Taxonomy là gì? Taxonomy trong Wordpress là tiện ích được mọi người sử dụng rất nhiều nhưng không phải ai cũng biết là hiểu rõ về nó. Thuật ngữ Taxonomy được bắt nguồn từ Linnaean taxonomy - một phương pháp phân loại sinh học, Taxonomy là một phần quan trọng trong việc phân loại nội dung site Wordpress. Tuy nhiên, thuật ngữ này thường gây nhầm lẫn cho nhiều người vì "phân loại" không phải là điều giống như chúng ta thường sử dụng trong đời sống hàng ngày. Vậy Taxonomy là gì? Tại sao bạn nên quan tâm đến phân loại trên trang Wordpress? Có những loại Taxonomy phổ biến nào? Cùng MarketingAI tìm hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây.
Wordpress Taxonomy là gì?
Taxonomy trong Wordpress là thuật ngữ dùng để chỉ cách thức nhóm các nội dung lại với nhau dựa trên một số mối quan hệ nhất định, hoặc có cùng một tính chất nào đó.
Ví dụ, MarketingAI là website chuyên tổng hợp kiến thức và thông tin đến lĩnh vực marketing do đó chúng tôi tạo các phân loại nội dung website theo các danh mục Digital Marketing, Tài liệu - Báo cáo, Sản phẩm Admicro,... và chỉ định các bài đăng có liên quan cho từng đơn vị phân loại.
Theo mặc định của Wordpress, một bài đăng tiêu chuẩn sẽ có hai loại Taxonomy được gọi là Category (Danh mục) và Tag (Thẻ) để khách truy cập dễ dàng tìm thấy nội dung liên quan trên website. Hai loại Taxonomy này là những thiết lập mặc định trong WordPress, nhưng cũng giống như bất kỳ Taxonomy nào khác, bạn có thể xóa, thay đổi hoặc thậm chí có thể thêm nhiều hơn nếu muốn.
Các loại Taxonomy trong Wordpress
Trong phần nội dung trước, chúng ta đã tìm hiểu định nghĩa Taxonomy là gì và hai loại Taxonomy phổ biến nhất gồm Category và Tag. Vậy ngoài hai loại Taxonomy này, Wordpress còn những loại Taxonomy nào?
Wordpress hiện có 4 loại Taxonomy mặc định bao gồm:
- Category (Chuyên mục)
- Tag (Thẻ - Nhãn)
- Link Category (Danh mục liên kết)
- Post Format (Định dạng bài viết)
và một cách nhóm thủ công mang tên Custom Taxonomy.
Trong phần này, hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về bốn loại Taxonomy mặc định trong Wordpress về vai trò và sự khác biệt giữa các loại Taxonomy này:
>>> Xem thêm: WordPress là gì? #7 lý do bạn nên sử dụng WordPress cho website
Taxonomy Category
Category còn được gọi với tên Danh mục, Chuyên mục là một Wordpress Taxonomy được sử dụng để nhóm các bài viết theo cùng chủ đề, thể loại hoặc có liên quan đến nhau dưới dạng cây. Category có thứ bậc và bắt buộc phải có đối với mỗi bài viết và khi bắt đầu tạo lập website.
Với category, người dùng có thể nhanh chóng sắp xếp, phân biệt, tìm kiếm và lọc thông tin để tìm chính xác những gì họ cần.
Ví dụ với một website về phim ảnh có thể chia website thành một số Category sau: "Phim lẻ", Phim bộ", "Phim chiếu rạp", "Thể loại",...
>>> Có thể bạn quan tâm: Category là gì? Website có bao nhiêu category thì sẽ hiệu quả nhất?
Taxonomy Tag
Tag hay thẻ là một taxonomy tương tự như Category, nhưng có dạng tự do hơn và là một nhóm chủ đề nhỏ hơn so với Category. Tag được sử dụng để mô tả nội dung chi tiết của bài viết, thay vì chủ đề chung. Do đó một bài viết có thể có nhiều tag và chúng thường được hiển thị gần các bài đăng hoặc dưới dạng các "cụm thẻ".
Việc sử dụng Tag là tùy chọn, bạn có thể sử dụng hoặc không. Bạn có thể đặt các danh mục bên trong các danh mục khác, nhưng không thể làm như vậy đối với các thẻ.
Ví dụ, nếu bạn muốn nhóm những phim có Châu Tinh Trì đóng bạn có thể tạo tag "Châu Tinh Trì" và nhiều tag khác để mô tả nội dung phim chi tiết nhất. Khi người dùng search bằng các tag này, các bài viết có chưa tag này sẽ được liệt kê.
