Tổng quan về tập đoàn Samsung
Samsung là tập đoàn đa quốc gia thuộc quyền sở hữu của Hàn Quốc do ông Lee Byung Chul thành lập vào năm 1938. Thương hiệu sở hữu nhiều công ty con với chuỗi hệ thống bán hang đa dạng các sản phẩm điện tử trên toàn thế giới.
Đã gần 1 thế kỷ trôi qua, Samsung - "ông lớn" công nghệ đến từ Hàn Quốc ngày càng khẳng định được vị thế của mình. Là một trong những công ty có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến kinh tế Hàn Quốc, Samsung đóng góp tới 1/5 tổng kim ngạch xuất khẩu của quốc gia này. Năm 2023, đã từng có những thời điểm Samsung vượt mặt "đế chế" Apple để đứng đầu thế giới về thị phần điện thoại thông minh.
Vậy điều gì đã giúp Samsung trở thành một công ty công nghệ hàng đầu trong ngành? Câu trả lời đến từ một chiến lược Marketing được đầu tư bài chỉn chu và triển khai đồng bộ.
Chiến lược Marketing của Samsung là một trong những chiến lược hiệu quả nhất từng được tạo ra, bởi nó đã giúp Samsung vươn lên thành nhà sản xuất có thẩm quyền. Do thị hiếu luôn thay đổi của người tiêu dùng trong ngành công nghiệp công nghệ, các công ty phải bắt kịp tiến độ và cung cấp các tiện ích tiến bộ phát triển hơn nữa cho khách hàng.
Vì vậy, Samsung phải thay đổi để giành được vị trí cao trên thị trường và chiến lược tiếp thị mới của Samsung chính là chìa khóa phát triển.
Khách hàng mục tiêu của Samsung: tập trung ở độ tuổi từ 18 – 35, thu nhập nhóm A, quan tâm tới công nghệ và các giải pháp giải quyết các vấn đề trong cuộc sống một cách nhanh chóng, tiết kiệm thời gian.
Định vị thị trường của Samsung: Dẫn đầu xu thế đổi mới và thay vì đáp ứng nhu cầu xã hội, Samsung đã bắt đầu tạo ra nhu cầu cho người dùng. Bên cạnh đó SamSung có một bộ danh mục sản phẩm cực thú vị và rộng lớn. Phạm vi thị trường của họ bao gồm máy tính xách tay, điện thoại thông minh, máy tính bảng, TV, máy lạnh,… SamSung tập trung vào các chiến lược marketing cực kì tốt để có thể định vị thị trường của mình trong lòng khách hàng.
Phân tích chiến lược Marketing của Samsung
Giữa một thị trường công nghệ đầy cạnh tranh, các thương hiệu không ngừng thay đổi và cải tiến để bắt kịp với xu thế thời đại và thị hiếu khách hàng. Sẽ rất khó để người tiêu trung thành với một số sản phẩm nhất định, khi thị trường luôn tràn ngập những sản phẩm mới với công nghệ ngày càng ưu việt và vượt trội hơn.
Tuy nhiên, Samsung vẫn luôn biết cách để "giữ chân" nhóm khách hàng trung thành của mình bằng chiến lược marketing mix 4P đúng đắn và hiệu quả.
Chiến lược sản phẩm (Product)
Samsung đã đạt đến đỉnh cao khó tin với sản phẩm điện thoại thông minh, giúp thương hiệu trở thành một biểu tượng của chất lượng và độ tin cậy cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, danh mục các sản phẩm của Samsung không chỉ dừng lại ở đó với cả các thiết bị gia dụng, công nghệ thông tin, bộ nhớ/lưu trữ, TV, máy ảnh, máy quay, máy tính... Có thể nói, sự đa dạng về sản phẩm là khía cạnh mạnh mẽ nhất của chiến lược tiếp thị hỗn hợp từ Samsung. Bên cạnh đó, thương hiệu này cũng nổi tiếng với dịch vụ chăm sóc khách hàng của Samsung chu đáo.
