cover

Leaflet là gì? 4 bước để tạo ra một leaflet độc đáo và ấn tượng

Trong kỷ nguyên của Digital Marketing, các phương thức Marketing truyền thống như tờ rơi thường bị bỏ qua, chúng được coi là lỗi thời và không hiệu quả. Tuy nhiên, trên thực tế, tờ rơi, hay còn gọi là...

Trong kỷ nguyên của Digital Marketing, các phương thức Marketing truyền thống như tờ rơi thường bị bỏ qua, chúng được coi là lỗi thời và không hiệu quả. Tuy nhiên, trên thực tế, tờ rơi, hay còn gọi là leaflet vẫn chứng minh được giá trị của nó với vai trò là một phương thức quảng bá và bán hàng đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp hoặc sản phẩm. Một khi các ấn phẩm in ấn vẫn đang được sử dụng rộng rãi, leaflet sẽ không bao giờ trở nên lỗi thời và vẫn là một công cụ Marketing hiệu quả. Để hiểu hơn về khái niệm Leaflet là gì và những ưu nhược điểm của nó, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây của MarketingAI nhé!

Leaflet là gì?

Leaflet là một tờ giấy nhỏ rời hoặc tập giấy gấp nhiều trang để giới thiệu, quảng cáo, tuyên truyền về một sản phẩm, dịch vụ hay sự kiện nào đó. Leaflet khá giống với các brochure, poster vì cùng một mục đích quảng cáo thông tin sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu đến khách hàng nhưng Leftlet được thiết kế nhỏ gọn và tiện lợi hơn.

Một bản leaflet được đính kèm thông tin với những hình ảnh minh hoạ để người xem dễ theo dõi. Nó thường được in ở khổ A5 hoặc A4 để dễ cầm. Leaflet có tác dụng giới thiệu hay hướng dẫn sử dụng và hay được trưng bày tại các kệ chính hoặc được PG phát tại các hội chợ, sự kiện.

Leaflet là gì

Định nghĩa leaflet (Nguồn: designhill)

>>> Xem thêm: POSM là gì? Làm thế nào để Marketer tạo ra POSM nổi bật

Leaflet dùng để làm gì?

Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng có tới 79% mọi người sẽ đọc leaflet nếu được nhận. Có thể chúng ta sẽ không đọc nó ngay lập tức, nhưng điều đó hoàn toàn có thể xảy ra trong tương lai. Điều này tương tự như với phương thức quảng cáo truyền hình.

Leaflet được tạo ra là để lôi kéo sự chú ý, mong muốn khách hàng có thể để mắt ít nhiều đến sản phẩm của thương hiệu. Với chi phí rẻ, leaflet được sản xuất hàng loạt và được phát tại nhiều sự kiện khác nhau của thương hiệu. Phương thức quảng bá đó như là một phần của hành động “gieo hạt giống” sản phẩm vào trong tiềm thức của khách hàng, đưa sản phẩm của họ trở thành mối quan tâm hàng đầu của mọi khách hàng.

Vậy thì, mục đích sử dụng chính của leaflet là gì? Chúng được sử dụng để:

  • Thông báo: Một leaflet được thiết kế chuyên nghiệp sẽ cung cấp mọi thông tin chính xác về sản phẩm/dịch vụ cũng như thương hiệu cho khách hàng, trong một không gian nhỏ hẹp. Nó sẽ nêu rõ tất cả các thông tin quan trọng một cách hấp dẫn, bao gồm tên thương hiệu, logo cũng như chi tiết liên lạc để người dùng có thể dễ dàng liên hệ khi muốn mua sản phẩm.
  • Thuyết phục khách hàng: Một leaflet phải có tiềm năng thu hút và thúc đẩy khách hàng tìm hiểu, hứng thú và cuối cùng là mua sản phẩm/dịch vụ của thương hiệu. Và vì là một bản cứng, nên leaflet luôn được coi là có triển vọng dài hạn, hay nói cách khác, đây là một phương thức quảng cáo có sự tồn tại cao.

