- E-Commerce là gì?
- Sự khác nhau giữa e-Commerce và e-Business là gì?
- Vai trò của E-Commerce và E-Business
- Hai yếu tố chính cơ bản của E-commerce là gì?
- Các hình thức hoạt động chủ yếu của E-commerce
- Các mô hình E-commerce hiện nay
- Lợi ích của E-commerce là gì?
- Những thách thức của E-commerce là gì?
- Các Kênh Digital Marketing hiện nay trên thị trường
- Các kênh Digital Marketing phù hợp để phát triển cho ngành thương mại điện tử
Thương mại điện tử hay E-commerce là gì?. Thương mại điện tử đang là ngành có tốc độ phát triển cực thịnh trong vài năm trở lại đây tại thị trường Việt Nam. Nhiều thương hiệu đang cạnh tranh nhau khốc liệt để chiếm thị phần tại "miếng bánh ngon" này. Trong đó các kênh Digital Marketing phổ biến đang là hướng mũi nhọn để các thương hiệu tấn công đến khách hàng. Vậy E-commerce là gì và các kênh đó là công cụ đắc lực giúp các thương hiệu chạm được đến mục đích cuối cùng đó chính là "lợi nhuận". Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết nhé.
E-Commerce là gì?
E-commerce (thương mại điện tử) là khái niệm dùng để chỉ các hoạt động kinh doanh, mua bán các loại hình sản phẩm / dịch vụ diễn ra trên Internet, đặc biệt là thông qua các website. Các hoạt động thương mại điện tử có thể diễn ra giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp hoặc giữa doanh nghiệp và khách hàng. Thương mại điện tử thông thường được xem ở các khía cạnh của kinh doanh điện tử (e-business). Nó cũng bao gồm việc trao đổi dữ liệu tạo điều kiện thuận lợi cho các nguồn tài chính và các khía cạnh thanh toán của việc giao dịch kinh doanh. Xem thêm định nghĩa E commerce wiki tại đây.
E-commerce có thể được dùng theo một vài hoặc toàn bộ những nghĩa như sau:
- E-tailing Electronic Retailing - bán lẻ điện tử) hoặc "cửa hàng ảo" trên trang web với các danh mục trực tuyến, đôi khi được gom thành các "trung tâm mua sắm ảo".
- Việc thu thập và sử dụng dữ liệu cá nhân thông qua các địa chỉ liên lạc web
- Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI), trao đổi dữ liệu giữa Doanh nghiệp với Doanh nghiệp
- Email, fax và cách sử dụng chúng như là phương tiện cho việc tiếp cận và thiếp lập mối quan hệ với khách hàng (ví dụ như bản tin - newsletters)
- Việc mua và bán giữa Doanh nghiệp với Doanh nghiệp
- Bảo mật các giao dịch kinh doanh
>>> Xem thêm: Khái niệm fax là gì
Sự khác nhau giữa e-Commerce và e-Business là gì?
Ngoài khái niệm "E-Commerce là gì" thì chắc chắn bạn đã nghe nhiều về khái niệm E-business, vậy e-business là gì? e-business có liên quan thế nào tới thương mại điện tử. Có thể hiểu, thương mại điện tử là qua trình mua bán thông qua internet thì E-business là các hoạt động thương mại sử dụng công nghệ xử lý thông tin số hóa ví dụ như:
- Mua, bán, trao đổi dịch vụ, thông tin
- Dịch vụ khách hàng (Customer Service)
- Hợp tác thiết kế, sản xuất (Collaborative)
- Đào tạo từ xa (E-learning)
- Giao dịch nội bộ (Intrabusiness)
E-business có thể được hiểu nó rộng hơn cả E-commerce vì nó chính là các hoạt động kinh doanh trên internet và sử dụng thanh toán online làm nền tảng chính. Và E-commerce chỉ là một phần của E-business chứ không giống nhau như mọi người thường nghĩ.