Chiến lược giá (Price)
Với các sản phẩm của mình Samsung đã áp dụng hai chiến lược giá chủ yếu sau:
Chiến lược giá hớt váng của Samsung:
Dòng điện thoại thông minh của Samsung đang dẫn đầu thị trường, sóng đôi cùng với iPhone của Apple. Như Apple, Samsung cũng sử dụng giá rẻ để giành được ưu thế hơn các đối thủ cạnh tranh của họ. Samsung Galaxy Z hiện đang là dòng điện thoại Samsung mới nhất, được ra mắt trong sự kiện Unpacked 2024 với nhiều cải tiến đáng kể.
Giá bán ngất ngưởng rơi vào từ 20 triệu đồng tới 30 triệu đồng, nhưng tệp khách hàng trung thành của thương hiệu vẫn sẵn sàng "rút hầu bao" để sở hữu cho mình sản phẩm mới nhất. Nhưng, điều gì sẽ xảy ra khi các đối thủ cạnh tranh khác ra mắt một chiếc điện thoại thông minh với các tính năng giống hệt nhau? Đơn giản, Samsung sẽ giảm giá dần dần và dễ dàng thu hút đối tượng khách hàng từ đối thủ cạnh tranh.
Chiến lược giá cạnh tranh:
Đây là một trong những phần nổi bật về chiến lược cạnh tranh của Samsung. Trên thực tế, không giống như điện thoại thông minh, Samsung gặp khó khăn trong việc vượt qua các đối thủ cạnh tranh với mặt hàng khác. Đơn cử, về mặt thiết bị gia dụng, Samsung khó lòng có thể vượt qua LG. Hay trong thị trường máy ảnh, Canon và Nikon đang là những cái tên dẫn đầu.
Vì vậy, đối với Samsung, để chịu được sự cạnh tranh khốc liệt này, điều quan trọng là tạo khác biệt bằng giá cả cạnh tranh. Với việc sử dụng việc giảm giá, áp dụng các chương trình khuyến mãi, và tối ưu hóa hiệu quả sản xuất, sản phẩm của Samsung đã tiếp cận được với số lượng lớn khách hàng. Điều này giúp thương hiệu thu hút được đối tượng khách hàng đa dạng và giữ chân người dùng thân thiết.
Chiến lược phân phối (Place)
Chiến lược Marketing của Samsung sử dụng nhiều kênh tiếp thị trong ngành công nghiệp của mình. Hệ thống phân phối đa kênh là một trong những điểm mạnh của Samsung và đã thực sự phát huy hiệu quả. Tại Việt Nam, Samsung đã triển khai 50 cửa hàng Trải nghiệm Samsung (Samsung Expericence Store) trên toàn quốc. Con số này có thể tiếp tục tăng trong tương lai khi Samsung tiếp tục mở rộng mạng lưới bán lẻ tại Việt Nam.
Các công ty bán lẻ uy tín hàng đầu Việt Nam đều bao gồm Samsung trong danh sách các sản phẩm của họ như: Thế Giới Di Động, FPT, Viễn Thông A, Viettel Store, Nguyễn Kim, CellphoneS, TechOne,… Chưa kể, Samsung hiện diện ở phần lớn hệ thống siêu thị điện máy giúp thương hiệu phủ sóng rộng khắp. Tại một số thành phố nhất định, Samsung có hợp đồng với một công ty có khả năng phân phối sản phẩm toàn thành phố. Ví dụ, Mumbai là một ví dụ tuyệt vời của một thành phố mà Samsung lựa chọn phân phối sản phẩm của mình thông qua một công ty duy nhất.
Với sự phát triển như vũ bão của công nghệ, Samsung không bỏ lỡ cơ hội tiếp cận người dùng thông qua các sàn thương mại điện tử. Nắm bắt xu hướng mua sắm online của khách hàng, Samsung triển khi nhiều chương trình khuyến mãi đa nền tảng giúp kích thích nhu cầu mua sắm của người dùng.
