cover

Social commerce: các xu hướng thương mại xã hội hàng đầu cho năm 2022

25 Thg 01

Không có gì ngạc nhiên khi eCommerce và social commerce có sự tăng trưởng mạnh mẽ trong năm qua do ảnh hưởng từ Covid-19. Sự thay đổi mô hình này giúp người tiêu dùng cảm thấy mua sắm an toàn...

Không có gì ngạc nhiên khi eCommerce và social commerce có sự tăng trưởng mạnh mẽ trong năm qua do ảnh hưởng từ Covid-19. Sự thay đổi mô hình này giúp người tiêu dùng cảm thấy mua sắm an toàn hơn, tiện lợi hơn và giúp họ tiết kiệm đáng kể thời gian. 

Nhờ Social Commerce, người tiêu dùng có thể kết hợp việc mua sắm với các tài khoản mạng xã hội của họ và giữ liên lạc với gia đình, bạn bè. Họ không cần lái ô tô ra khỏi nhà xe, dành hàng giờ chờ kẹt xe, tìm bãi gửi xe rồi đi lang thang trong trung tâm mua sắm với hàng ngàn người lạ.

Thế giới mua sắm trực tuyến đang thay đổi nhanh chóng và Social commerce - thương mại xã hội là một biến thể gần đây của lĩnh vực này. Social commerce đã giúp mạng xã hội nhận kích hoạt tính năng mua sắm trên nền tảng này dễ dàng hơn. Dưới đây là các xu hướng Social commerce chính sẽ tiếp tục diễn ra trong năm tới mà các thương hiệu cần tận dụng.

UGC content là phương pháp tiếp thị cần thiết

Bản chất của mạng xã hội là giao tiếp và chia sẻ thông tin. Mặc dù có vẻ trái ngược với social commerce nhưng không có vấn đề gì miễn các thương hiệu tránh sử dụng các quảng cáo trắng trợn.

Tất nhiên, việc quảng cáo trên mạng xã hội đã diễn ra trong nhiều năm. Người dùng chấp nhận Facebook Ads như một "thói quen" khi sử dụng nền tảng này. Nhưng những thương hiệu thành công sẽ không bao giờ đi vào lối mòn và tạo những quảng cáo giống với quảng cáo truyền thống. Họ sẽ làm chúng tinh tế và ít trực diện hơn nhiều. Các thương hiệu có xu hướng cung cấp thông tin hữu ích hơn, liên quan tới sản phẩm cho người dùng.

UGC content - nội dung do người dùng tạo là phương pháp marketing rất hiệu quả với các thương hiệu trong những năm gần đây và điều này sẽ quan trọng hơn trong những năm tới. UGC content giúp người dùng cảm thấy gần gũi với thương hiệu hơn thay cho việc cung cấp thông điệp đơn thuần. Mọi người thường chia sẻ nội dung UGC nhiều hơn cũng sẽ giúp tăng phạm vi tiếp cận cho thương hiệu.

Ưu điểm khác của UGC là giúp thay đổi nhận thức mọi người. Nội dung này được tạo ra bởi chính người dùng, do đó nó mang quan điểm trung lập và đáng tin cậy hơn.

Chatbots và social commerce thông qua các ứng dụng nhắn tin phổ biến 

Mạng xã hội thường giúp người dùng trò chuyện và giữ liên lạc nhiều hơn. Đó là lý do vì sao, một số ứng dụng nhắn tin như WhatsApp và Facebook Messenger trở nên phổ biến trong thời gian qua. Không giống như các hình thức truyền thông xã hội khác, ứng dụng nhắn tin cho phép các cuộc trò chuyện hiển thị theo thời gian thực.

Tất nhiên, doanh nghiệp không thể online trên các ứng dụng nhắn tin và chat với khách hàng cả ngày được. Do đó, công nghệ chatbot, tận dụng AI, machine learning được đẩy lên hàng đầu. Các chatbot hiện đại có thể trả lời nhiều hơn ngoài các câu hỏi thông thường. Ứng dụng chatbot có thể có thể "trò chuyện" với người dùng một cách tự nhiên nhất có thể.

Social commerce: các xu hướng thương mại xã hội hàng đầu cho năm 2022- Ảnh 1.

Ảnh: lh5.googleusercontent

>> Xem thêm: 5 xu hướng thời trang quan trọng cần tận dụng trong năm 2021

Mở rộng việc sử dụng AI, ML và AR

Trí tuệ nhân tạo (AI), Machine learning – Học máy (ML) và Augmented reality – Tương tác thực tế ảo (AR) đang dần cải thiện theo thời gian và tham gia vào thương mại xã hội. Như đã thấy ở trên, AI cũng có thể làm cho chatbot thực hiện cuộc trò chuyện hợp lý với người mua tiềm năng.

Còn với AR, ngay trên Instagram, bạn cũng có thể sửa đổi giao diện môi trường xung quanh trên màn hình. Tiktok cũng có khả năng tương tự trợ giúp các video người dùng tạo. Các thương hiệu cũng sử dụng AR cho phép khách hàng sử dụng điện thoại, trang trí ngôi nhà bằng sản phẩm ảo.

Ngoài ra, AI cũng tham gia vào quy trình thanh toán tự động. Ví dụ, nếu một công ty sử dụng Facebook shop, họ cũng có thể sử dụng Jumper.Ai để tạo cuộc trò chuyện với các khách hàng tiềm năng và trò chuyện trong suốt quá trình mua hàng.