Vai trò của E-Commerce và E-Business
Sau khi đã trả lời được 2 câu hỏi E-commerce là gì và e-business là gì thì chúng ta đều thấy cả e-commerce và e-business đều có vai trò nhất định trong mỗi hoạt động kinh doanh và có tác động với cả đơn vị cung cấp dịch vụ và người tiêu dùng. Những người thực hiện E-business đều dùng E-commerce làm công cụ cho mình và các khách hàng sẽ sẵn sàng chi trả chi phí để nhận lợi ích của E-commerce và E-business. Theo dự đoán thì những năm tiếp theo các hoạt động thương mại điện tử sẽ phát triển ở cả B2B, B2C, B2G. Để chuẩn bị cho sự kiện đó, mỗi cá nhân và tổ chức nên trang bị kiến thức chung để vận hành cũng như phát triển các dự án kinh doanh của mình cho phù hợp xu hướng của thị trường.
Hai yếu tố chính cơ bản của E-commerce là gì?
Nằm lòng khái niệm "E-commerce là gì", bây giờ chúng ta cùng tập trung tìm hiểu về các yếu tố chính cơ bản của E-commerce trong thị thường hiện nay nhé.
Khảo hàng trực tuyến (Online shopping)
Bao gồm toàn bộ các thông tin cần thiết về sản phẩm hoặc dịch vụ người bán cung cấp cho khách hàng thông qua Internet bằng trình duyệt web, mang lại giải pháp mua hàng hợp lý. Khái niệm này cũng có thể bao hàm các hành động xem xét sản phẩm & mua hàng ở khách hàng. Các cửa hàng trực tuyến thường cho phép người mua sắm sử dụng các tính năng "tìm kiếm" để tìm các mẫu, nhãn hiệu hoặc mặt hàng cụ thể, giúp cho quá trình khảo hàng diễn ra nhanh chóng hơn.
Mua hàng trực tuyến (Online purchase)
Là hệ thống tập hợp các nền tảng công nghệ giúp cho hoạt động trao đổi dữ liệu, mua bán giao dịch trên Internet diễn ra được suôn sẻ hơn. Người tiêu dùng có thể tìm thấy một sản phẩm họ quan tâm bằng cách truy cập trực tiếp vào trang web của nhà bán lẻ, hoặc tìm kiếm giữa các nhà cung cấp thay thế bằng công cụ tìm kiếm mua sắm, kết quả cho ra sẽ hiển thị cùng một sản phẩm và giá cả trên tất cả các nền tảng khác nhau. Kể từ năm 2020, khách hàng có thể mua sắm trực tuyến bằng nhiều loại máy tính và thiết bị khác nhau, bao gồm máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy tính bảng, điện thoại thông minh và loa thông minh.
Khách hàng mua sắm online phải có quyền truy cập Internet và phương thức thanh toán hợp lệ để hoàn tất giao dịch, chẳng hạn như thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ hoặc dịch vụ như PayPal. Đối với các sản phẩm vật lý (ví dụ: sách bìa mềm hoặc quần áo), sản phẩm sẽ được giao cho khách hàng qua đơn vị vận chuyển; đối với các sản phẩm kỹ thuật số, chẳng hạn như các file âm thanh kỹ thuật số của các bài hát hoặc phần mềm, trình quản lý điện tử thường gửi tệp cho khách hàng qua Internet. Các tập đoàn bán lẻ trực tuyến lớn nhất trên thế giới có thể kể đến như là Alibaba, Amazon.com và eBay.
Các hình thức hoạt động chủ yếu của E-commerce
Thư điện tử: Đây là hình thức được sử dụng nhiều tại các doanh nghiệp hoặc cơ quan nhà nước,...Thư điện tử được sử dụng như một hình thức trao đổi trực tuyến thông qua mạng Internet. Hình thức này được gọi là e-mail.
Thanh toán điện tử: Đây là hình thức chi trả mức thanh toán cho dịch vụ nào đó thông qua hình thức trực tuyến, tận dụng Internet trong thời kỳ công nghệ số. Ví dụ, với thanh toán điện tử thì lương được trả bằng cách chuyển tiền trực tiếp vào tài khoản hay tiền mua bằng thẻ mua hàng, thẻ tín dụng....Với tốc độ phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử, thanh toán điện tử đẫ mở rộng sang lĩnh vực mới đó là: trao đổi dữ liệu điện tử tài chính, tiền lẻ điện tử, ví điện tử....
Trao đổi dữ liệu điện tử: Đây là việc trao đổi các dữ liệu dưới dạng có cấu trúc sẽ được chuyển từ máy tính điện tử này sang máy tính điện tử khác, giữa các công ty hoặc đơn vị đã thỏa thuận buôn bán với nhau
Truyền dung liệu: Dung liệu hay hiểu đơn giản là nội dung của hàng hóa số. Hàng hóa số hoàn toàn có thể thực hiện dưới hình thức giao qua mạng.
