Google stacking là gì?
Google Stacking là một phương pháp giúp tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO), trong đó trang web sử dụng tập hợp hệ sinh thái của Google như: Google Docs, Google Sheets, Google Forms, Google Sites,... để tạo ra một mạng lưới toàn diện về công ty hoặc sản phẩm dịch vụ. Cụm từ “stacking” nghĩa là “xếp chồng lên nhau” hay liên kết thông tin với nhau. Mục tiêu cuối cùng là thiết lập một trang web đáng tin cậy để nâng cao thứ hạng trên các thanh công cụ tìm kiếm như Google.
Google Stacking được phát triển để đáp ứng các thuật toán tìm kiếm ngày càng phức tạp của Google, ưu tiên chất lượng nội dung và mức độ liên quan.
Trước đây, SEO chủ yếu tập trung vào việc tối ưu hóa một trang web duy nhất cho các công cụ tìm kiếm. Tuy nhiên, những hạn chế của phương pháp này trở nên rõ ràng khi các công cụ tìm kiếm yêu cầu nội dung chất lượng cao hơn. Do đó, các chuyên gia SEO đã tìm kiếm các phương pháp mới để thích ứng và phát triển trong bối cảnh kỹ thuật số đang phát triển.
Tuy nhiên, việc sử dụng Google Stacking cũng tiềm ẩn những rủi ro như bị đánh giá là spam hoặc rủi ro hệ thống. Do đó, việc thực hiện Google stacking cần phải được thực hiện cẩn thận và công bằng để tránh bị phạt hoặc xếp hạng của trang web bị ảnh hưởng tiêu cực.
>>> Xem thêm: Googlebot là gì? Tất cả vấn đề liên quan Google bot mà bạn cần biết
Google stacking hoạt động như thế nào?
Google Stacking hoạt động bằng cách tạo ra một mạng lưới tài nguyên trên các nền tảng của Google và liên kết chúng lại với nhau để nâng cao khả năng hiển thị của các trang web. Để thực hiện phương pháp này, SEOers có thể bắt đầu bằng việc tạo ra các tài nguyên như blog trên Blogger, kênh Youtube hoặc các tài khoản khác trên Google.
Nhiều người cũng tận dụng các nền tảng miễn phí khác như: Wordpress, Wix, Weebly,... để tạo ra các trang web liên kết với trang web chính thức của doanh nghiệp. Mỗi trang web được tạo cần phải tối ưu hóa để tăng thứ hạng tìm kiếm trên Google. Các chuyên gia SEO có thể thêm các thông tin liên hệ cơ bản như số điện thoại, địa chỉ, email của doanh nghiệp để tăng độ tin cậy cho trang web.
Bên cạnh đó, để tăng cường hiệu quả của Google stacking, bạn cũng có thể khuyến khích người dùng tương tác với các trang web thông qua các hoạt động như chia sẻ nội dung, đánh giá tích cực và bình luận. Điều này có thể giúp tăng cường tầm ảnh hưởng và độ tin cậy của các tài nguyên trên các nền tảng của Google. Ngoài ra, SEOers cũng nên kết hợp Google Stacking với những kỹ thuật khác như tối ưu từ khóa, hình ảnh, video để cải thiện thứ hạng tìm kiếm trang web một cách hiệu quả.
5 lợi ích mà Google Stacking mang lại cho website
Google Stacking đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực SEO. Dưới đây là một số lợi ích mà phương pháp này mang lại cho website.
#1. Tối ưu thứ hạng tìm kiếm của website trên Google
Một trong những lợi ích chính mà Google Stacking mang lại cho website là cải thiện đáng kể khả năng hiển thị trên các công cụ tìm kiếm. Bằng cách liên kết các nền tảng của Google: như Blogger, Youtube, Google Sites, hay tối ưu hóa nội dung cho các từ khóa liên quan, các trang web của doanh nghiệp có thể được xếp hạng cao hơn trên Google. Khả năng hiển thị tăng lên này đảm bảo rằng trang web tiếp cận được nhiều đối tượng hơn, dẫn đến nhiều lần truy cập hơn và chuyển đổi tiềm năng hơn.
#2. Tăng lưu lượng truy cập vào web
Với thứ hạng công cụ tìm kiếm được cải thiện và khả năng hiển thị tăng lên, Google Stacking mang lại tỷ lệ nhấp (CTR) cao hơn. Các trang web xuất hiện ở vị trí đầu trên các công cụ tìm kiếm sẽ thu hút nhiều truy cập từ người dùng đang tìm kiếm thông tin liên quan.
#4. Tăng tính đa dạng của nội dung
Google Stacking có thể giúp đa dạng hóa nội dung trên website bằng cách tạo và chia sẻ nội dung khác nhau trên các nền tảng của Google. Ví dụ, một trang web có thể tạo ra video trên YouTube, bài viết trên Google Sites, và các loại nội dung khác trên các nền tảng khác của Google. Mỗi nền tảng này có đặc điểm và công cụ riêng, cho phép trang web tạo ra nội dung đa dạng và phong phú hơn, phù hợp với nhu cầu và sở thích của đối tượng khán giả trên mọi nền tảng. Từ đó, độ phủ sóng của trang web cũng được cải thiện hơn.
#5. Tăng độ tin cậy cho trang web
Bằng cách tận dụng Google Stacking, các trang web có thể khai thác quyền lực to lớn của Google. Các dịch vụ của Google thường được coi là uy tín và có ảnh hưởng lớn nên việc liên kết các trang web bổ sung với hệ sinh thái này có thể tăng cường độ tin cậy cho trang web chính của doanh nghiệp. Ngoài ra, mạng lưới liên kết đa chiều cũng tạo ra hình ảnh mạnh mẽ và phủ sóng trên internet, từ đó nâng cao độ tin cậy trong mắt người dùng và các công cụ tìm kiếm.
