Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Samsung là yếu tố góp phần quan trọng trong hành trình thành công của tập đoàn tài phiệt hùng mạnh bậc nhất Hàn Quốc này.
Giới thiệu chung về tập đoàn Samsung
Samsung là tập đoàn tài phiệt đa ngành lâu đời và hùng mạnh bậc nhất Hàn Quốc được sáng lập bởi Lee Byung-Chull vào năm 1983. Khởi đầu từ một công ty buôn bán nhỏ, đến nay, Samsung đã trở thành tập đoàn điện tử hàng đầu trên toàn thế giới với sự phổ biến của một số sản phẩm chủ lực như smartphone, TV.
Trong những năm gần đây, doanh số bán hàng liên tục tăng trưởng và đạt được kết quả tài chính với mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Samsung ấn tượng. Không chỉ vậy, Samsung còn được biết đến như một tấm gương về sự đổi mới công nghệ khi liên tục trình làng nhiều sản phẩm sáng tạo ra thị trường. Đổi mới luôn đóng vai trò quan trọng trong chiến lược marketing của Samsung. Trong kỷ nguyên công nghệ như hiện nay, tốc độ là điều cần thiết để nắm giữ và gia tăng vị thế cạnh tranh, do đó, việc liên tục đổi mới, cải tiến và nhanh chóng cho ra mắt sản phẩm, dịch vụ mới là điều vô cùng cần thiết.
Năm 2020, Samsung là thương hiệu đứng đầu trong bảng xếp hạng 1.000 thương hiệu được yêu thích nhất tại châu Á. Tiếp đó vào tháng 10 năm 2020, Samsung vượt qua Toyota (Nhật Bản) để trở thành thương hiệu đắt giá nhất châu Á, đồng thời xếp hạng 5 toàn cầu sau Google, Microsoft, Amazon và Apple. Tháng 11 năm 2020, Samsung vượt qua Apple và trở thành thương hiệu dẫn đầu thị trường Smartphone tại Mỹ. Theo bảng xếp hạng của Boston Consulting Group, Samsung là 1 trong top 16 công ty công nghệ sáng tạo nhất thế giới.
Samsung có tầm ảnh hưởng lớn trong phát triển kinh tế, chính trị, truyền thông, văn hóa ở Hàn Quốc, là hạt nhân chính thúc đẩy thành công của "Kỳ tích sông Hàn".
>>> Xem thêm: Phân tích mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Apple
Phân tích mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Samsung
Phân tích mô hình 5 áp lực của Samsung sẽ giúp bạn thấy được bức tranh tổng thể về mức độ cạnh tranh cũng như vị thế của Samsung trong ngành như thế nào.
Phân tích đối thủ cạnh tranh của Samsung
Mức độ cạnh tranh trong ngành công nghiệp điện tử là rất gay gắt và khốc liệt. Chẳng hạn như thị trường smartphone những năm gần đây luôn biến động không ngừng. Những chiếc điện thoại với kiểu dáng, mẫu mã, tính năng mới được ra mắt liên tục nhưng cũng có nhiều thương hiệu nổi tiếng, lâu đời phải từ bỏ cuộc chơi.
Mặc dù có vị thế cao trên thị trường, nhưng Samsung cũng đang phải đối mặt với rất nhiều đối thủ cạnh tranh hùng mạnh cả về tiềm lực công nghệ và tài chính trên toàn cầu như Apple, Google, LG, Huawei, XiaoMi, Philips, Panasonic,...
Tại một số thị trường quan trọng như Ấn Độ, Samsung đang phải đối mặt với sự cạnh tranh tương tự như "Cuộc chiến Cola" (cuộc chiến huyền thoại giành vị quyền thống trị giữa hai kình địch Coca-Cola và Pepsi. Tại đây, Samsung phải đối đầu với rất nhiều đối thủ trong nước và toàn cầu.
Các sản phẩm được sản xuất trong ngành mà Tập đoàn Samsung đang hoạt động có tính khác biệt cao. Do đó, các công ty cạnh tranh khó có thể giành được khách hàng của nhau vì mỗi sản phẩm của họ đều có tính độc đáo.
Việc sản xuất các sản phẩm trong ngành đòi hỏi phải tăng công suất theo từng bước lớn. Điều này làm cho ngành dễ bị gián đoạn trong cân bằng cung cầu, thường dẫn đến sản xuất dư thừa. Sản xuất thừa có nghĩa là các công ty phải giảm giá để đảm bảo rằng sản phẩm của họ bán được.
Rào cản rút lui trong ngành đặc biệt cao do đòi hỏi đầu tư nhiều về vốn và tài sản để hoạt động. Các rào cản rút lui cũng cao do các quy định và hạn chế của chính phủ. Điều này khiến các công ty trong ngành miễn cưỡng rời bỏ hoạt động kinh doanh và những công ty này vẫn tiếp tục sản xuất ngay cả với lợi nhuận thấp.
Chiến lược của các công ty trong ngành rất đa dạng, có nghĩa là chúng là duy nhất đối với nhau về mặt chiến lược. Điều này dẫn đến việc họ đối đầu với nhau về chiến lược.