Leaflet dùng để làm gì?Mục đích của leaflet (Nguồn: designhill)

Khác với các hình thức của tờ rơi khác như brochure, posters,...mẫu in leaflet nhỏ gọn, thường mang tính chất giới thiệu, hướng dẫn sử dụng sản phẩm, dịch vụ... Chúng ta có thể thấy khá rõ mẫu leaflet thường được sử dụng trong những hộp thuốc để hướng dẫn sử dụng, hoặc dùng kẹp chung vào các mẫu folder để cung cấp thêm thông tin cho khách hàng.

Leaflet có thể được phát trực tiếp hoặc là công cụ hỗ trợ cho các đại lý trong việc giới thiệu chi tiết các sản phẩm, dịch vụ cụ thể của tổ chức. Hình thức PR này đặc thù phát huy tác dụng tại các triển lãm, hội chợ hoặc để tại các showroom trưng bày sản phẩm.

Ưu và nhược điểm của Leaflet

Leaflet là gì? Tùy thuộc vào ngân sách, tính chất sản phẩm hoặc chiến dịch, mỗi doanh nghiệp thường chọn cho mình những hình thức Marketing phù hợp. Cũng như mọi hình thức Marketing khác, Leaflet cũng có các đặc điểm đặc thù riêng và vẫn đem lại hiệu quả cao trong năm 2020 nếu được sử dụng hợp lý. Hãy cùng chúng tìm hiểu ưu điểm và nhược điểm của leaflet là gì trong phần bài viết dưới đây.

Ưu điểm

Ưu và nhược điểm của leaflet(Nguồn: pinterest)

Tiết kiệm về mặt chi phí

Hình thức phát leaflet tại các sự kiện hoặc qua khe cửa mỗi nhà là một trong những cách quảng bá rất phổ biến của các doanh nghiệp nhỏ và địa phương, cho dù đó là một nhãn hàng hay một agency. Chi phí sản xuất leaflet và chi phí cho nhân công đi phát là rất nhỏ so với số tiền phải trả cho các hình thức quảng cáo digital, chưa kể tới những nỗi lo về việc đầu tư không hiệu quả vào các kênh Digital Marketing khi bạn không có nhiều kiến thức, sẽ dẫn đến lãng phí tài nguyên, tiền bạc và thời gian.

Leaflet có thể dễ dàng được thiết kế miễn phí trên máy tính và sau đó, kể cả đối với các sản phẩm đòi hỏi chất lượng cao (như hình ảnh sắc nét, nội dung rõ ràng, bố cục hợp lý,...), bạn hoàn toàn có thể sử dụng in kỹ thuật số hoặc in offset để in để tiết kiệm chi phí. Những phương pháp in này không tốn kém, đặc biệt nếu bạn muốn in số lượng lớn.

Bao gồm đầy đủ thông tin

ưu điểm của leafletleaflet phải bao gồm đầy đủ thông tin (Nguồn: designhill)

Không giống như Digital Marketing, Leaflet có ít giới hạn và quy định về ký tự. Điều quan trọng khi thiết kế leaflet là gì? Leaflet luôn cho phép các thương hiệu điền đầy đủ thông tin về công ty, sản phẩm/dịch vụ với bố cục hợp lý, dễ chịu. Một leaflet có thể bao gồm thông tin về sản phẩm hoặc doanh nghiệp bạn đang quảng cáo, logo công ty, thông tin liên hệ, hình ảnh, v.v. Tất nhiên, điều quan trọng là bố cục phải hợp lý, bắt mắt và chỉ nên bao gồm những thông tin thật sự cần thiết. Không nên quá dài dòng sẽ khiến khách hàng cảm thấy khó chịu.

