Hầu hết các marketers đều đã từng nghe tới khái niệm category là gì bởi đây là một trong những mục vô cùng quen thuộc trên website. Người làm website nói riêng và dân marketer nói chung đều biết rằng category được sử dụng để sắp xếp và nhóm các bài đăng trên blog của mình thành các phần khác nhau. Ví dụ: một trang web tin tức có thể chia các bài viết thành các danh mục cụ thể như Tin tức, Quan điểm, Thời tiết và Thể thao. Category giúp khách truy cập nhanh chóng biết website của bạn nói về chủ đề gì và cho phép họ điều hướng trang web nhanh hơn. Tìm hiểu về category là gì và cách tạo category trong bài viết dưới đây nhé!
Category là gì?
Category là một thuật ngữ quen thuộc trong SEO và thường được biết đến với các tên khác là Danh mục, Chuyên mục. Category có nhiệm vụ phân loại, liên kết các trang riêng lẻ có cùng chủ đề hoặc có nội dung tương tự lại với nhau, dựa trên việc nghiên cứu kỹ nội dung các bài viết. Được sử dụng rộng rãi trong các nền tảng blog như WordPress, các category có tác dụng cung cấp thứ tự và cấu trúc cho nội dung của trang web hoặc phân loại nó trở nên rõ ràng hơn. Category sắp xếp nội dung theo cách giúp người dùng dễ dàng tìm thấy những gì họ đang tìm kiếm một cách tốt nhất và các trang category đó đóng vai trò như một chỉ mục của tất cả các trang và bài đăng thuộc chủ đề category đó.
Category mặc định trong các WordPress mới được tạo là "Uncategorized". Và nếu bạn không chọn một danh mục cụ thể nào cho bài đăng của mình, thì bài đăng đó sẽ tự động được cho vào mục đó. Chỉ quản trị viên WordPress mới có thể thay đổi category mặc định trong mục Cài đặt >> Viết.
Cách tạo category
Khi chỉnh sửa một bài đăng trên blog, bạn có thể đưa nó vào một category cụ thể bằng cách tick chọn các hộp bên phía tay phải bài viết.
Nếu bạn cần thêm một category mới trong khi chỉnh sửa bài đăng, chỉ cần nhấp vào liên kết Thêm Danh mục Mới bên dưới danh sách các danh mục hiện có.
Bạn cũng có thể thêm một category trực tiếp từ mục Bài đăng (Posts)>>Danh mục (Category). Nhập tên cho danh mục mới và thêm một slug thích hợp. Bạn có thể tạo các slugs thân thiện với URL cho các bài đăng của mình bằng cách sử dụng các chữ cái viết thường, số hoặc dấu gạch nối.
Nếu bạn không nhập bất kỳ nội dung nào vào trường slug, thì WordPress sẽ tự động tạo tên slug dựa trên tên Category. Slugs sẽ góp phần tạo một liên kết trực tiếp (permalink) để dẫn người dùng đến trang danh mục mong muốn, liệt kê tất cả các bài đăng mà bạn đã tạo trong category đó.
Cách tạo category con
Các category cũng có thứ bậc, vậy nên, mỗi category to cũng có thể có nhiều hơn một category con trong đó. Một category con được sử dụng cho một chủ đề phụ trong một chủ đề rộng hơn. Ví dụ: một trang web tin tức có thể có danh mục Tin tức với các danh mục con dành cho tin tức như Tin tức Địa phương, Tin trong nước và Tin thế giới.
Để tạo một danh mục con, hãy chuyển đến mục Bài đăng »Danh mục và chọn một danh mục mẹ từ menu thả xuống. Sau đó điền tên cho danh mục con của bạn, thêm mô tả và slug là tùy chọn.
Bây giờ hãy nhấp vào nút “Thêm danh mục mới” và danh mục con của bạn sẽ được tạo.
Cách chỉnh sửa category
Category có thể được chỉnh sửa từ mục Bài đăng >> Danh mục. Di chuyển chuột đến category bạn muốn chỉnh sửa, sau đó nhấp vào liên kết “Chỉnh sửa”. Thao tác này sẽ mở trình chỉnh sửa nơi bạn có thể thêm hoặc xóa các category mẹ và con, thay đổi tên danh mục, slug hoặc mô tả.
Bạn cũng có thể xóa một category bất kỳ khỏi mục Bài đăng »Danh mục. Việc xóa category dù là lớn hay nhỏ cũng không ảnh hưởng đến các bài đăng trong danh mục đó. WordPress sẽ tự động đưa các bài đăng không được gán category cụ thể đó vào category mặc định.
Tuy nhiên, quản trị viên website cũng cần phải tạo một category mặc định mới hoặc gán các bài viết đó vào các category khác hiện có trước khi category mặc định hiện tại có thể bị xóa.
>>> Có thể bạn quan tâm: Tài liệu wordpress cơ bản đến nâng cao
Cách hiển thị category
Bạn muốn giúp người dùng khi truy cập vào website có thể dễ dàng tìm thấy các bài đăng trong các category yêu thích của họ trên blog của bạn?
Một cách phổ biến để làm điều này là đặt một danh sách các category vào thanh bên (sidebar).
Category có thể được hiển thị trong thanh bên bằng Category widget - một trong các thành phần của WordPress có chức năng thêm nội dung và định hình cho sidebar hay footer. Di chuyển tới phần Giao diện >> Widget >> kéo và thả các category widget trong thanh bên. Tất cả các category sẽ được hiển thị trong thanh bên, ngoại trừ những category không có bài đăng.