Mua bán hàng hóa hữu tình: Thương mại điện tử ngày một phát triển kéo theo các hàng hóa bán lẻ trực tuyến qua mạng internet ngày càng được mở rộng. Các mặt hàng thông dụng được bày bán online, điện thoại, ...Trào lưu "mua hàng điện tử" hay "mua hàng trên mạng" bắt đầu xuất hiện. Vì vậy, internet bắt đầu trở thành công cụ để cạnh tranh bán lẻ hàng hữu hình.
Các mô hình E-commerce hiện nay
Nhìn chung, với tốc độ phát triển của Internet hiện nay, E-commerce đã tạo ra rất nhiều mô hình đa dạng khác nhau, tuy nhiên, có 4 mô hình chính mà các bạn cần phải lưu ý. Vậy 4 mô hình E-commerce là gì? Tham khảo dưới đây.
B2B (Business to Business)
Business to business, hay còn gọi là mô hình B2B, là mô hình thương mại điện tử lớn nhất dựa trên doanh thu có thể lên đến hàng nghìn tỷ đô la. Trong mô hình này, cả người mua và người bán đều là các doanh nghiệp. Vì thế, B2B mô tả các giao dịch thương mại giữa các doanh nghiệp, chẳng hạn như giữa nhà sản xuất và nhà bán buôn hoặc giữa nhà bán buôn và nhà bán lẻ. Ví dụ một sản phẩm được một tổ chức sản xuất ra và sau đó, họ cung cấp sản phẩm cho nhà phân phối. Nhà phân phối sau đó lại cung cấp chúng cho các nhà bán lẻ. Hình thức kinh doanh giữa các doanh nghiệp này là việc trao đổi giữa nhà sản xuất, nhà phân phối và nhà bán lẻ. Tất cả đang làm các công việc khác nhau của từng tổ chức, chiến lược này được gọi là mô hình B2B.
Việc sử dụng các công nghệ internet trong giao tiếp thương mại của các doanh nghiệp tạo ra các kết nối kinh doanh mới, tăng tốc giao dịch, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình mua bán hàng hóa, vật liệu, thiết bị và sản phẩm.
B2C (Business to Consumer)
B2C là loại hình thương mại điện tử ra đời đầu tiên cũng là loại phổ biến nhất, giữa các công ty và người tiêu dùng. Loại hình kinh doanh này thường hướng đến khách hàng là các người dùng cá nhân, bắt đầu mở rộng sau năm 1995 và hiện đã trở thành một trong những thương mại điện tử phổ biến nhất. Đó có thể là một siêu thị lớn, cửa hàng trực tuyến hoặc thậm chí là một chi nhánh nhỏ của một công ty luật (tư vấn cá nhân). Ban đầu, thuật ngữ này được sử dụng để xác định bất kỳ loại quy trình bán sản phẩm trực tiếp cho người tiêu dùng, bao gồm mua sắm tại cửa hàng hoặc ăn trong nhà hàng. Ngày nay, nó được sử dụng để mô tả các giao dịch giữa các nhà bán lẻ trực tuyến và khách hàng của họ.
C2C (Consumer to Consumer)
Mô hình thương mại điện tử C2C là một hoạt động thương mại giữa các cá nhân (người tiêu dùng). Mô hình kinh doanh này có thể được thực hiện trực tiếp, cũng như thông qua bên thứ ba. Ban đầu, mô hình C2C ngụ ý bán hàng trực tiếp giữa các cá nhân. Ngày nay, nó là nhiều hơn về bán hàng trực tuyến giữa các cá nhân. Trong trường hợp này, nhu cầu về bên thứ ba xuất hiện (thị trường và các trang web quảng cáo được phân loại, chẳng hạn như eBay, Craigslist hoặc Gumtree). Do đó, nếu bạn mua iPad trên eBay từ một cá nhân, chứ không phải từ doanh nghiệp, thì đó là một mô hình C2C cổ điển. Nếu bạn bán một chiếc cưa máy cho hàng xóm của mình, thì đó cũng là một ví dụ về C2C, tuy nhiên, là một ví dụ về loại hình offline cũ.
