Hiệu ứng Bandwagon được biết là một trong những hiệu ứng tâm lý, nó còn gọi hiệu ứng chạy theo xu hướng và mốt, xảy ra khi con người tiếp nhận thông tin từ người khác và bắt chước theo một cách vô thức. Chúng ta có thể thấy hiệu ứng Bandwagon xuất hiện trong rất nhiều lĩnh vực, từ social media, F&B, thời trang, âm nhạc... Vậy Bandwagon là gì? Ứng dụng của bandwagon trong marketing như thế nào? Tất cả những kiến thức hữu ích về hiệu ứng đoàn toàn bandwagon sẽ được MarketingAI giải đáp trong bài viết sau.
Hiệu ứng bandwagon là gì?
Hiệu ứng Bandwagon hay còn gọi là Hiệu ứng đoàn tàu đề cập đến xu hướng con người hành động theo một điều gì đó đơn giản là vì người khác làm điều đó, bất kể điều này có phù hợp hay trái ngược với niềm tin ban đầu của họ hay không.
Thuật ngữ bandwagon bắt nguồn từ cụm từ "jump on the bandwagon" hoặc "hop on the bandwagon" thường được sử dụng theo cách "khiếm nhã" để chỉ hành động mong muốn được sự chấp nhận hoặc công nhận từ người khác. Nó thường liên quan đến những người chạy theo một xu hướng, sao chép hành vi của người khác mà không đánh giá sự hợp lý của chúng. Đây là một hiện tượng tương tự như ‘tâm lý bầy đàn’ hoặc ‘suy nghĩ nhóm’.
Thuật ngữ này bắt nguồn từ cụm từ "jump on the bandwagon" xuất hiện lần đầu tiên tại Hoa Kỳ vào năm 1848. Dan Rice, một chú hề xiếc nổi tiếng và được yêu thích vào thời điểm đó, đã sử dụng hiệu ứng bandwagon và âm nhạc để thu hút sự chú ý cho những lần xuất hiện trong chiến dịch chính trị của mình.
Ứng dụng về hiệu ứng Bandwagon
Có nhiều ví dụ về hiệu ứng bandwagon đang hoạt động, không chỉ tại các cửa hàng và hệ thống mua sắm trực tuyến trong bán lẻ, mà còn trong các lĩnh vực lớn hơn:
- Thực phẩm và đồ uống: người mua rượu thường chọn những chai rượu có vẻ đã "cạn kiệt" trên kệ vì cho rằng rượu này có vẻ đắt hàng và rất phổ biến. Trong trường hợp này, người mua hàng bị thuyết phục mua hàng vì những người mua sắm khác đã mua trước họ.
- Thời trang: nhiều người bị ảnh hưởng bởi những người nổi tiếng và văn hóa đại chúng, có nghĩa là họ áp dụng một phong cách thời trang nhất định sau khi họ nhìn thấy những ngôi sao, thần tượng yêu thích của họ.
- Âm nhạc: một khi nghệ sĩ gia nhập ngành công nghiệp âm nhạc, sự nổi tiếng về âm nhạc của họ sẽ tăng vọt khi ngày càng có nhiều người bắt đầu nghe các bài hát của họ, giới thiệu hoặc chia sẻ âm nhạc của họ trên các nền tảng xã hội.
- Social media: không chỉ social media có ảnh hưởng, mà các nền tảng mới dựa vào hiệu ứng bandwagon để thống trị thị trường của riêng họ - hãy lấy TikTok làm ví dụ: khi số lượng người bắt đầu sử dụng mạng này ngày càng tăng, các cá nhân khác cũng nhảy vào và sử dụng nó.
- Chính trị: nghiên cứu cho thấy rằng mọi người có nhiều khả năng bỏ phiếu cho một ứng cử viên hơn nếu họ đã có đa số ủng hộ hoặc được cho là có khả năng 'chiến thắng'. Hiện tượng tâm lý này có thể ảnh hưởng đến suy nghĩ và quan điểm của chúng ta đối với những lựa chọn thay đổi cuộc sống.
>> Xem thêm: Một số hiệu ứng tâm lý và ứng dụng trong Marketing
Sử dụng hiệu ứng bandwagon trong marketing
Một case study rất nổi tiếng từ hiệu ứng Bandwagon đó là thành công trong chiến lược marketing của Oppo khi mời Sơn Tùng M-TP làm đại sứ thương hiệu. Thậm chí, thời điểm Oppo xuất hiện khiến Samsung lo ngại sẽ bị soán mất ngôi trên thị trường smartphone. Oppo đã rất tinh tế và cực kỳ chịu chi, đầu tư khai thác triệt để hình ảnh thông qua Sơn Tùng MTP. Rất nhiều bạn trẻ mua dòng điện thoại mới này vì chỉ đơn giản thấy "thần tượng của mình sử dụng và bắt chước theo. Nhờ hiệu ứng đoàn tàu, Oppo dần chiếm được thị phần, trực tiếp cạnh tranh với các ông lớn.
Vậy làm thế nào để thành công như Oppo? Các thương hiệu cần ứng dụng hiệu ứng bandwagon ra sao để push sale hiệu quả?
