Event Marketing - Động lực thúc đẩy chi tiêu đáng kinh ngạc của Gen Z
#1. 86% Gen Z đang chi tiêu quá mức cho các sự kiện
Trái ngược với lối chi tiêu chặt chẽ thường thấy Gen Z lại có xu hướng chi tiêu khá bốc đồng khi tiếp cận với các sự kiện giải trí. Theo nghiên cứu của Merge chỉ có 14% trong số 1.000 Gen Z tham gia khảo sát chia sẻ rằng họ sẽ cố gắng tuân thủ ngân sách chi tiêu của mình khi tham dự các sự kiện. Trong khi đó 86% còn lại nói rằng họ bị hấp dẫn bởi bầu không khí của các sự kiện khiến cho họ vô thức chỉ tiêu quá mức.
Trong đó Gen Z cũng đã chia sẻ về những lý do khiến họ chi tiêu vượt quá ngân sách trong các sự kiện này bao gồm:
- Bị thôi thúc bởi các chương trình ưu đãi
- Bị hấp dẫn bởi các loại sản phẩm hàng hóa phiên bản giới hạn
- Bị thúc đẩy bởi những trải nghiệm tại sự kiện
- Sự tiện lợi và khả năng tiếp cận hàng hóa sản phẩm một cách dễ dàng
- Cảm xúc bị đẩy lên cao trào, đặc biệt là tâm lý fomo khiến họ có xu hướng mua hàng nhanh chóng hơn.
>>> Bạn có thể quan tâm: Insight mới nhất về Gen Z 2024
#2. Quảng cáo thương hiệu tại sự kiện có khả năng thúc đẩy nhu cầu mua hàng Gen Z cực lớn
Từ những yếu tố tác động trên quảng cáo của các thương hiệu tại các sự kiện giải trí, lễ hội cũng có khả năng thúc đẩy nhu cầu mua hàng và tác động rất lớn tới tâm lý của Gen Z. Hơn 50% Gen Z chia sẻ rằng quảng cáo của các thương hiệu tại sự kiện đã ảnh hưởng khá lớn đến hành vi mua hàng của họ trong năm vừa qua. Con số này tiếp tục khẳng định vai trò của các sự kiện trong việc giúp thương hiệu tiếp cận người tiêu dùng và tăng cường doanh số bán hàng.
Tuy nhiên mức độ ảnh hưởng sau sự kiện đối với từng loại mặt hàng là khác nhau. Trong đó các mặt hàng được thúc đẩy doanh số nhiều nhất sau khi Gen Z tiếp xúc tại các sự kiện phải kể đến như thực phẩm và đồ uống (22%) và quần áo và phụ kiện (20%). Đặc biệt, những Gen Z có niềm yêu thích với sản phẩm hợp tác giữa các thương hiệu, cũng thường là người có nhu cầu tham dự các hội chợ thực phẩm và sự kiện thời trang nhiều hơn.
Quảng cáo thương hiệu tại sự kiện có khả năng thúc đẩy nhu cầu mua hàng Gen Z cực lớn
#3. Các mặt hàng được Gen Z mua nhiều trong sự kiện: Thời trang, Thể thao & Giải trí
Báo cáo cho thấy có tới 96% người tham gia các sự kiện thuộc Gen Z đã mua sắm trong sự kiện. Trong đó, Thực phẩm và đồ uống (41,3%) và trang phục và phụ kiện (33,7%) là những mặt hàng được mua nhiều nhất để sử dụng tại các sự kiện. củng cố sự tương tác giữa thời trang, giải trí và trải nghiệm xã hội trong thói quen chi tiêu của thế hệ Z.
Đặc biệt, yếu tố giải trí và những trải nghiệm độc đáo có khả năng thúc đẩy người tiêu dùng chi tiêu nhiều hơn cho các sản phẩm về thời trang. Có tới gần 70% số người được hỏi trả lời rằng khi tham gia các sự kiện thời trang và làm đẹp thì trang phục và phụ kiện là trọng tâm chi tiêu chính của họ. Đặc biệt Gen Z cũng chia sẻ rằng khi tham gia các sự kiện thể thao họ thường có nhu cầu và mong muốn mua trang phục nhiều hơn khi tham gia các sự kiện liên quan đến nghệ thuật và văn hóa. Cho thấy mối quan hệ rất chặt chẽ giữa thể thao và thời trang, đối với việc chi tiêu của người tiêu dùng Gen Z.
Tỷ lệ mua các loại mặt hàng để dùng trong sự kiện
Cách Gen Z chi tiêu khi tham gia sự kiện.
#1. Phân bổ chi tiêu theo nhóm sự kiện
Gần 40% Gen Z chia sẻ rằng họ luôn duy trì ngân sách chi tiêu cho sự kiện hàng năm trong phạm vi 500-1.000 đô la. Tuy nhiên, cũng có một nhóm nhỏ Gen Z báo cáo rằng họ đã chi tới hơn 5.000 đô la cho các sự kiện và chi phí liên quan trong năm qua. Như vậy có thể thấy khả năng cao xu hướng chi tiêu cho các sự kiện của người tiêu dùng thế hệ Z sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.