C2B (Consumer To Business)
C2B (Consumer-To-Business) là một mô hình thương mại điện tử hơi bất thường. Người tiêu dùng tự xác định (trả giá) giá hàng hóa và dịch vụ (do doanh nghiệp cung cấp). Priceline.com - một công ty của Mỹ là một ví dụ điển hình của C2B. Do đó, công ty giống như một nhà môi giới, tìm kiếm các công ty sẵn sàng bán hàng hóa hoặc dịch vụ với giá thầu (theo khách hàng).
Lợi ích của E-commerce là gì?
Sự phát triển bùng nổ của E-commerce trong nhiều năm gần đây là minh chứng rõ ràng nhất cho những lợi ích khổng lồ mà xu hướng này đem lại. Vậy theo bạn lợi ích của E-commerce là gì?. Kinh doanh thương mại điện tử chưa bao giờ trở nên dễ dàng đến thế với sự trợ giúp đắc lực từ Internet, ngay cả những người dùng không có hiểu biết nhiều về công nghệ cũng có thể tự lập một shop online và kinh doanh. Và đây là những lý do chính khiến E-commerce trở thành “miếng bánh ngon” mà nhiều doanh nghiệp thèm khát và đổ rất nhiều tiền vào đầu tư.
Loại bỏ những vấn đề về thời gian và chi phí đi lại
Bạn sẽ không còn phải mất quá nhiều thời gian để di chuyển đến một cửa hàng để mua sản phẩm ưa thích. Các cửa hàng cũng không còn phải lo nghĩ quá nhiều về vấn đề khoảng cách, hay việc phải mở thêm nhiều cơ sở ở các địa điểm khác nhau để đến gần hơn với khách hàng nữa. Thương mại điện tử giúp cho việc mua sắm trở nên dễ dàng hơn chỉ với vài cú click chuột.
Khắc phục hạn chế về mặt địa lý
Trước đây, nếu bạn chỉ có một cửa hàng vật lý, thì bạn sẽ bị giới hạn phục vụ chỉ trong một khu vực địa lý nhất định. Với một trang web thương mại điện tử, cả thế giới là sân chơi của bạn. Chỉ cần một chiếc laptop có kết nối Internet, bạn có thể điều hành doanh nghiệp của mình ở bất cứ đâu. Ngoài ra, với sự ra đời của thương mại điện tử trên thiết bị di động, mọi giới hạn về địa lý còn lại đã bị xóa tan hết.
Mở cửa 24/7
Thời gian mở cửa hàng bây giờ sẽ không còn là 8 tiếng, 10 tiếng hay 12 tiếng một ngày nữa, nó sẽ là 24 giờ/7 ngày quanh năm. Các trang web thương mại điện tử mở cửa toàn thời gian và điều đó, theo các chuyên gia, sẽ giúp làm tăng số lượng đơn hàng nhận được, mà đối với các khách hàng, điều đó càng thuận tiện hơn, giúp cho việc mua sắm hàng hóa trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
Tiết kiệm chi phí hoạt động
Rõ ràng, với sự trợ giúp tích cực và hiệu quả từ Internet, việc kinh doanh thương mại điện tử tốn chi phí thấp hơn nhiều so với kinh doanh truyền thống. Bạn không phải trả tiền thuê địa điểm, chi phí nhân sự cũng ít hơn, từ đó dẫn đến việc giảm bớt các chi phí vận hành không cần thiết. Tất nhiên trong trường hợp này, các doanh nghiệp thương mại điện tử sẽ dễ có sự cạnh tranh về giá đồng thời gia tăng thị phần một cách đáng kể.
Quản lý hàng tồn kho tự động
Kinh doanh thương mại điện tử giúp cho việc quản lý hàng tồn kho trở nên dễ dàng hơn với các công cụ tự động hóa. Điều này cũng giúp cho các doanh nghiệp tiết kiệm được rất chi phí vận hành và tồn kho.
Những thách thức của E-commerce là gì?
Mặc dù đem lại nhiều lợi ích và đang có tốc độ phát triển cường thịnh trên thế giới nhưng E-commerce vẫn đang phải đối mặt với không ít thách thức. Vậy những thách thức của E-commerce là gì?. Đây sẽ là những khó khăn mà các doanh nghiệp thương mại điện tử cần phải giải quyết trong thời gian sắp tới để duy trì thị trường rộng lớn của ngành hiện nay.