>>> Có thể bạn quan tâm: Tag là gì? Những cách sử dụng tag để hỗ trợ SEO một cách hiệu quả nhất
Taxonomy Link Category
Như tên gọi, Link Category là một taxonomy cho phép người dùng liên kết các category trong website. Sử dụng link Category để tạo đường dẫn URL ra bên ngoài site hoặc trỏ đến các trang hoặc bài viết nội bộ.
Taxonomy Post Format
Post format giúp phân loại nội dung trên website dựa theo format (định dạng) cụ thể như video, Audio, Hình ảnh, Quote,...
Custom Taxonomies là gì?
Ngoài 4 taxonomy mặc định được Wordpress thiết lập sẵn, bạn hoàn toàn có thể mở rộng chức năng của các đơn vị taxonomy hiện có để tạo nên các taxonomy mới nhằm cải thiện việc phân loại nội dung. Những taxonomy nằm ngoài các taxonomy mặc định này được gọi là Custom Taxonomy.
Với Custom Taxonomy, bạn có thể tạo ra số lượng không giới hạn các đơn vị phân loại của riêng mình.
Bạn có thể cấu trúc Custom Taxonomy của mình tương tự như category hoặc tag.
Ví dụ: nếu bạn có một trang web WordPress về sách, bạn có thể tạo các đơn vị Custom Taxonomy một cách thủ công cho:
- Tác giả
- Thể loại
- Quốc gia
Mỗi taxonomy này có thể được chỉnh sửa thêm nhiều category phụ.
Bằng cách đó, độc giả của bạn có thể dễ dàng tìm thấy nội dung liên quan đến tác giả và thể loại cũng như quốc gia mà họ thích.
Cách custom Wordpress Taxonomies
Để website trở nên chuyên nghiệp và thân thiện hơn với người dùng việc tạo thêm custom taxonomy là công việc không thể thiếu. Dưới đây, MarketingAI sẽ hướng dẫn bạn đọc cách custom taxonomy nhanh chóng và dễ hiểu nhất.
Việc tạo Custom Taxonomy không quá phức tạp. Bạn có thể lựa chọn một trong hai cách sau:
- Sử dụng Plugin
- Sử dụng Code
Sử dụng Plugin
Hiện có rất nhiều plugin hỗ trợ việc nhóm nội dung thông qua custom taxonomy. Hai plugin phổ biến và được khuyên dùng nhiều nhất là Custom Post Types UI và Pods.
Dưới đây là hướng dẫn tạo custom taxonomy bằng plugin Custom Post Types UI:
1. Đầu tiên, tải xuống và cài đặt plugin Custom Post Types UI tại đây.
2. Sau đó, một mục mới có tên CPT UI sẽ xuất hiện trên sidebar. Tiếp theo, ấn chọn mục Add/Edit Taxonomies.
3. Tạo một taxonomy slug, điền đầy đủ thông tin trong hai trường plural và singular (tương tự như hình) và lựa chọn Post Type mong muốn cho taxonomy vừa tạo.
4. Nhấn Add Taxonomy để tạo Custom Taxonomy.
5. Kiểm tra taxonomy có hiển thị hay không bằng cách chuyển tới mục Posts > Add New. Nếu xuất hiện taxonomy mới trên thanh chức năng bên phải, quá trình tạo custom taxonomy đã thành công.
Trong bước này, bạn có thể tiến hành cài đặt thêm nhiều tính năng và cấu trúc cho taxonomy vừa tạo. Chẳng hạn như:
- Public: Quyết định xem đây có phải là taxonomy công khai cho phép người dùng có thể lọc và tìm kiếm nội dung hay riêng tư cho riêng nhân viên của bạn.
- Hierarchical: Taxonomy có phân cấp hay không, nghĩa là nó có sử dụng mối quan hệ cha/con như Category hay một danh sách phẳng như Tag.
Sử dụng Code
Nếu có kiến thức về code và muốn làm theo cách thủ công, bạn có thể thêm code vào file functions.php trong thư mục gốc của theme để tạo custom taxonomy.
Trước tiên hãy truy cập vào file cài đặt WP của bạn bằng một số trình quản lý hosting như FTP, cPanel hoặc các phương tiện khác. Tìm thư mục wp-content > themes và mở tệp functions.php trong trình soạn thảo code. Hoặc, vào Appearance -> Editor và tìm file functions.php cách này nhanh và an toàn hơn.