Livestream sẽ ngày càng phổ biến

Đại dịch năm 2020 cũng góp phần đẩy nhanh số lượng sử dụng tính năng phát trực tiếp. Từ một nhóm nhỏ trên Zoom hay phát trực tiếp cho một lượng khán giả lớn hơn qua Facebook Live, Twitch hoặc một trong nhiều ứng dụng trực tuyến khác.

Băng thông Internet đã được cải thiện trong năm qua và nhiều người có các thiết bị di động có thể tận dụng tính năng này ở bất cứ đâu.

Nhiều công ty và influencers đã dùng tính năng này để quảng bá ưu điểm và lợi ích sản phẩm. Nó cho phép nhắm mục tiêu khách hàng ở mọi giai đoạn của chu kỳ bán hàng, từ các luồng chung cho đến các luồng tập trung vào lợi ích sản phẩm và thậm chí cả các luồng cung cấp dịch vụ khách hàng.

Người dùng có thể kết hợp phát trực tiếp với quảng cá xã hội để người dùng có thể mua trong ứng dụng. Ví dụ, bạn có thể tổ chức livestream trên Facebook quảng bá lợi ích sản phẩm và tạo quảng cáo trên Facebook Marketplace trong nguồn cấp dữ liệu của những người cùng xem luồng trực tiếp.

Livestream đã trở nên phổ biến đối với thương mại xã hội ở Trung Quốc và thể hiện trên các thị trường trực tuyến như Taobao của Alibaba.

Voice tech được sử dụng thường xuyên hơn

Nhiều Millennials và thế hệ Z thích tìm kiếm bằng giọng nói vì họ rất "lười" gõ phím. Cả Android và Apple đều thiết lập công nghệ voice tech trong các thiết bị của họ và chúng ngày càng trở nên tinh vi hơn. Ngoài, các thiết bị voice độc lập như Amazon Alexa và Google Home đang trở nên phổ biến hơn.

Nhiều người thích voice tech cũng sẵn sàng mua các mặt hàng có sử dụng công nghệ giọng nói. Các thương hiệu tăng khả năng đáp ứng với loại công nghệ này.

Social commerce: các xu hướng thương mại xã hội hàng đầu cho năm 2022- Ảnh 2.

Ảnh: phocuswire

Thị trường mạng xã hội chuyên biệt tiếp tục mở rộng

Một số mạng xã hội lớn đã tham gia vào thị trường thương mại xã hội trên trang web của họ. Chẳng hạn tính năng Buyable Pins trên Pinterest,  Facebook Shops và Instagram Shopping. Tuy nhiên, các thị trường mạng xã hội chuyên biệt cũng đang tiếp tục mở rộng, đặc biệt ở Trung Quốc.

Ví dụ, Pinduoduo là nền tảng eCommerce có tương tác lớn nhất ở Trung Quốc. Nó khuyến khích việc sử dụng thương mại xã hội kết hợp song song bằng cách sử dụng nền tảng Wechat mini. Các nền tảng này đã tạo điều kiện phát triển của thương mại xã hội ở Trung Quốc, có khả năng mở rộng và năm 2021.

Trải nghiệm người dùng của Pinduodui cũng được cố định xoay quanh mô hình duyệt và tương tác thay vì tìm kiếm có chủ đích. Nền tảng này cũng khuyến khích người tiêu dùng lập "đội" ít nhất 2 người để hưởng mức giá thấp hơn.

Các sản phẩm giá rẻ sẽ bán chạy trên các nền tảng xã hội 

Hiện nay. người dùng có xu hướng mua các mặt hàng giá rẻ thông qua tài khoản mạng xã hội của họ hơn là các mặt hàng đắt tiền. Và xu hướng này vẫn sẽ tiếp tục trong thời gian tới.

Điều này là hợp lý bởi người dùng thường không muốn chi quá nhiều tiền vào việc mua sắm. Họ muốn thực hiện nghiên cứu và xem thử sản phẩm trong cửa hàng hơn là mạo hiểm mua thứ gì đó không thực sự cần thiết.

Ngoài ra, vì lĩnh vực thương mại xã hội vẫn còn mới, do đó vẫn còn nhiều tiểm ẩn rủi ro đối với một số người. Người ta có thể mua món đồ trang sức trị giá 20 đô la nhưng sẽ cân nhắc và ít khả năng mua một chiếc nhẫn kim cương chính hãng trên mạng xã hội.

Thương mại xã hội và thương mại điện tử sẽ tích hợp nhiều hơn

Nhiều nền tảng TMĐT đã nhận ra sức mạnh tiềm năng của thương mại xã hội và bắt đầu tích hợp chúng trong thời gian qua. Ví dụ, Shopify giúp người dùng mua trực tiếp trên Pinterest bằng cách sử dụng Buyable Pins . Shopify cũng liên kết bán hàng trên cả 2 kênh Instagram và Facebook. Việc tích hợp giúp mang giao diện cửa hàng Shopify lên Facebook Shop dễ dàng.

Hải Yến - MarketingAI

Theo influencermarketinghub

>> có thể bạn chưa biết: Dự đoán về xu hướng phát triển của thương mại điện tử năm 2021

TAGS:

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.