Diện mạo bắt mắt

Một leaflet luôn cần thu hút sự chú ý của khách hàng nhiều nhất có thể, do đó, khâu thiết kế luôn đề cao sự nổi bật, bố cục ấn tượng với hình ảnh và tiêu đề bắt mắt. Một tờ leaflet rất dễ nhìn và có nhiều mẫu linh hoạt có thể thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng bởi chúng có thể mang tới sự đa dạng về hình dáng và kích cỡ. Tính linh hoạt này có thể ảnh hưởng đến bố cục nội dung của bạn và giúp bạn tạo ra được một leaflet dễ đọc và dễ nắm ngay được thông tin bạn cần truyền tải. Một số loại leaflet như: gấp đôi, gấp ba, gấp hình chữ Z, gấp cuộn, gấp hai cửa v.v.

Các loại leaflet

Các loại leaflet (Nguồn: BBpress)

Dễ đọc

Trong quá trình thiết kế tờ rơi, hầu hết những người làm marketing sẽ chỉ thêm thông tin quan trọng cần thiết cho khách hàng tiềm năng biết về doanh nghiệp hoặc sản phẩm. Văn bản trong Leaflet cũng cần thu hút người xem nên chúng cần rõ ràng, sử dụng font chữ dễ đọc. Và font chữ khuyên dùng ở đây là Arial, - đơn giản, tròn trịa và dễ đọc.

Nhắm mục tiêu nhân khẩu học cụ thể

Điều này đặc biệt đạt hiệu quả cao đối với các doanh nghiệp nhỏ và địa phương. Chiến lược phát leaflet tại các khu đông người hoặc nhà của từng người gần khu vực bạn kinh doanh sẽ là một cách nhắm mục tiêu tuyệt vời và hiệu quả. Khó có cách nào giúp bạn tiếp cận trực tiếp và đầy đủ thông tin hơn cách này, vì ngay cả tiếp cận qua các kênh Digital Marketing cũng sẽ khó có thể nhắm tới tất cả mọi người trong vùng mà chi phí lại cao.

Bí quyết là hãy phân phát tại các khu vực có tỷ lệ khách hàng mục tiêu của bạn cao hơn. Ví dụ, nếu bạn đang mở một cửa hàng mới gần khu trung tâm mua sắm, hãy vào đó và phát leaflet cho những khách hàng mục tiêu của bạn. Điều này không quá mất thời gian nhưng hiệu quả đem lại có thể khiến bạn bất ngờ đấy.

>> Có thể bạn quan tâm: Nhân khẩu học là gì

Nhược điểm

Không có tác động lâu dài

Leaflet thiếu tính tác động lâu dài bởi nhiều người có thể đọc Leaflet nhưng không giữ lại chúng. Sau khi đọc và tiếp nhận thông tin xong, họ thường không cần tới chúng nữa, và tỷ lệ vứt đi là khá cao. Điều này có nghĩa là họ có thể trở thành khách hàng của bạn, nhưng bạn không có gì để gợi nhớ cho họ về sản phẩm/dịch vụ đó. Do vậy bạn cần liên tục lôi kéo sự quan tâm của họ bằng dịch vụ chăm sóc khách hàng hoặc các hình thức Marketing khác.

Doanh nghiệp cần thiết kế Leaflet thu hút khách hàng ngay từ cái nhìn đầu tiên, nếu không muốn họ ngay lập tức "quăng vào thùng rác". Nhiều người có thể xem tờ rơi là một sự lãng phí thời gian vì chúng thường quảng cáo những thứ không quan tâm đến họ. Tuy nhiên, điều này chỉ có xu hướng xảy ra với các tờ rơi có giá trị thấp hoặc nhắm mục tiêu kém, còn trường hợp các nhà hàng và thực đơn takeaway thường được khách hàng xem và lưu lại rất nhiều.

