Multichannel Marketing là gì? Cách sử dụng Multichannel Marketing

15 Thg 04

Là một nhà tiếp thị, bạn có rất nhiều lộ trình để theo đuổi mục tiêu nâng cao nhận thức về thương hiệu và thu hút ngày càng nhiều khách hàng hơn. Có rất nhiều chiến lược và nền tảng khác nhau để thương hiệu tiếp cận và multichannel marketing - tiếp thị đa kênh là một trong những cách bạn có thể quản lý sự hiện diện của mình trên các nền tảng đó. Multichannel marketing là gì mà được xem là một chiến lược cho phép bạn theo đuổi khách hàng và xây dựng thương hiệu của mình trên nhiều nền tảng khác nhau và sử dụng nhiều chiến thuật khác nhau. Trong bài đăng này, chúng tôi sẽ phân tích multichannel marketing là gì, tiếp thị đa kênh là gì và điều gì làm cho nó khác biệt với các loại hình tiếp thị khác cũng như cách bạn có thể tạo một chiến lược tiếp thị đa kênh thành công.

Multichannel marketing là gì? 

Đúng như cái tên gọi, multichannel marketing tập trung vào việc tiếp thị khách hàng trên nhiều kênh, cả trực tuyến lẫn ngoại tuyến. Bằng cách sử dụng chiến lược này, thương hiệu có thể tạo sự hiện diện nhất quán trên diện rộng và tiếp cận đối tượng mục tiêu ở một số nơi.

Tuy nhiên, khi tiếp thị trên nhiều kênh, sự hiện diện và chiến lược tiếp thị vẫn phải gắn kết với nhau. Bạn không nên tập trung vào các nền tảng khác nhau mà không có chút liên quan gì giữa mục đích và mục tiêu.

Thay vào đó, để tạo thông điệp cho từng nền tảng, bạn vẫn cần phải có một chiến lược phù hợp. Nếu đang nhắm mục tiêu đến cùng một đối tượng, bạn nên xây dựng một chiến lược thống nhất và bổ sung với cách tiếp cận của bạn cho từng nền tảng.

Multichannel marketing là gì? tiếp thị đa kênh là gì
Marketing đa kênh là gì? chiến lược truyền thông đa kênh và hệ thống đa kênh (Ảnh: Internet)

Có ba cách chính để tiếp cận tiếp thị sử dụng đa kênh:

Multichannel marketing: Điều này liên quan đến việc tiếp cận khách hàng bằng nhiều kênh, mỗi kênh có thông điệp phục vụ riêng nhưng chiến lược thống nhất.

Cross-channel marketing: Loại tiếp thị này nhắm mục tiêu tập hợp khách hàng trên các kênh được chọn chia sẻ dữ liệu khách hàng, cho phép tương tác liền mạch trên nhiều kênh đồng thời.

Omni-channel marketing: Thường được sử dụng cho thương mại điện tử, loại tiếp thị này tập trung vào việc tạo ra trải nghiệm được cá nhân hóa cho khách hàng được chia sẻ trên tất cả các kênh.

>>> Xem thêm: Omni Channel là gì? Bán hàng đa kênh có tác dụng như nào với doanh nghiệp?

Vì sao multichannel marketing lại quan trọng? 

Có rất nhiều kênh khác nhau mà bạn có thể tìm thấy khán giả của mình và con số đó đang tăng lên mỗi ngày.

Quay trở lại các kênh tiếp thị truyền thống như biển quảng cáo, bưu thiếp, tờ rơi, network... việc sáng tạo cùng một thông điệp cho chiến dịch là điều rất cần thiết. Ví dụ như các thương hiệu như Nike sẽ chạy cùng một thông điệp và chương trình khuyến mãi trên bảng quảng cáo, bảng hiệu cửa hàng, quảng cáo xe buýt...

Hiện nay, có một số kênh tiếp thị kỹ thuật số khác nhau nhưng không kém phần quan trọng như Facebook, Twitter, Instagram, YouTube, LinkedIn, Messenger, TikTok, v.v. Và có khả năng khán giả của bạn sẽ xem nhiều kênh hơn nữa trong tương lai.

Tập trung vào một kênh duy nhất có nghĩa là bạn bỏ lỡ rất nhiều cơ hội khách hàng khác. Thêm vào đó, khách hàng đa kênh chi tiêu nhiều hơn 3-4 lần so với khách hàng đơn kênh, có nghĩa là việc đầu tư thời gian để thực hiện đúng chiến lược này là hoàn toàn xứng đáng.

Cách tạo chiến lược tiếp thị multichannel marketing thành công

Tiếp thị đa kênh không cần phải quá "nặng nề" như bạn nghĩ. Chúng tôi đã đưa ra năm bước đơn giản cho bạn dưới đây để bạn có thể bắt đầu nhóm của mình một cách nhanh chóng và dễ dàng.

1. Xác định tính cách người mua 

Bước đầu tiên này rất quan trọng - xác định tính cách khách hàng hoặc người mua của bạn. Biết cụ thể bạn đang tiếp thị cho ai và điểm khó của họ là gì là điều hoàn toàn cần thiết để bắt đầu một chiến lược thành công.

Và điều này càng đúng hơn khi nói đến tiếp thị đa kênh. Với loại hình tiếp thị này, bạn phải chọn một cách chiến lược các nền tảng hoặc kênh mà thương hiệu của bạn sẽ sử dụng nhiều nhất. Và bạn chỉ có thể làm điều đó bằng cách biết chính xác khách hàng mục tiêu của bạn là ai và họ dành thời gian ở đâu, cả trực tuyến và ngoại tuyến.