Category widget cho phép bạn hiển thị danh mục của mình dưới dạng menu thả xuống hoặc danh sách. Bạn cũng có thể chọn nút bên dưới đây nếu bạn muốn hiển thị số lượng bài viết trong mỗi danh mục.
Nếu bạn chọn tùy chọn Hiển thị thứ bậc (Show hierarchy), các category con sẽ được biểu thị bằng kiểu đặc biệt, thường là thụt lề vào trong so với category to. Sự xuất hiện như thế nào sẽ phụ thuộc vào chủ đề của category đó. Nếu không chọn tùy chọn này, thì tất cả các category sẽ trông giống nhau trong danh sách thả xuống, cho dù đó là category to hay category con.
Bạn cũng có thể thêm các category vào menu điều hướng của trang web. Để làm điều đó, hãy di chuyển đến Giao diện >> Menu. Tiếp theo, nhấp vào “Category”, chọn danh mục bạn muốn thêm trên menu của mình và nhấp vào nút “Thêm vào menu”.
Sự khác nhau giữa Category và tag là gì?
Category và tag đều là những cách phân loại nội dung được cài đặt theo mặc định trong WordPress. Vậy, sự khác nhau giữa tag và category là gì? Nếu như Category sắp xếp các nội dung theo từng chủ đề như ở trên đã phân tích thì tag giúp xác định tất cả các bài đăng mà bạn đã tạo có gắn thẻ bằng một từ cụ thể. Ví dụ, một chuỗi bài về Dịch Covid-19 sẽ được gắn thẻ Dịch Covid-19, cho dù ở bất cứ chủ đề nào.
Hãy nghĩ về các category giống như các mục lục ở trang đầu của cuốn sách. Họ tách nội dung trên trang web của bạn thành các chủ đề chung. Trong khi các thẻ giống như chỉ mục ở phía sau một cuốn sách, vì chúng chỉ định các từ mô tả chi tiết rất cụ thể về bài đăng của bạn.
Một trong những điểm khác biệt lớn nhất giữa category và tag là bạn bắt buộc phải chọn một category cho bài đăng của mình và nếu bạn không chọn thì chúng được liệt kê trong mục “chưa được phân loại”. Trong khi đó, việc gán tag cho một bài viết là hoàn toàn không bắt buộc.
Category giúp khách truy cập hiểu hơn về nội dung trên website và giúp họ điều hướng nội dung nhanh và dễ dàng hơn đến phần mà họ tìm kiếm. Và chúng có thể được phân cấp cụ thể nếu bạn sử dụng danh mục con. Trong khi đó, các tag không có sự phân cấp, nên không có tag to và tag con.
>>> Có thể bạn quan tâm: Tag là gì
Cách chuyển đổi danh mục thành thẻ
Tại một số thời điểm, bạn có thể muốn thay đổi category của mình thành tag hoặc ngược lại. Để làm điều đó, hãy di chuyển đến mục Công cụ >> Nhập và nhấp vào “Công cụ chuyển đổi category và tag”. Tiếp theo, nhấp vào nút Run Importer. Sau đó, một cửa sổ bật lên sẽ yêu cầu bạn cài đặt trình nhập (importer), tiếp tục nhấp vào nút Run Importer.
Sau khi trình nhập được cài đặt, hãy nhấp vào Kích hoạt Plugin và Run Importer. Tiếp theo, chọn tùy chọn chuyển đổi bạn muốn. Bây giờ, chọn các mục bạn muốn chuyển đổi bằng cách nhấp vào từng mục và nhấp vào nút Chuyển đổi.
Website nên sử dụng bao nhiêu category để đạt hiệu quả tốt nhất?
Có phải càng nhiều category trong một website thì xếp hạng của website trên Google sẽ càng cao hơn không?
Câu trả lời là không! Trên thực tế thì càng có nhiều Category thì sẽ chỉ càng làm cho website của bạn trở nên lộn xộn hơn thôi. Việc tạo và sắp xếp Category phải vận dụng tư duy và sự hiểu biết rõ ràng về nội dung các bài viết trên website vì chức năng chính của nó là phân loại các bài viết.
Chính vì thế, một website nên chỉ chứa dưới 10 category to và dùng thêm chức năng tag hoặc category con để hỗ trợ thêm. Ví dụ, bạn website của bạn muốn tập trung vào Digital Marketing, thay vì chia các mục trong Digital Marketing thành các category to thì bạn có thể tạo một mục Digital Marketing to và các category con là các lĩnh vực bên trong nó, như Content Marketing, Display ads,... Vì một website tập trung về Digital Marketing còn có thể thêm các chuyên mục khác như Thương hiệu, Góc nhìn,...
Với phương thức phân chia này, các bài đăng sẽ có tính khái quát cao hơn và giúp người dùng tìm kiếm đơn giản hơn.
Kết
Như vậy, thông qua bài viết này, các marketer đã có thể hiểu rõ hơn về category là gì và cách tạo, sử dụng và chuyển đổi chúng thay vì chỉ nắm chung chung như trước kia. Hi vọng thông qua bài viết này, các bạn có thể tạo và sắp xếp các category một cách hợp lý và thông minh cho website của mình, giúp việc điều hướng người dùng trở nên hiệu quả hơn.
Tô Linh - MarketingAI
Theo Wpbeginner
Bình luận của bạn