Chiến dịch xúc tiến (Promotion)
Samsung đã sử dụng đa dạng chương trình PR, quảng cáo, xúc tiến để ghi dấu ấn đậm nét của một thương hiệu công nghệ tiên phong trong tâm trí khách hàng.
Chiến lược truyền thông của Samsung sử dụng các hình thức khuyến mãi đa dạng. Như Coca-Cola và Nike, Samsung tin rằng quảng cáo là một trong những hình thức quảng bá tốt nhất để thu hút người tiêu dùng tiềm năng.
Bên cạnh quảng cáo, Samsung tiếp cận các chiến thuật quảng cáo khác nhau khiến khách hàng mua sản phẩm. Ví dụ, Samsung đưa ra các chương trình khuyến mãi, tài trợ các sự kiện, tham gia các lễ hội quốc gia và trên toàn thế giới, v.v. khá thường xuyên.
- Tài trợ: Samsung được biết đến là một nhà tài trợ khổng lồ với việc đứng sau hàng loạt tổ chức, sự kiện như: Nhà hát Opera Sydney, Đội Olympic Úc, Giải thưởng NSWIS, Quỹ Châu Đại Dương, v.v.
- Quảng cáo: Samsung không tập trung vào các quảng cáo thương mại như Coca-Cola hay Pepsi, mà luôn quảng bá sản phẩm quan trọng nhất của họ. Để có cái nhìn hệ thống về quảng cáo của Samsung, hãy xem xét một số quảng cáo nổi tiếng và thành công nhất của họ.
#Marvel's Avengers: Age of Ultron và Samsung Mobile giới thiệu ‘Assemble’ 1 & 2
Quảng cáo, với sự tham gia của Lionel Messi, Eddie Lacy, John Florence, Fabian Cancellara là thành công lớn của Samsung.
Chiến lược PR của Samsung thông qua các video quảng cáo thu hút (Video: Youtube)
Hiện tại, cả hai phần của video đều có hơn 51 triệu lượt xem. Quảng cáo tập trung vào tính tương thích của Gear VR và Galaxy S6, cho thấy sự tuyệt vời của sản phẩm mới mà Samsung đã giới thiệu.
Hơn nữa, điều quan trọng cần lưu ý là chiến lược marketing của Samsung đã cho những người không nổi tiếng có cơ hội tham gia vào quảng cáo đầy ngoạn mục này, làm cho công ty và quảng cáo thậm chí thành công hơn và đồng thời, làm tăng độ nhận diện thương hiệu.
# GALAXY11: The Full Match Phần 1 và 2
TVC từng gây bão khi hội ngộ 2 ngôi sao hàng đầu của bóng đá nhân loại hiện thời. Câu chuyện xoảy quanh Lionel Messi và Cristiano Ronaldo cùng nhau sử dụng # GALAXY11 để cứu thế giới khỏi những người ngoài hành tinh! Bên cạnh dàn diễn viên "khủng", thông điệp quảng cáo truyền tải đã thực sự thúc đẩy sự quan tâm của khách hàng đối với thương hiệu Samsung.
Tiểu luận chiến lược marketing của Samsung
Kết luận
Chiến lược marketing của Samsung là một ví dụ hoàn hảo cho các nhà tiếp thị học tập và phát triển. Bất kể bạn cố gắng thế nào, điều quan trọng là cần tạo ra một chiến lược tiếp thị mạnh mẽ để doanh nghiệp của bạn phát triển hơn nữa. Ngoài ra, việc đa dạng sản phẩm có thể mang lại lợi ích đáng kể cho công ty của bạn, nhưng nếu nó không được sử dụng một cách khôn ngoan, thì toàn bộ công ty có thể sụp đổ.
>>>Xem thêm: Chiến lược Marketing của Apple - Vị thế bá chủ "thung lũng Silicon"
Bình luận của bạn