Lòng tin của khách hàng
Trên thực tế, việc mua hàng trực tuyến đòi hỏi sự tin tưởng rất lớn từ phía khách hàng. Họ không được nhìn và cảm nhận trực tiếp sản phẩm nên thường có xu hướng lo lắng, không biết sản phẩm thực tế nhận được có đúng như kỳ vọng hay không. Điều này đồng nghĩa với việc tạo ra khách hàng mới trong kinh doanh thương mại điện tử khó hơn gấp nhiều lần so với việc giữ chân một khách hàng cũ. Doanh thu đến từ khách hàng cũ cũng đạt tới 60-70% thay vì 5-20% đến từ khách hàng mới.
Vấn đề về kỹ thuật
Trong tất cả các thách thức của kinh doanh Thương mại điện tử hiện nay, các vấn đề kỹ thuật trong Thương mại điện tử có thể là một trong những khó khăn nhất để vượt qua. Và nếu những vấn đề kỹ thuật đó liên quan đến bảo mật dữ liệu, nó có thể là một cơn ác mộng. Những kẻ tấn công không chỉ có thể lây nhiễm virus vào trang web của bạn mà còn có thể tiết lộ dữ liệu bí mật. Bạn còn nhớ phi vụ vi phạm bảo mật lớn nhất của Facebook trước đây? Vụ tấn công đã để lộ thông tin cá nhân của khoảng 50 triệu người dùng. Tin tặc đã cố gắng để moi được thông tin cá nhân của người dùng như tên và nơi ở của họ. Ngoài ra việc xác minh danh tính người dùng một cách chính xác, đảm bảo họ không phải là tài khoản giả mạo cũng là một thách thức lớn với người kinh doanh.
Đối thủ cạnh tranh
Chi phí để bắt đầu việc kinh doanh thương mại điện tử giờ đây không còn là một bài toán khó, chính vì vậy các đơn vị vận dụng hình thức kinh doanh này mọc lên như nấm sau mưa. Thị trường ngày một bão hòa với nhiều tên tuổi từ các doanh nghiệp đến các cá nhân đều nhảy vào chiếm thị phần trong chiếc bánh khổng lồ này. Chính vì thế, bạn phải có chiến lược và giải pháp đột phá cho riêng mình, nếu không sẽ không thể tạo được lượng khách hàng riêng cũng như một thị phần an toàn cho bản thân.
Vấn đề liên quan đến thanh toán
Thách thức liên quan đến thanh toán của E-commerce là gì?. Đó là những vấn đề liên quan đến giá cả, phương thức thanh toán và vận chuyển luôn là nỗi đau đầu của nhiều nhà kinh doanh thương mại điện tử. Ngày nay, với sự ra đời của nhiều tính năng thanh toán tích hợp công nghệ cao, cũng như việc vận chuyển đã trở nên dễ dàng hơn khi có sự xuất hiện của nhiều phương thức vận chuyển hiện đại, nỗi khó khăn này đã phần nào được giải quyết.
Tuy vậy, vẫn không tránh khỏi những phát sinh khiến người bán phải đau đầu xử lý, đặc biệt trong khâu ship hàng nhận thanh toán. Các nhà bán lẻ trực tuyến khổng lồ như Amazon có thể cung cấp các sản phẩm với giá tương tự, đồng thời hỗ trợ vận chuyển miễn phí vì họ có đủ nguồn lực để làm điều đó. Họ có kho vận chuyển trên khắp thế giới và giao hàng từ các cơ sở gần nhất. Nhưng các doanh nghiệp bán lẻ trực tuyến nhỏ hơn, với hình thức ship COD, bạn sẽ phải đối mặt với những trường hợp bùng hàng không lý do, dẫn đến nhiều khó khăn trong việc thanh toán đơn hàng.
