm hài lòng nhu cầu xã hội.

>>> Xem thêm: 6 Bước kế hoạch marketing thương mại hiệu quả

Marketing thương mại học trường nào?

Bạn đam mê học marketing nói chung và marketing thương mại nói riêng? Bạn không biết Marketing Thương mại học trường nào? Marketing thương mại học những gì? Vậy hãy tham khảo một số trường đại học giúp bạn có cái nhìn khái quát về ngành nghề này: Đại học RMIT, Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Thương mại, Đại học FPT...

Marketing Thương mại học trường nào

Doanh nghiệp cũng dựa vào kinh nghiệm và chiến lược Marketing đem đến hiệu quả mà bạn đề xuất để xét mức lương. Marketing thương mại lương bao nhiêu? Cụ thể:

  • Với nhân viên có 1-2 năm kinh nghiệm thì mức lương Marketing sẽ dao động từ 7.000.000đ – 11.000.000đ/ tháng
  • Với nhân viên có 3 – 5 năm thì mức lương sẽ dao động trong khoảng từ 15.000.000đ – 30.000.000đ

Cơ hội việc làm ngành Marketing thương mại

Marketing thương mại ra làm gì? Khi học ngành marketing thương mại bạn có thể làm việc nhiều vị trí khác nhau như:

  • Dịch vụ khách hàng
  • Quản lý nhãn hàng
  • Nhân viên PR
  • Nhân viên truyền thông
  • Digital Marketing
  • Quản trị dịch vụ thương hiệu, khách hàng
  • Sale

Lời kết:

Như vậy chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu một số thông tin cơ bản về marketing thương mại. Chắc hẳn qua bài viết này các bạn cũng đã hiểu rõ được marketing thương mại là gì và sự khác biệt của nó với marketing mạng xã hội ra sao. Hi vọng, với những thông tin ít ỏi kể trên có thể làm hài lòng tất cả các bạn. Nếu bạn là học sinh đang muốn theo học ngành học này thì chúc bạn có thể nhanh chóng thực hiện được ước mơ của mình nhé.

Thao Nguyen - MarketingAI

Từ khoá liên quan: Marketing, quản trị thương hiệu là gì, marketing thương mại và marketing, quản trị thương hiệu, Marketing thương hiệu là gì, Marketing cần học những gì, Marketing là gì, Ngành Marketing học trường nào, Ngành Marketing thi khối nào, Ngành Marketing lương bao nhiêu, Ngành Marketing có dễ xin việc không.

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.