Làm thế nào Tập đoàn Samsung có thể đối phó với sự cạnh tranh của các đối thủ?
Tập đoàn Samsung cần tập trung vào việc khác biệt hóa sản phẩm để các hành động của đối thủ cạnh tranh sẽ ít ảnh hưởng hơn đến những khách hàng tìm kiếm sản phẩm độc đáo của mình.
Khi ngành công nghiệp đang phát triển, Tập đoàn Samsung có thể tập trung vào khách hàng mới hơn là giành khách hàng từ các công ty hiện có.
Tập đoàn Samsung có thể tiến hành nghiên cứu thị trường để tìm hiểu tình hình cung - cầu trong ngành và ngăn chặn tình trạng sản xuất thừa.
Áp lực cạnh tranh đến từ khách hàng
Samsung là một tập đoàn đa ngành, sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau bao gồm smartphone, TV, các sản phẩm liên quan đến máy tính và thiết bị gia dụng… Do đó, khả năng thương lượng của các khách hàng cá nhân có thể thấp, nhưng khả năng thương lượng của người mua doanh nghiệp và khách hàng với tư cách là một nhóm là rất đáng kể.
Hiện nay, có rất nhiều yếu tố làm gia tăng khả năng thương lượng của khách hàng. Họ được tự do lựa chọn, tổng hợp nguồn thông tin trước khi mua sản phẩm. Bởi vì không có chi phí chuyển đổi nên kết quả là khả năng thương lượng của khách hàng được tăng cao.
Đối với các công ty đang tham gia thị trường điện, điện tử, điện gia dụng, áp lực này còn lớn hơn. Người mua không chỉ quan tâm đến chất lượng mà còn chú trọng đến những dịch vụ sau bán và các phụ kiện thay thế khi có sự cố đối với sản phẩm của họ. Nghe qua thì có vẻ như khách hàng sẽ phải phụ thuộc vào công ty nhưng thực chất không phải vậy. Khách hàng mới là người thực sự có quyền lực, đặc biệt là ở những thị trường mới nổi, người tiêu dùng tại đây được biết đến là những người khó tính khi quyết định mua sản phẩm hoặc dịch vụ.
Samsung là một thương hiệu lâu đời và việc tập trung liên tục vào đổi mới công nghệ cũng là một yếu tố quan trọng dẫn đến khả năng thương lượng của thương hiệu cao hơn so với khách hàng.
Làm thế nào Tập đoàn Samsung có thể giải quyết quyền thương lượng của khách hàng?
Tập đoàn Samsung có thể tập trung vào đổi mới và khác biệt hóa để thu hút nhiều người mua hơn. Sự khác biệt của sản phẩm và chất lượng của sản phẩm rất quan trọng đối với người mua trong ngành và Tập đoàn Samsung có thể thu hút một lượng lớn khách hàng bằng cách tập trung vào những điều này.
Tập đoàn Samsung cần xây dựng cơ sở khách hàng lớn, vì khả năng thương lượng của người mua còn yếu. Công ty có thể làm được điều này thông qua các nỗ lực marketing nhằm xây dựng lòng trung thành với thương hiệu.
Tập đoàn Samsung có thể tận dụng lợi thế quy mô của mình để phát triển lợi thế về chi phí và bán với giá thấp cho những người mua có thu nhập thấp trong ngành. Bằng cách này họ có thể thu hút một lượng lớn người mua.
Áp lực cạnh tranh đến từ nhà cung cấp
Số lượng nhà cung cấp trong ngành mà Tập đoàn Samsung đang hoạt động là rất nhiều so với người mua. Điều này có nghĩa là các nhà cung cấp có ít quyền kiểm soát hơn về giá cả và làm cho khả năng thương lượng của các nhà cung cấp trở thành một lực lượng yếu hơn.
Sản phẩm mà các nhà cung cấp này cung cấp khá tiêu chuẩn hóa, ít khác biệt và có chi phí chuyển đổi thấp. Điều này giúp những người mua như Tập đoàn Samsung dễ dàng chuyển đổi nhà cung cấp hơn. Khả năng thương lượng của nhà cung cấp giảm.
Ngoài ra, Samsung còn có nhà máy Samsung Electronics với khả năng tự sản xuất chip nhớ, bộ xử lý và màn hình. Do đó, Samsung có thể tự cung cấp nhiều linh kiện cho chính mình mà không cần phụ thuộc vào nhà cung cấp bên ngoài và những thay đổi về giá xuất phát từ nhà cung cấp. Điều này làm giảm khả năng thương lượng của nhà cung cấp.
Tập đoàn Samsung là một khách hàng quan trọng đối với các nhà cung cấp của họ trong ngành công nghiệp điện tử ngày nay. Do đó, khả năng thương lượng của các nhà cung cấp trở thành một lực lượng yếu hơn trong ngành.
Tập đoàn Samsung có thể giải quyết quyền thương lượng của các nhà cung cấp như thế nào?
Tập đoàn Samsung có thể mua nguyên liệu thô từ các nhà cung cấp của mình với chi phí thấp. Nếu chi phí hoặc sản phẩm không phù hợp, Samsung có thể chuyển đổi nhà cung cấp vì chi phí chuyển đổi thấp.
