Phi vụ "lừa đảo siêu thế kỷ” từ Inventing Anna và 5 bài học cho Marketer

20 Thg 09

Thời gian gần đây, Anna Việt Nam trở thành một cái tên hot được cộng đồng mạng quan tâm. Với khả năng diễn xuất thiên tài cùng kỹ năng dựng kịch bản sánh ngang trình phim Hollywood, Anna Việt Nam...

Thời gian gần đây, Anna Việt Nam trở thành một cái tên hot được cộng đồng mạng quan tâm. Với khả năng diễn xuất thiên tài cùng kỹ năng dựng kịch bản sánh ngang trình phim Hollywood, Anna Việt Nam đã khiến cộng đồng mạng đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. 

Tuy nhiên, cái tên Anna không phải ai cũng biết, bắt nguồn từ phi vụ lừa đảo siêu thế kỷ của cô gái Anna Delvey người Nga (tên thật là Anna Sorokin), đã từng làm khuynh đảo cả nước Mỹ. Bộ phim “Inventing Anna” làm mưa làm gió trên Netflix được chuyển thể từ chính câu chuyện đời thực của tiểu thư siêu lừa đảo này. Đối với các Marketers, “Inventing Anna” có thể là một nguồn tài liệu sống về danh tính, sự công nhận, thương hiệu cá nhân và dữ liệu người dùng. 

Bài học 1: Thực sự hiểu rõ khách hàng

Anna Delvey, bằng miệng lưỡi, khả năng nắm bắt hoàn cảnh linh hoạt và hiểu rõ người đối diện, cô đã vươn tới giới thượng lưu để tận hưởng cuộc sống giàu có giữa thành phố New York bon chen xô bồ. Anna mua những bộ quần áo không đủ tiền mua, nghỉ dưỡng bằng tiền của người khác và ăn tối tại nhà hàng tốt nhất trên thế giới mà không hề phải trả một hóa đơn nào. 

Vậy Anna đã làm thế nào? 

Một phần sức hấp dẫn của Anna chính là nhận thức mà cô ấy tạo ra đối với người xung quanh, rằng cô ấy là tiểu thư giới thượng lưu: ăn mặc hàng hiệu, phong thái sang trọng, và đặc biệt bạn bè quanh cô đều là những người giàu có. Nhưng đây là quảng cáo sai sự thật. Trên thực tế, Anna chỉ là một kẻ không một xu dính túi. Khi tin tưởng vào cảm xúc và nhận thức về Anna, bạn bè của cô đã bị lừa một cách hoàn hảo.

Thực sự hiểu rõ khách hàng

Bạn bè xung quanh Anna đều là người giàu có

Hình dung các Marketers là bạn bè của Anna và Anna là khách hàng. Nếu Marketer chỉ tin vào những gì nhìn thấy ở bên ngoài về khách hàng của mình, bạn sẽ truyền tải thông điệp sai đối tượng. Vì vậy, Marketer cần nắm bắt rõ insight, hành vi, tâm lý,... khách hàng chứ không chỉ là những gì mà khách hàng thể hiện ở ngoài. Hiểu sâu về khách hàng giúp các Marketers có thể nhìn xa hơn số lượt truy cập trang web, số lần nhấp chuột và hiển thị để hiểu thông điệp nào quan trọng nhất đối với họ. 

Bài học 2: Sử dụng hiệu ứng Social Proof

Hiệu ứng tâm lý này được sử dụng phổ biến trong Marketing. Tuy nhiên, ngay cả trong bộ phim “Inventing Anna” chúng ta cũng có thể bắt gặp hiệu ứng. Con người là những sinh vật bầy đàn, chúng ta thường nhìn vào hành vi của người khác để đưa ra quyết định của riêng mình về điều gì đó. Vì vậy, khi ai đó gắn liền với danh tiếng và quyền lực, như Anna đã giới thiệu bản thân trên Instagram, chúng ta có nhiều khả năng tin vào những hình ảnh đó.

Phi vụ "lừa đảo siêu thế kỷ” từ Inventing Anna và 5 bài học cho Marketer- Ảnh 2.

Cách Anna xây dựng hình ảnh trên Instagram

Social Proof cũng có thể được sử dụng để khuyến khích mọi người hướng tới hành vi tốt hơn, chẳng hạn như người ta đã nghiên cứu hành vi để khuyến khích sử dụng lại khăn tắm. Nơi các khách sạn để lại ghi chú rằng: 75% khách đã sử dụng lại khăn tắm của họ, điều này khiến nhiều người khác cũng làm như vậy.