Hơn nữa, việc hiểu rõ tính cách của khán giả và sở thích của họ sẽ giúp bạn chuyển tải thông điệp của mình thành tiếng nói thương hiệu (brand voice) mà họ sẽ thấy thích thú và thích lắng nghe hơn.

>>> Có thể bạn quan tâm: Tính cách thương hiệu là gì? Làm thế nào để xác định được nó?

2. Xác định các kênh cần tiếp cận

Bước tiếp theo cũng quan trọng không kém bước đầu tiên. Bạn sẽ tập trung vào những kênh nào? Để đưa ra lựa chọn đúng đắn, bạn cần phải nắm chắc về nhân khẩu học trên mạng xã hội và hành vi của đối tượng mục tiêu mà bạn đã xác định trước đó.

Bạn có thể chọn cả kênh trực tuyến và ngoại tuyến để tham gia vào chiến lược multichannel marketing. Vì vậy hãy đảm bảo duy trì cách tiếp thị truyền thống trong khi vẫn chạy multichannel marketing. Điều này có thể bao gồm tổ chức hội nghị hoặc sự kiện ảo, đặt quảng cáo trên biển quảng cáo hoặc xe buýt, gửi thư trực tiếp và hơn thế nữa.

Nhưng bạn cũng cần xác định đối tượng của bạn có nhiều khả năng truy cập vào các trang mạng xã hội nào nhất dựa trên độ tuổi, giới tính mà họ xác định, thu nhập và sở thích. Đừng quên rằng trang web và blog của bạn cũng được coi là những kênh mà bạn có thể hoàn toàn sử dụng.

3. Sáng tạo thông điệp

Sau khi đã xác định được các kênh cần sử dụng, bạn có thể tạo thông điệp tổng thể để chạy trên các kênh này, Thông điệp không chỉ hướng đến cá nhân người mua của bạn mà còn phải được phục vụ cụ thể cho từng kênh khác nhau của bạn.

Tuy vẫn cần đến sự gắn kết nhưng bạn không nên sao chép hay copy cùng một nội dung cho mỗi kênh. Thay vào đó, hãy sử dụng cùng một chiến lược hoặc cách tiếp cận, tuy nhiên luôn đổi mới nội dung và thông điệp của bạn phù hợp với nền tảng bạn đang sử dụng.

Ví dụ, bạn có thể chia sẻ content giống nhau trên tất cả các nền tảng của mình và chỉ cần thay đổi kích thước và làm lại thiết kế để phù hợp với từng kích thước hình ảnh của từng nền tảng. Đặt nó theo chiều ngang cho Facebook và Twitter, hình vuông cho nguồn cấp dữ liệu Instagram của bạn và dọc cho định dạng story.

Khi sử dụng phương pháp này, bạn hoàn toàn có thể sử dụng nội dung trực quan tương tự trong các chiến dịch tiếp thị đa kênh của mình, tuy nhiên, bạn phải chuyển đổi content nó phù hợp với nền tảng mà bạn đang chia sẻ nội dung.

Ví dụ: Netflix xuất bản nhiều loại nội dung trên các kênh, đôi khi định vị lại hình ảnh hoặc video và những lần khác dựa vào thế mạnh của một nền tảng cụ thể.

Multichannel Marketing là gì? Sáng tạo thông điệp để biến nó thành thế mạnh (Ảnh: Netflix)

4. Tích hợp các kênh với nhau

Sau khi xây dựng ý tưởng thông điệp tổng thể, bạn cần đảm bảo trải nghiệm diễn ra trên các kênh có sự gắn kết và hoạt động hài hòa.

Bạn có thể chọn một nền tảng duy nhất cho tất cả các nội dung trên social media để biết chính xác nhưng gì sẽ "lên sóng" nội dung gì, vào thời điểm nào. Đây là một chiến thuật tốt để luôn cập nhật thông điệp của bạn và đảm bảo mỗi nền tảng đều nằm trên cùng một trang.

5. Xác định các chỉ số hiệu suất chính (KPI) 

Nhiệm vụ cuối cùng bạn cần thực hiện là lên KPI cho từng kênh và xác định xem chiến dịch thành công bao nhiêu %.

Chiến dịch multichannel media bao gồm nhiều nền tảng và cách tiếp thị khác nhau. Do đó, hiếm khi có KPIs nào "trùng nhau" giữa các kênh. Bạn nên chọn KPI dành riêng cho nền tảng để xác định xem hoạt động marketing đang chạy của mình có hiệu quả hay không hoặc liệu bạn có cần thay đổi chiến lược, thông điệp, hình ảnh hoặc các kênh bạn đã chọn hay không.

Kết

Truyền thông đa kênh đang ngày được ứng dụng nhiều trong các doanh nghiệp lớn và nhỏ hiện nay. Hy vọng rằng, sau khi đã hiểu rõ multichannel marketing là gì thì bạn sẽ có thêm kinh nghiệm để học hỏi và tối ưu chiến lược bán hàng, tiếp thị của mình trên nhiều kênh khác nhau. Chúc các bạn thành công.

Hải Yến - MarketingAI 

Theo sproutsocial

>> Có thể bạn chưa biết: Hướng dẫn toàn diện về cách sử dụng Google Trends để nghiên cứu từ khóa
Đánh giá của bạn

TAGS:

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.