Hợp tác với nhiều nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng. Ví dụ, tìm kiếm các nhà cung cấp khác nhau cho từng khu vực hoạt động khác nhau. Bằng cách này, Samsung có thể đảm bảo hiệu quả trong chuỗi cung ứng của mình.
Áp lực cạnh tranh đến từ các sản phẩm/dịch vụ thay thế
Thị trường White Goods (Thiết bị gia dụng) tràn ngập nhiều sản phẩm thay thế. Do đó, những công ty công nghệ như Samsung cần cẩn thận trong việc quyết định chiến lược marketing phù hợp. Đây cũng là lý do tại sao nhiều công ty đa quốc gia như Samsung thường sử dụng phương pháp định giá chênh lệch để thu hút người dùng, để họ tránh xa các sản phẩm thay thế có giá rẻ hơn.
Các thương hiệu và sản phẩm thay thế cũng đang gây ra mối đe dọa đối với thương hiệu Samsung. Các đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Samsung là SONY, LG và Apple. Ngoài những thương hiệu này, các thương hiệu trong nước và quốc tế khác cũng tạo ra mối đe dọa cạnh tranh. Đối với mỗi sản phẩm mà Samsung sản xuất, có một số sản phẩm thay thế có sẵn trên thị trường ngoại trừ chip máy tính. Intel là thương hiệu đối thủ chính duy nhất cung cấp sản phẩm thay thế cho chip do Samsung sản xuất. Ngoài ra, dù là smartphone, laptop, tivi hay các sản phẩm điện tử khác mà Samsung sản xuất, khách hàng luôn có thể làm rất nhiều sản phẩm thay thế khác trên thị trường.
Làm thế nào Tập đoàn Samsung có thể đối phó với mối đe dọa từ sản phẩm thay thế?
Tập đoàn Samsung có thể tập trung vào việc nâng cao chất lượng trong từng sản phẩm của mình.
Tập trung vào việc khác biệt hóa các sản phẩm. Điều này sẽ làm cho người mua thấy các sản phẩm của họ là duy nhất và không dễ dàng chuyển sang các sản phẩm thay thế không mang lại những lợi ích độc đáo này.
Áp lực cạnh tranh đến từ đối thủ tiềm tàng
Sự khác biệt hóa sản phẩm diễn ra mạnh mẽ trong ngành là một trong mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Samsung, các công ty thường bán các sản phẩm khác biệt hóa thay vì một sản phẩm tiêu chuẩn hóa. Khách hàng cũng tìm kiếm các sản phẩm khác biệt. Hoạt động quảng cáo và dịch vụ khách hàng được chú trọng. Bên cạnh đó, yêu cầu về vốn trong ngành cao cũng gây khó khăn cho những người mới tham gia thành lập doanh nghiệp. Tất cả những yếu tố này làm cho mối đe dọa từ những đối thủ tiềm tàng trở nên thấp hơn.
Nhìn chung, mối đe dọa từ đối thủ tiềm tàng là khá thấp đối với Samsung. Việc xây dựng một thương hiệu lớn như vậy không hề đơn giản khi cần đầu tư nhiều về tài chính cộng với marketing và nguồn nhân lực có tay nghề cao. Vì vậy, rào cản gia nhập là cao. Người ta có thể tham gia với quy mô nhỏ hơn và nâng cao thương hiệu địa phương, nhưng khi đó mức độ cạnh tranh của các thương hiệu dẫn đầu thị trường đã là rất cao rồi. Hơn nữa, áp lực pháp lý và quy định cũng tác động làm tăng các rào cản gia nhập thị trường.
Tập đoàn Samsung nên làm thế nào để đối phó với mối đe dọa từ những đối thủ tiềm tàng?
Samsung có thể tận dụng lợi thế về quy mô mà tập đoàn có được trong ngành để chống lại những công ty mới gia nhập thông qua lợi thế về chi phí.
Tập trung vào đổi mới để phân biệt sản phẩm của mình với sản phẩm của những công ty mới gia nhập. Đầu tư cho marketing để xây dựng nhận diện thương hiệu mạnh mẽ. Điều này sẽ giúp Samsung giữ chân khách hàng của mình và tránh mất họ vào tay những người mới tham gia.
Kết
Bằng cách tham khảo những thông tin trong phân tích mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Samsung, các nhà hoạch định chiến lược sẽ hiểu rõ hơn các yếu tố khác nhau trong mỗi lực lượng ảnh hưởng như thế nào đến lợi nhuận của ngành. Lực lượng mạnh có nghĩa là lợi nhuận thấp hơn và lực lượng yếu có nghĩa là lợi nhuận lớn hơn. Dựa trên cơ sở này, có thể đưa ra phán đoán về khả năng sinh lời của ngành và sử dụng trong việc lập kế hoạch chiến lược.
Lương Hạnh - MarketingAI
>>> Có thể bạn quan tâm:
- Tìm hiểu và phân tích mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Unilever
- Mô hình 5 áp lực cạnh tranh là gì? Bí quyết sống sót trên thị trường
Bình luận của bạn