Sau đó, bạn sẽ lấy những code bên dưới và điều chỉnh nó dựa trên taxonomy muốn tạo.
Non-hierarchical taxonomy (tương tự như Tag)// Add new taxonomy, NOT hierarchical (like tags)
$labels
=
array
(
'name'
=> _x(
'Writers'
,
'taxonomy general name'
,
'textdomain'
),
'singular_name'
=> _x(
'Writer'
,
'taxonomy singular name'
,
'textdomain'
),
'search_items'
=> __(
'Search Writers'
,
'textdomain'
),
'popular_items'
=> __(
'Popular Writers'
,
'textdomain'
),
'all_items'
=> __(
'All Writers'
,
'textdomain'
),
'parent_item'
=> null,
'parent_item_colon'
=> null,
'edit_item'
=> __(
'Edit Writer'
,
'textdomain'
),
'update_item'
=> __(
'Update Writer'
,
'textdomain'
),
'add_new_item'
=> __(
'Add New Writer'
,
'textdomain'
),
'new_item_name'
=> __(
'New Writer Name'
,
'textdomain'
),
'separate_items_with_commas'
=> __(
'Separate writers with commas'
,
'textdomain'
),
'add_or_remove_items'
=> __(
'Add or remove writers'
,
'textdomain'
),
'choose_from_most_used'
=> __(
'Choose from the most used writers'
,
'textdomain'
),
'not_found'
=> __(
'No writers found.'
,
'textdomain'
),
'menu_name'
=> __(
'Writers'
,
'textdomain'
),
);
$args
=
array
(
'hierarchical'
=> false,
'labels'
=>
$labels
,
'show_ui'
=> true,
'show_admin_column'
=> true,
'update_count_callback'
=>
'_update_post_term_count'
,
'query_var'
=> true,
'rewrite'
=>
array
(
'slug'
=>
'writer'
),
);
register_taxonomy(
'writer'
,
'book'
,
$args
);
}
// hook into the init action and call create_book_taxonomies when it fires
add_action(
'init'
,
'wpdocs_create_book_taxonomies'
, 0 )
// Add new taxonomy, make it hierarchical (like categories)
$labels
=
array
(
'name'
=> _x(
'Genres'
,
'taxonomy general name'
,
'textdomain'
),
'singular_name'
=> _x(
'Genre'
,
'taxonomy singular name'
,
'textdomain'
),
'search_items'
=> __(
'Search Genres'
,
'textdomain'
),
'all_items'
=> __(
'All Genres'
,
'textdomain'
),
'parent_item'
=> __(
'Parent Genre'
,
'textdomain'
),
'parent_item_colon'
=> __(
'Parent Genre:'
,
'textdomain'
),
'edit_item'
=> __(
'Edit Genre'
,
'textdomain'
),
'update_item'
=> __(
'Update Genre'
,
'textdomain'
),
'add_new_item'
=> __(
'Add New Genre'
,
'textdomain'
),
'new_item_name'
=> __(
'New Genre Name'
,
'textdomain'
),
'menu_name'
=> __(
'Genre'
,
'textdomain'
),
);
$args
=
array
(
'hierarchical'
=> true,
'labels'
=>
$labels
,
'show_ui'
=> true,
'show_admin_column'
=> true,
'query_var'
=> true,
'rewrite'
=>
array
(
'slug'
=>
'genre'
),
);
register_taxonomy(
'genre'
,
array
(
'book'
),
$args
);
unset(
$args
);
unset(
$labels
);
Những code này tạo ra hai taxonomy chính, một có khả năng phân cấp mối quan hệ cha/con và một cái thì không. Về cơ bản, đây tương tự như một tập hợp các Category và Tag. Những code này được chính team WordPress Codex đăng tải trên trang offical taxonomy với hai taxonomy "genres" và "writers" cho loại bài đăng về chủ đề Sách. Vì vậy, những gì bạn cần làm là tìm kiếm và thay thế các từ khóa liên quan đến Sách bằng từ khóa của riêng bạn.
Kết
Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về Taxonomy là gì, nắm rõ các loại taxonomy hiện có, từ đó có thể tự tạo được nhiều taxonomy riêng thông qua plugin hoặc thêm code vào file function.php để nội dung trang web được phân loại tốt hơn cũng như gia tăng trải nghiệm người dùng.
Lương Hạnh - MarketingAI
Tổng hợp
Bình luận của bạn