Đặc biệt, nhóm Gen Z có mức chi tiêu hơn 5.000 đô la cho các sự kiện chia sẻ rằng, mức độ ưu tiên của họ cho từng loại hình sự kiện có sự chênh lệch khá lớn. Trong đó, họ nói rằng bản thân có khả năng tham dự các liên hoan phim cao hơn 27%, khả năng tham gia các triển lãm thể dục và chăm sóc sức khỏe cao hơn 20% và tham gia các hội thảo về thời trang và làm đẹp cao hơn 29%.
Đây cũng là nhóm có nhiều khả năng mua hàng sau khi tiếp xúc với thương hiệu tại một sự kiện. Đặc biệt, 41% nhóm này cho biết họ mua sắm để tăng cường sự hiện diện trên phương tiện truyền thông xã hội của mình. Như vậy, sản phẩm của thương hiệu cần phải đáp ứng được mong muốn thể hiện của nhóm người này, đồng thời dễ chia sẻ trên mạng xã hội,... mới có thể chinh phụ phân khúc hẹp nhưng đầy cơ hội này.
#1. Nam giới chi tiêu theo cảm tính nhiều hơn Nữ giới
Nghiên cứu đã cho thấy rằng có tới gần 1/3 nam giới thuộc thế hệ Z dễ rơi vào trạng thái mua hàng theo cảm tính và chi hơn 1.000 đô la mỗi năm cho các sự kiện, con số này nhiều hơn hẳn so với 21,8% của nữ giới. Đặc biệt nam giới cũng rất thích mua các loại hàng hóa dành riêng cho một sự kiện, họ bị ảnh hưởng khá nhiều bởi thần tượng, ví dụ như các sản phẩm để ủng hộ cho đội chơi mà họ yêu thích. Đặc biệt nhóm người tiêu dùng này rất ưa chuộng các kênh nghiên cứu, các video review, lắng nghe podcast và theo dõi các công nghệ AR/VR. Đây cũng là những điểm quan trọng để các thương hiệu có thể tiếp cận nhóm người tiêu dùng là nam giới thuộc Gen Z trong các sự kiện.
Nữ giới thuộc thế hệ Z mặc dù cũng có nhiều khả năng chi tiêu quá mức. Tuy nhiên yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến họ lại là tâm lý fomo - sợ bị bỏ lỡ. Gần một nửa số phụ nữ cho biết họ sẽ chi tới 500 đô la mỗi năm, nhiều hơn hẳn so với 27,4% nam giới thuộc thế hệ Z.
#2. Động lực chi tiêu của Gen Z thay đổi theo từng độ tuổi
Mặc dù cùng là Gen Z Tuy nhiên những người sinh ra ở đầu và cuối thế hệ này lại có những lý do và động lực chi tiêu khác nhau khi tiếp xúc với các sự kiện. Những Gen Z trên 25 tuổi chia sẻ rằng lý do vượt quá ngân sách của họ là sự tiện lợi và khả năng tiếp cận dễ dàng với hàng hóa tại sự kiện. Tuy nhiên họ cũng ngần ngại mua hàng vì lo ngại về sự hối hận sau khi mua.
Ngược lại, nhóm thế hệ Z trẻ tuổi lại coi trọng sự đa dạng và hòa nhập hơn (18,4% so với 11,9%). Họ cũng chịu ảnh hưởng nhiều hơn từ bạn bè đồng trang lứa và có sự yêu thích đối với các sản phẩm độc quyền, giới hạn thường được bày bán tại các sự kiện. Đồng thời họ có xu hướng mua nhiều mặt hàng hơn tại các sự kiện như: sản phẩm nhà cửa, đồ handmade, đồ dùng thể thao, đồ dùng cho thú cưng, đồ dùng ngoài trời và cắm trại, đồ dùng nghệ thuật và thủ công,...
Những loại hình sự kiện yêu thích của Gen Z
#1. Sự kiện thể thao & văn hóa là nhóm sự kiện được yêu thích nhất
Mặc dù Gen Z tham gia vào khá nhiều loại hình sự kiện khác nhau. Tuy nhiên nhóm sự kiện được yêu thích nhất là các sự kiện nằm trong lĩnh vực thể thao, nghệ thuật và văn hóa. Tuy nhiên mức độ yêu thích đối với các sự kiện có sự khác biệt khá lớn giữa nam và nữ. Trong khi nhóm người tiêu dùng Nam yêu thích các sự kiện thể thao, công nghệ và trò chơi. Thì nữ giới lại thiên về các sự kiện nghệ thuật văn hóa, thời trang, làm đẹp và các sự kiện về động vật.