Thường bị coi là kém quan trọng

Leaflet thường được phát một cách ngẫu nhiên tại nơi đông người hoặc trực tiếp đến nhà của mọi người. Và tất nhiên, một số trong đó đang quảng cáo những thứ mà người nhận không muốn quan tâm, khiến họ cảm thấy phiền phức khó chịu khi phải nhận quá nhiều. Vì thế, trừ những leaflet thật sự bắt mắt và cung cấp đúng sản phẩm/dịch vụ đúng với nhu cầu của khách hàng, thì đa phần số leaflet còn lại sẽ bị bỏ đi. Do đó, việc tạo ra một leaflet bắt mắt và đáng giá là chìa khóa để đảm bảo điều này không xảy ra với các thương hiệu.

Phân biệt Leaflet và các ấn phẩm quảng cáo khác

Leaflet chỉ là một trong những hình thức của tờ rơi nói chung và rất dễ khiến nhiều người nhầm lẫn với các hình thức khác như brochure hay flyer,vv… Để tránh nhầm lẫn Leaflet với các ấn phẩm quảng cáo khác, hãy tìm hiểu kỹ về khái niệm của từng loại dưới đây.

Poster: Poster là tờ giấy với những thông tin được in nổi bật được treo hoặc dán trên những bề mặt thẳng đứng, dùng để quảng cáo về sản phẩm, sự kiện một cách nhanh chóng. Chúng có thể được dùng để trang trí hoặc quảng cáo, cổ động...

Brochure: Brochure thường được đầu tư với chất lượng tốt hơn leaflet, nó chứa nhiều thông tin quan trọng và gây ấn tượng lâu dài về hình ảnh công ty, doanh nghiệp.

Flyer: Flyer là một loại ấn phẩm quảng cáo qua hình thức phát nơi công cộng hoặc qua thùng thư. Cùng là một loại, tuy nhiên Leaflet sẽ nhỉnh hơn về chất lượng giấy cũng như màu sắc in ấn.

Flyer là gì?Mẫu flyer (Nguồn: freepik)

Thường thì Flyer chỉ có 1 tờ duy nhất, không gấp như Brochure (vẫn có ngoại lệ), và thường mang tính thời vụ. Vì vậy, luôn cần những thiết kế mang tính tiết kiệm (dùng ít màu, giấy mỏng rẻ).

>> Có thể bạn quan tâm: Flyer là gì

Standee: Standee là một công cụ quảng cáo gồm 2 thành phần chính: phần khung giá đỡ được làm bằng chất liệu sắt, nhựa, nhôm. Và phần bạt in được thiết kế và in kỹ thuật số, in offset, cán mờ làm bằng chất liệu hiflex hoặc pp.

Leaflet là gì? 4 bước để tạo ra một leaflet độc đáo và ấn tượng - Ảnh 3.

Mẫu Standee (Nguồn: Quảng cáo TLP)

Pamphlet: được xem như là những cuốn sách nhưng không được đóng gáy, nó có thể được gấp 2 hoặc 3 hoặc thậm chí làm 4 (lúc này lại có thể được gọi là leaflets), hoặc có thể chỉ có một vài trang được gấp đôi hoặc ba, được đóng gáy đơn giản để làm thành một tệp thông tin. Có một quy định nhỏ cho Pamphlet là nó sẽ phải hơn 5 trang và không quá 48 trang.

>>> Xem thêm: Cẩm nang toàn tập về Brochure và Flyer cho Marketer (P1)

Mẹo để thiết kế leaflet độc đáo, ấn tượng

Có rất nhiều người tự đặt câu hỏi rằng điều giúp tạo ra một leaflet là gì. Khâu thiết kế luôn đóng một vai trò quan trọng. Dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn từng bước để tạo ra một leaflet độc đáo và các mẹo đi kèm nhé.