Xuất hiện phổ biến - sử dụng chiến thuật khan hiếm
Một chiến thuật quan trọng của hiệu ứng bandwagon là nhận thức sự phổ biến. Nếu đang kinh doanh, hãy cố gắng để sản phẩm xuất hiện phủ sóng trên thị trường như thể sản phẩm này rất nổi tiếng và là sự lựa chọn mà nhiều người khác hướng tới. Hạn chế các mặt hàng/sản phẩm có sẵn trong cửa hàng để khuyến khích hành vi mua hàng. Hiệu ứng tâm lý này tương tự khi bạn đặt phòng khách sạn và nhận được thông báo "chỉ còn 1 phòng duy nhất"!
Sự khan hiếm, cấp bách không chỉ khiến bạn muốn đặt chỗ mà còn khiến bạn nghĩ rằng đây phải là một sự lựa chọn tốt.
Thống trị thị trường - ở khắp mọi nơi
Càng nhiều người mua sắm nhìn thấy thương hiệu của bạn, họ càng dễ dàng nhận ra thương hiệu đó và do đó, họ sẽ nhận ra thương hiệu đó càng phổ biến. Càng nhiều người đánh giá nó là phổ biến, thì hiệu ứng càng mạnh, có nghĩa là quả cầu tuyết bán hàng.
Một ví dụ nữa về khách sạn, bất kỳ người yêu thích du lịch nào cũng sẽ tìm kiếm các nền tảng khác nhau để tìm kiếm ưu đãi tốt nhất/ Và nếu cùng một khách sạn được liệt kê trên booking.com, Trivago, Expedia và nhiều trang hơn thế nữa, thì nhà nghỉ sẽ có xu hướng đặt phòng đó hơn khách sạn cụ thể.
Thống trị mạng xã hội
Cung cấp cho người mua hàng và người tiêu dùng lý do để 'nhảy vào cuộc chiến' mua hàng bằng cách đem thương hiệu của bạn vào các cuộc thảo luận của họ trên các phương tiện truyền thông xã hội.
Hiệu ứng bandwagon phát huy hết tác dụng trên các nền tảng xã hội, đặc biệt có hiệu quả với các influencer - những nhân vật có hàng triệu fans và dễ dàng tạo xu hướng, khiến người khác làm theo.
Các khách sạn sang trọng thậm chí còn cung cấp dịch vụ lưu trú qua đêm miễn phí cho những người có ảnh hưởng này chỉ để họ chia sẻ hình ảnh về các phòng và tiện nghi của khách sạn, khuyến khích các followers khác theo dõi và làm theo.
Xuất hiện đáng tin cậy - xây dựng uy tín
Làm nổi bật các feedback tích cực từ khách hàng cũng như các số liệu thống chính để xây dựng lòng tin, sự uy tín, chứng minh giá trị của thương hiệu. Điều này đặc biệt quan trọng trong môi trường bán hàng trực tuyến.
Có thể thấy ngành công nghiệp khách sạn đã làm rất tốt điều này. Trên trang booking.com có hàng trăm bài đánh giá của các nhà nghỉ dưỡng trên mỗi danh sách.
Sự nguy hiểm của hiệu ứng bandwagon là gì
Điều gì tốt cho số đông, có thể không tốt cho bạn. Không có một cách tiếp cận chung nào phù hợp cho mỗi người. Việc đưa ra quyết định và hành vi dựa trên các chuẩn mực được xã hội chấp nhận, có thể gây bất lợi cho chính bạn.
Mặc dù việc hỏi ý kiến hoặc nghiên cứu quan điểm của người khác có thể giúp tạo ra một đánh giá toàn diện, nhưng không ai thực sự hiểu được vị trí của bạn ngoại trừ bạn. Do đó, điều quan trọng là chúng ta không nên đặt quá nhiều niềm tin vào xu hướng hay sự bột phát nhất thời mà phải tự đánh giá các giá trị của các ý tưởng và hành vi của bản thân.
Làm thế nào chúng ta có thể tránh hiệu ứng bandwagon?
Mặc dù không thể loại bỏ hoàn toàn hiệu ứng bandwagon, nhưng chúng ta có thể chống lại chúng. Hãy cẩn trọng trong khi đưa ra mọi quyết định, cho bản thân thời gian xem xét tổng quan và toàn diện các tín hiệu xã hội. Tập suy nghĩ phản biện và bình tĩnh khi ý tưởng hoặc hành vi có thể không đúng về mặt đạo đức hoặc tình huống.
Đưa ra quyết định một cách độc lập nhưng hãy đánh giá chúng và đưa ra quyết định cuối cùng của bạn trong một môi trường mà bạn không cảm thấy bị áp lực bởi những người khác.
Xem xét các lựa chọn thay thế - đừng ngại đi ngược lại quan điểm của số đông, bạn có thể thấy giải pháp hoàn hảo hoàn toàn trái ngược với những gì mọi người đang làm hoặc suy nghĩ.
Kết
Hy vọng rằng thông qua bài viết trên, các bạn đã phần nào hiểu rõ được hiệu ứng bandwagon là gì cũng như những điều cơ bản cần biết về hiệu ứng thú vị này. Nếu bạn đang hoạt động trong thị trường crypto thì ngay từ bây giờ, hãy thật tỉnh táo trong mọi tình huống, mọi sự kiện để đảm bảo lợi ích bản thân nhé. Chúc các bạn thành công.
Hải Yến - MarketingAI
Theo adcocksolutions
>> Có thể bạn chưa biết: Hiệu ứng chim mồi: Những mánh khóe trong chiến lược marketing
Bình luận của bạn