Nếu bạn muốn sản phẩm của mình dễ dàng được tin tưởng hơn, hãy đưa ra bằng chứng sử dụng của những người đã từng sử dụng. Feedback, review về sản phẩm là một trong những bằng chứng mạnh mẽ nhất thuyết phục người xem mua hàng. 

Bài học 3: Cam kết và nhất quán với hình ảnh thương hiệu

Việc sử dụng thông điệp nhất quán sẽ giúp tạo cam kết và độ tin cậy đối với thương hiệu của bạn. Cách mà Anna sử dụng là tạo sự nhất quán trong trang phục, điều mà cô ấy đã duy trì ngay cả trong thời gian thử việc. Điều này giúp bạn hiểu rõ hơn về ý tưởng “mặc quần áo cho công việc bạn mơ ước”. Nếu bạn làm những công việc đòi hỏi gặp những khách hàng giới thượng lưu, hãy mặc quần áo như họ, trưởng thành và lịch lãm là một điểm cộng lớn trong mắt khách hàng. 

Cam kết và nhất quán với hình ảnh thương hiệu

Anna luôn chăm chút vẻ ngoài

Tương tự với thương hiệu của bạn, nếu bạn muốn xây dựng hình ảnh thương hiệu sang trọng, quý phái, hãy đưa những hình ảnh đồng nhất với thông điệp mà bạn muốn chia sẻ. Điều này sẽ giúp khách hàng tin tưởng hơn vào thương hiệu của bạn. 

Bài học 4: Sử dụng KOLs, KOCs cho thương hiệu của bạn

Chúng ta có xu hướng nói “có” với những người chúng ta thích. Vì vậy, ngay cả khi trong tù, nhờ những bài báo viết về mình, Anna đã trở thành một người nổi tiếng và được nhiều người ủng hộ. Nguyên tắc này là một lý do tại sao nhận được sự tán đồng của người nổi tiếng đồng nghĩa với việc nhận được sự đồng ý của fan hâm mộ. 

Sử dụng KOLs, KOCs cho thương hiệu của bạn

Anna nhận được nhiều sự quan tâm khi ra tòa

Nếu bạn không có nhiều kinh phí để thuê người nổi tiếng, bạn có thể thuê KOCs, những người nổi tiếng trong một lĩnh vực nào đó. Bởi chúng ta thường có xu hướng tin tưởng những người có chuyên môn trong một lĩnh vực nhất định. Ví dụ: bạn muốn quảng bá về thức ăn, bạn có thể thuê những KOCs có tiếng trong lĩnh vực đó như: Ninhtito, Bà chúa vỉa hè, Little Quân,...

Bài học 5: Áp dụng hiệu ứng FOMO

Đây là một chiến thuật Marketing phổ biến thúc đẩy nỗi sợ bỏ lỡ của chúng ta. Không phải ngẫu nhiên mà Anna và Hayut - bạn trai lừa đảo của cô lại lựa chọn giả mạo là nữ thừa kế người Đức và con trai của một ông trùm kim cương . Bởi những danh tính này không hoàn toàn phổ biến và tạo cho mọi người cảm giác không thể bỏ lỡ để làm quen với một người có máu mặt như vậy. 

Áp dụng hiệu ứng FOMO

Anna giả mạo làm nữ thừa kế người Đức

Trong Marketing, bạn có thể sử dụng sự khan hiếm làm một chiến thuật bán hàng hiệu quả: Các khóa học online thường được áp dụng thông qua thông báo: chỉ còn 3 suất hay chỉ còn 2 tiếng để đăng ký. Tuy nhiên, hiện nay khách hàng ngày càng thông minh hơn, họ biết đâu là chiêu trò Marketing. Vậy nên, hãy sử dụng hiệu ứng này một cách khéo léo để tránh làm khách hàng cảm thấy phản cảm. 

FOMO tác động thế nào đến hành vi mua sắm của người tiêu dùng?

Kết

Anna Sorokin - tiểu thư giả mạo, đã sử dụng những chiêu trò để tìm đường vào giới thượng lưu của Thành phố New York. Câu chuyện của cô đã thu hút sự chú ý của mọi người, được chuyển thể thành phim và giúp chúng ta có nhiều bài học trong cuộc sống. Tuy nhiên, chúng ta không thể phủ nhận, thực chất Anna chỉ là một kẻ khao khát sự thành công dựa trên sự lừa đảo. Nếu thương hiệu của bạn muốn thành công và đột phá doanh số, chúng tôi khuyên bạn hãy bán sản phẩm một cách trung thực. Chất lượng sản phẩm là chìa khóa giúp cho một doanh nghiệp bền vững. 

Minh Anh - MarketingAI

Đánh giá của bạn

TAGS:

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.