#6. Tăng tốc độ tải trang web
Google Stacking có thể tăng tốc độ tải website bằng cách tạo ra liên kết từ các dịch vụ của Google và liên kết chúng đến trang web chính. Nội dung trên trang web sẽ được tối ưu hóa và phân tán trên các tài nguyên khác, từ đó làm tăng tốc độ tải trang và nâng cao trải nghiệm người dùng.
Hướng dẫn cách làm Google Stacking từ A - Z
Triển khai Google Stacking hiệu quả sẽ giúp tối ưu hóa SEO và tăng khả năng hiển thị cho website. Dưới đây là cách làm Google Stacking đơn giản chỉ với 4 bước mà bạn có thể theo dõi.
Bước 1: Tạo những file liên quan trong folder
Đầu tiên, bạn hãy tạo một folder chứa những file liên quan và đặt tên cho folder đó theo một cú pháp quen thuộc dễ ghi nhớ và tìm kiếm. Bạn có thể đặt tên theo từ khóa hoặc chủ đề của trang web chính. Ví dụ, với một website du lịch, bạn có thể tạo các file liên quan với tên như “Hà Nội”, “Phú Quốc”, “Nha Trang”, “Đà Lạt”. Không có giới hạn về số lượng folder nên mỗi công ty có thể tự ý điều chỉnh sao cho phù hợp với mục đích kinh doanh của mình.
Bước 2: Đồng bộ hóa các file với nhau
Sau khi tạo các file liên quan trong folder, bạn cần đồng bộ hóa chúng với nhau trên tài khoản Google hoặc Onedrive để liên kết dữ liệu và đảm bảo tính an toàn. Ngoài ra, đồng bộ hóa các file cũng là một phần của Google Stacking, giúp tạo nên sự chính xác và nhất quán trong các nội dung trên các nền tảng của Google.
Bước 3: Xây dựng liên kết
Việc xây dựng liên kết giữa các trang có vai trò vô cùng quan trọng. Khi các trang được liên kết với nhau, đặc biệt là từ các nền tảng của Google, độ tin cậy và uy tín của chúng có thể được truyền từ trang này sang trang khác. Ví dụ, từ file “Đà Lạt”, bạn có thể thêm liên kết tới file “Nha Trang” bằng cách tạo từ khóa “Đà Lạt và Nha Trang”.
Bên cạnh đó, các liên kết giữa các trang có thể tạo ra một dòng lưu lượng liên tục giữa các nền tảng. Khi một người dùng xem một trang trên một nền tảng, họ có thể được điều hướng đến một trang khác thông qua các liên kết, từ đó tăng cơ hội thu hút lưu lượng truy cập.
Bước 4: Index folder trong Google Drive
Index folder trong Google Drive là một tính năng giúp bạn tổ chức và quản lý tệp tin và thư mục một cách hiệu quả. Khi bạn tạo một index folder, Google Drive sẽ tạo ra một trang web tương ứng với thư mục đó, cho phép bạn chia sẻ nó, đồng thời cho phép người khác xem và tải xuống các tệp tin trong thư mục một cách dễ dàng, ngay cả khi họ không có tài khoản Google. Điều này giúp quản lý và chia sẻ tệp tin trở nên thuận tiện hơn.
Để index các file trong thư mục, bạn có thể chia sẻ liên kết trên Google drive và index chúng bằng công cụ Google Search Console.
Một số lưu ý quan trọng khi thực hiện Google Stacking hiệu quả
Để triển khai Google Stacking hiệu quả, bạn cần chú ý đến một vài lưu ý sau:
- Tuân thủ các nguyên tắc trung thực và công bằng: Google luôn ưu tiên các trang web cung cấp nội dung chất lượng và tuân thủ nguyên tắc trung thực. Tránh sử dụng các phương thức gian lận hoặc spam bài viết quá nhiều để thực hiện Google Stacking.
- Tối ưu hóa nội dung: Hãy tạo ra nội dung hấp dẫn và chất lượng trên các nền tảng của Google và đảm bảo rằng mỗi trang web có nội dung độc đáo và hữu ích, phản ánh rõ về doanh nghiệp hoặc sản phẩm. Bạn có thể sử dụng thêm hình ảnh, video minh họa phù hợp để hấp dẫn người đọc hơn.
- Tạo liên kết chính xác: Tạo các liên kết giữa các trang một cách tự nhiên và hợp lý. Tránh việc tạo ra liên kết spam hoặc không tự nhiên, và tập trung vào việc xây dựng một mạng lưới liên kết logic và hữu ích.
- Theo dõi và đánh giá hiệu quả: Bạn có thể sử dụng các công cụ phân tích và theo dõi chỉ số của website để đánh giá hiệu quả của chiến lược Google Stacking. Điều này giúp bạn hiểu rõ hơn về cách cải thiện và tối ưu hóa chiến lược theo thời gian.
Tạm kết:
Google Stacking là một phương pháp hiệu quả để nâng cao SEO và giúp các website xây dựng liên kết chặt chẽ. Bằng cách tận dụng sức mạnh của nhiều nền tảng Google, kết nối các thuộc tính web và tập trung vào nội dung chất lượng, bạn có thể nâng cao thứ hạng tìm kiếm và tăng lưu lượng truy cập cho trang web. Tuy nhiên, tìm hiểu về google stacking là gì và cách làm Google Stacking cũng không phải là chiến lược duy nhất giúp cải thiện hiệu quả của website mà bạn cần phải kết hợp chúng với những phương pháp khác để xây dựng một chiến lược SEO toàn diện.
Bình luận của bạn