Cụ thể, sự khác biệt về giới tính Gen Z trong từng loại hình sự kiện như sau:
Top các sự kiện được Gen Z ưa chuộng
- Trong các sự kiện thể thao: nam giới có khả năng tham gia các sự kiện thể thao chuyên nghiệp và thể thao mạo hiểm cao hơn nữ giới. Đối với các sự kiện về sức bền, marathon, lễ hội thể dục, hội chợ sức khỏe, sự kiện thể thao cấp cao và cấp đại học, khám phá ngoài trời,... thì không có sự chênh lệch quá lớn giữa hai nhóm giới tính này.
- Trong lĩnh vực nghệ thuật và văn hóa: nam giới có xu hướng tham gia các buổi ra mắt phim, hội chợ truyện tranh và các sự kiện dành cho người hâm mộ, trong khi nữ giới thường tham gia các triển lãm nghệ thuật. Ngoài ra, Gen Z lớn tuổi (trên 25) có nhiều khả năng sẽ tham gia các buổi biểu diễn trực tiếp, hội chợ truyện tranh và hội chợ ẩm thực hơn nhóm trẻ tuổi.
- Trong lĩnh vực công nghệ và đổi mới: nam giới Gen Z có khả năng tham gia các chương trình về đổi mới cao hơn. Nhóm Gen Z lớn tuổi cũng có xu hướng tham gia các triển lãm về AI và tự động hóa cũng như các sự kiện vườn ươm khởi nghiệp nhiều hơn người trẻ.
- Trong các sự kiện thời trang và làm đẹp: Gen Z ưa chuộng nhất các cửa hàng pop-up và các buổi gặp gỡ với Influencer trong lĩnh vực thời trang và làm đẹp.
- Trong các sự kiện phát triển cá nhân: nam giới có xu hướng tham gia các hội nghị về bền vững, các dự án dọn dẹp và phục hồi cộng đồng, xã hội.
#2. Các sự kiện được Gen Z mua sắm nhiều nhất
96% người tham dự sự kiện thuộc thế hệ Z đã mua sắm để sử dụng trong các sự kiện sau:
- Ẩm thực
- Thời trang
- Chăm sóc sắc đẹp
- Sản phẩm thể thao
- Quà & các mặt hàng mới lạ
- Điện tử & Tiện ích
- Sách & Phương tiện truyền thông
- Vật tư thủ công mỹ nghệ
- Sản phẩm sức khỏe & chăm sóc sức khỏe
- Đồ chơi & Trò chơi
Điều này cho thấy, mức chi tiêu của Gen Z tại các sự kiện tương đối đa dạng, phong phú. Mở ra cơ hội hấp dẫn cho khá nhiều ngành hàng khác nhau có thể tham gia.
Những yếu tố thúc đẩy và cản trợ quyết định tham dự sự kiện của Gen Z
#1. Giá vé là yếu tố chính khiến họ từ bỏ các sự kiện
Mặc dù các sự kiện có ảnh hưởng khá lớn tới việc chi tiêu của Gen Z tuy nhiên họ vẫn là một nhóm người tiêu dùng có tư duy rất thực dụng khi quyết định xem có tham gia một sự kiện hay không. Khảo sát đã chỉ ra rằng nguyên nhân lớn nhất khiến cho Gen Z từ bỏ các sự kiện là do giá vé cao (49,4%) và địa điểm thời gian không thuận tiện (38,6%).
Ngoài những yếu tố trên quyết định tham gia sự kiện của Gen Z cũng bị ảnh hưởng bởi một số tác nhân bên ngoài khác như danh tiếng của sự kiện và vấn đề về an toàn sức khỏe. Tuy nhiên cũng có một số những yếu tố nội tại từ bản thân họ có thể tác động tới quyết định này, ví dụ như những trải nghiệm tiêu cực về sự kiện mà họ đã từng trải qua trong quá khứ.
#2. Tính bền vững dù nổi bật nhưng không ảnh hưởng nhiều tới quyết định của Gen Z
Một insight thú vị khác đó là các giá trị về tính bền vững, sự hòa nhập, đa dạng của các sự kiện thường được Gen Z nhắc tới khá nhiều Tuy nhiên đó lại không phải là những yếu tố yếu tố được ưu tiên khi mà Gen Z lựa chọn tham dự một sự kiện nào đó. Điều này cho thấy mặc dù chúng chỉ là những điều kiện thứ yếu, được xem xét sau khi Gen Z thỏa mãn những giá trị về vật chất.
Gen Z cũng chia sẻ rằng, họ cảm thấy không thiện cảm với các thương hiệu Thiếu minh bạch, chạy theo xu hướng, Quảng cáo quá mức và Tính không chân thực tại các sự kiện. Điều này cho thấy, các thương hiệu nên tìm cách tạo ra những trải nghiệm riêng và trung thực hơn cho Thế hệ Z tại các sự kiện, đồng thời xem xét tới sự liên quan giữa bối cảnh sự kiện và câu chuyện của thương hiệu.
>>> Đọc thêm: Báo cáo ảnh hưởng của Content Creator 2024
Bình luận của bạn