1. Xác định mục tiêu của leaflet

Tương tự việc xác định mục tiêu cho một chiến lược Marketing hay một công việc kinh doanh, xác định mục tiêu cho leaflet sẽ vô cùng cần thiết trong việc tối ưu hóa quá trình sản xuất. Hãy tự đặt những câu hỏi như: Leaflet này dành cho ai? Hướng tới khách hàng mục tiêu cụ thể như thế nào? Khi nào cần? Tính chất của địa điểm phát? Dùng với mục đích gì và số lượng cần thiết là bao nhiêu?,vv…

Mọi người cần xác định khách hàng của mình theo độ tuổi, vị trí và tình trạng xã hội / địa lý. Chẳng hạn, một sản phẩm đắt tiền cần hướng đến tầng lớp từ trung đến thượng lưu, việc phân phát trên một phạm vi rộng sẽ khó có thể giúp bạn có được một lượng khách hàng cần thiết. Tương tự với những sản phẩm giá rẻ hơn. Ngoài ra, việc hiểu được thói quen đọc và tiếp cận của khách hàng đối với tờ rơi nói chung sẽ giúp bạn rất nhiều trong quá trình thiết kế. Chính vì thế, sau khi trả lời được những câu hỏi trên, bức tranh tổng quát về việc sản xuất, thiết kế leaflet đã phần nào trở nên rõ ràng hơn.

2. Xác định những yếu tố cần có và lên outline

Trước khi thiết kế leaflet hút mắt người xem, bạn cần biết đầy đủ những thông tin cơ bản bắt buộc phải có trong leaflet của mình:

Tiêu đề

Tiêu đề cần phải rõ ràng, nổi bật có thể khiến khách hàng nhớ đến đầu tiên và có thể là cuối cùng sau khi đặt tờ leaflet xuống. Lời khuyên cho bạn là nên đặt thật ngắn gọn, sáng tạo, tránh dài dòng gây khó nhớ.

Thông điệp chính/ Nội dung ý nghĩa

Sau tiêu đề, thông điệp bạn truyền tải sẽ quyết định khách hàng có yêu thích thương hiệu của bạn hay không. Một thông điệp hay, sáng tạo, đưa những thông tin hữu ích sẽ mang lại ấn tượng lâu hơn trong trí nhớ người xem. Đây là 3 thông tin cơ bản bắt buộc phải có trong leaflet của bạn:

  • Giới thiệu (About us) - giúp người xem biết một cách nhanh chóng về đặc điểm thương hiệu của bạn.
  • Giới thiệu sản phẩm, dịch vụ - đây là phần nội dung bạn nên đầu tư nhất trong toàn bộ leaflet. Bạn nên cung cấp những kiến thức hữu ích hoặc ứng dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn trong thực tế, đừng chỉ chăm chăm nói tốt về sản phẩm. Khách hàng cần biết sản phẩm của bạn có thể giúp gì cho họ. Trong phần này, bạn nên đưa ra ví dụ, hoặc những phản hồi của khách hàng khác để làm lời chứng thực tốt nhất
  • Thông tin liên lạc - Sau khi khách hàng đã nắm rõ về dịch vụ/ sản phẩm, bạn hãy chèn đầy đủ thông tin liên lạc như số điện thoại, website, fanpage… để họ có thể tìm đến bạn bất kể khi nào.

Logo

Bạn cần quan tâm đến chất lượng hình ảnh logo, tránh trường hợp sau khi in ra, logo doanh nghiệp của bạn nhìn mờ ảo không rõ nét. Ngoài ra, cần suy nghĩ về vị trí đặt logo phù hợp, thông thường logo thường được đặt ở góc trái của tờ leaflet. Nếu doanh nghiệp của bạn chưa có logo, hãy tham khảo quy trình thiết kế logo sau khi đã tìm hiểu leaflet là gì để tạo ra hình ảnh logo chuyên nghiệp của mình.