Các Kênh Digital Marketing hiện nay trên thị trường
Digital Marketing hiện nay đang chiếm thế thượng phong trên thị trường và nó đang là kênh tiếp thị hàng đầu được các công ty hiện nay sử dụng. Nếu muốn tấn công đến khách hàng một cách gần nhất mà đạt được hiệu quả cao như mong muốn thì chọn lựa đúng các kênh Digital Marketing là điều cực kỳ quan trọng. Hoạt động Marketing chiếm phần lớn lượng tạo ra lợi nhuận cho công ty và theo một khảo sát gần đây nhất thì những kênh được sử dụng nhiều nhất đối với các Marketer là:
- Website
- Email Marketing
- SEO (Search Engine Optimization)
- SEM (Search Engine Marketing)
- Social Media (Truyền thông xã hội)
- Video & Hình ảnh
- Online Events (Sự kiện trực tuyến)
- Mobile Apps
Trước khi quyết định một kênh Digital Marketing để áp dụng cho doanh nghiệp của mình thì các Marketer cần phải chọn xem kênh nào phù hợp với chiến lược để tạo ra được lượng hiệu quả tốt nhất. Thị trường E-commerce ở Việt Nam nói riêng và thương mại điện tử nói chung có một đặc điểm đặc thù và có sự cạnh cực kỳ khốc liệt, nhất là trong bối cảnh hiện nay khi công nghệ 4.0 đang ảnh hưởng trực tiếp đến ngành nghề này. Chính vì vậy chọn lựa các kênh Digital Marketing phù hợp để các công ty thương mại điện tử ứng dụng và có thể tạo ra được lợi nhuận cao nhất cho mình lại cả một vấn đề đối với các Marketer.
Các kênh Digital Marketing phù hợp để phát triển cho ngành thương mại điện tử
1. SEO channel (Search Engine Optimization)
Điều hiển nhiên với một doanh nghiệp khi thực hiện những chiến dịch Marketing là mang về những lượt Traffic tự nhiên từ khách hàng. Các kênh tiếp thị mang về lượng truy cập tự nhiên nhất đến từ khách hàng hầu hết đến từ trang web của các công cụ tìm kiếm như Google, Bing, Yahoo hay DuckDuckGo.com.
Người dùng sử dụng để tìm kiếm những thông tin về mặt hàng họ muốn hầu hết trên nền tảng Internet và họ khám phá những chủ đề sản phẩm ở trên website tìm kiếm là chủ yếu. Nếu website bán hàng của bạn được tối ưu tốt và kết quả hiện ra ở đầu trang tìm kiếm thì sẽ là điều tuyệt vời. SEO là công cụ tuyệt vời cho mọi ngành hàng và đối với các doanh nghiệp thương mại điện tử tập trung vào để tối ưu trên các thanh tìm kiếm là điều cần phải chú trọng vào. Theo một nghiên cứu thì người dùng có xu hướng 85% mua hàng dựa vào những cú click tìm kiếm trên mạng, điều đó thấy được lượng truy cập tự nhiên là một trong các kênh Digital Marketing tuyệt vời để đánh vào khách hàng.
2. Email Marketing channel
Email Marketing là một công cụ tuyệt vời để nhãn hàng tập trung và chứng tỏ sự quan tâm của mình tới khách hàng và gia tăng được lượng người dùng truy cập vào website của mình. Kênh Email Digital Marketing bao gồm tất cả những lượt truy cập xuất phát từ những thư email gửi khách hàng và chính lượt truy cập đó tạo ra cho được lượng truy cập và chuyển đổi từ online sang offline.
Những email này có thể là một phần của:
- Chiến dịch email quảng cáo (ví dụ: Bán hàng nhân dịp Giáng sinh)
- Chiến dịch email được kích hoạt (ví dụ: email từ bỏ giỏ hàng)
- Chiến dịch email giao dịch (ví dụ: email xác nhận đơn đặt hàng)
Một trong những điều cần làm đối với kênh Digital Marketing này là phát triển danh sách email của mình. Hãy nhớ rằng thị trường khách hàng của ngành thương mại điện tử rất lớn và mỗi khách hàng có nhu cầu riêng, chính vì vậy việc phân đoạn email là cách để biến kênh email trở thành một kênh digital marketing hữu ích đem lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp của mình.
3. Paid Search channel (Kênh quảng cáo có trả phí)
Kênh Paid Search là kênh Digital Marketing cực kỳ hiệu quả bao gồm tất cả lượng truy cập website bán hàng đến từ những quảng cáo trả tiền trên những thanh công cụ tìm kiếm. Nó cũng có thể được gọi là Marketing công cụ tìm kiếm (SEM), hoặc trả cho mỗi lần nhấp chuột (PPC). Chiến dịch thu hút về lượng truy cập rất lớn và nó được chạy trên hai nền tảng chính sau là Google Adwords và Bing Ads.
Các trang web thương mại điện tử tăng doanh số doanh thu bằng cách thúc đẩy lượng truy cập từ những tìm kiếm có trả phí. Đây là một kênh Digital Marketing đem lại những tiện ích rất lớn và tập trung vào việc khởi chạy những tính năng như Google Shopping Campaigns và Bing Product Ads. Có thể nói những tiện ích từ kênh này giúp tạo ra lợi tức đầu tư tốt nhất cho các công ty làm về ngành thương mại điện tử, nhất là trong bối cảnh thị trường đang phát triển và sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn.
4. Social Media Channel (Kênh Truyền thông xã hội)
Trong các kênh Digital Marketing thì Social Media là một kênh tiếp thị đem lại hiệu quả cao hơn cả vì độ tiện dụng cũng như những "quyền năng" mà nó đem lại cho các Marketer. Các trang mạng truyền thông xã hội phổ biến hiện nay nhưng để tiện lợi cho ngành thương mại điện tử thì các website như: Facebook, Instagram, Twitter, Pinterest, Snapchat, tumblr đang là những mạng được chuyên gia nhận định là tiện lợi hơn cả và giúp ích được rất nhiều.
Trong vài năm trở lại đây các doanh nghiệp thương mại điện tử "mọc ra như nấm" tại thị trường Việt Nam, hơn thế nữa tiềm năng đến từ ngành này là rất hấp dẫn. Tuy các mạng xã hội luôn gây khó dễ với các doanh nghiệp thương mại điện tử thế nhưng với một nền tảng công cụ quảng cáo tuyệt vời cùng với đó là số lượng lớn người dùng như Facebook hay Instagram thì chẳng lý do gì mà các doanh nghiệp lại không tận dụng. Một số quảng cáo phổ biến trên nền tảng mạng xã hội như:
- Quảng cáo trên Facebook
- Quảng cáo trên Instagram
- Quảng cáo trên Pinterest
- Quảng cáo trên Twitter
5. Content Marketing channel (Kênh tiếp thị nội dung)
Kênh Content Marketing luôn là một kênh trên Digital Marketing thu lại được hiệu quả cao và đánh sâu vào tâm trí của khách hàng. Có thể thấy xu hướng hiện tại của Marketing là nội dung, chỉ có nội dung mới có thể khiến người đọc cảm thấy thuyết phục và có cái nhìn chuẩn xác nhất. Đối với ngành thương mại điện tử thì nội dung có thu lại lượng truy cập từ việc cung cấp những giá trị hữu ích hoặc có thể giúp doanh nghiệp đẩy lượng truy cập của khách hàng đến website bán hàng của họ.
Người dùng như đã nói ở trên là có xu hướng tìm kiếm trên Internet lớn vì vậy những nội dung hướng dẫn mua, thu hút được khách hàng rất nhiều và có thể được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội. Content Marketing hay biết đến đối với ngành E-commerce được sử dụng nhiều với kênh Inbound Marketing, đây là một phương thức "đánh tâm lý" vào khách hàng gián tiếp nhưng lại rất hiệu quả nhất là với một ngành đặc thù và có tính cạnh tranh cao như thương mại điện tử.
>> Đọc thêm: Marketing là gì?
Kết luận
Ngành thương mại điện tử đang là ngành rất hot trong năm 2020 và cả trong những năm tới, khi xu hướng cũng như lối sống hiện đại đang dần thay đổi, biết được e-commerce là gì sẽ giúp cho doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc sử dụng các công cụ Marketing. Hơn thế nữa, công nghệ 4.0 đang rất phát triển vì vậy các kênh Digital Marketing cũng có sự thay đổi theo, một điều cần lưu ý khi tạo chiến lược Marketing cần xác định mục tiêu cũng như thiết lập các chỉ số hiệu suất của doanh nghiệp. Từ đó dựa vào đó thu lại lượt truy cập cao dẫn về website của bạn để tăng khả năng chuyển đổi khách hàng và tạo ra lợi nhuận lớn ở thị trường màu mỡ này.
Thắng Nguyễn - Marketing AI
Theo commercetrainingacademy
Bình luận của bạn