Hình ảnh minh hoạ

Hình minh hoạ là ảnh sản phẩm/ dịch vụ được chụp và thiết kế rõ nét, đẹp mắt nhất. Bên cạnh đó, bạn có thể thêm những ảnh tự thiết kế liên quan đến nội dung kiến thức chia sẻ trong leaflet.

3. Sắp xếp bố cục và chọn một template theo concept nhất định

Sắp xếp bố cục và chọn một template theo concept nhất địnhLeaflet là gì? sắp xếp bố cục theo concept nhất định (Nguồn: Vietadv)

Sau khi đã hình thành các thông tin cần thiết có trong leaflet, bạn cần lên bố cục cụ thể cho nó và chọn một template phù hợp với concept bạn hướng tới trong sự kiện lần này.

Việc lên bố cục cần phải được phác thảo ra giấy nếu bạn không chắc chắn hoặc nội dung leaflet khá dài và phức tạp. Sau khi phác thảo xong bạn sẽ có đánh giá cụ thể hơn. Tuỳ vào mục đích cụ thể để quyết định leaflet của bạn là tờ rời hay tập giấy gấp, và thiết kế cho các tờ gấp như thế nào? Ví dụ bạn muốn làm một leaflet về menu các món ăn trong nhà hàng, tờ leaflet gấp lúc này là lựa chọn tối ưu, bạn vừa có thể trình bày tên cũng như ảnh minh hoạ cho món ăn trông sang trọng và ngon mắt.

Nếu bạn không tự thiết kế được thì hiện nay, các mẫu template cho leaflet có rất nhiều và đa dạng trên Internet. Để tiết kiệm thời gian, bạn có thể chọn lọc theo concept mình mong muốn và thiết kế lại theo ý thích của mình.

4. Phác thảo ý tưởng và hoàn thiện bản cuối cùng

Phác thảo ý tưởng và hoàn thiện bản cuối cùng(Nguồn: designhill)

Sau khi đã có trong tay mọi yếu tố cần thiết hiểu về leaflet là gì, bạn cần phác thảo ý tưởng dựa trên template có sẵn đã được lên ở bước trước, và bắt đầu ngắm nhìn thành quả bước đầu. Khâu này rất quan trọng, việc design có thể được thực hiện trên máy tính hoặc giấy vẽ tay, miễn sao thể hiện được đầy đủ ý tưởng.

Trong giai đoạn này cũng sẽ phát sinh những ý kiến trái chiều, những lần duyệt lên duyệt xuống nhưng hãy cố gắng đảm bảo leaflet của bạn được phát triển theo đúng ý mục tiêu ban đầu.

Một số mẫu thiết kế leaflet đẹp

Tổng hợp một số mẫu thiết kế leaflet đẹp để các bạn tham khảo:

Một số mẫu thiết kế leaflet đẹp Một số mẫu thiết kế leaflet đẹp 1 Một số mẫu thiết kế leaflet đẹp 2 Một số mẫu thiết kế leaflet đẹp 3 Một số mẫu thiết kế leaflet đẹp 4 Một số mẫu thiết kế leaflet đẹp 5 Một số mẫu thiết kế leaflet đẹp 6 Một số mẫu thiết kế leaflet đẹp 7

Tạm kết

Marketing là một yếu tố rất quan trọng và là chìa khóa cho những nỗ lực đem lại doanh thu cao cho các doanh nghiệp. Hiểu rõ được Leaflet là gì thì bạn cũng biết trong thời đại của internet và công nghệ tiên tiến, sẽ có những lập luận đưa ra rằng leaflet nói riêng và tờ rơi nói chung là một phương thức quảng bá lỗi thời. Tuy nhiên, thực tế chứng minh leaflet vẫn có những giá trị riêng không hề bị thay đổi và được tận dụng cho tới ngày nay, không hề bị “lu mờ” trước sức mạnh của các phương thức Digital Marketing. Mọi doanh nghiệp đều cần nhận thức được điều này, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và địa phương.

Tô Linh - MarketingAI

Tổng hợp

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.