Social Media Marketing đã trở thành một chiến lược không thể thiếu đối với doanh nghiệp B2C cũng như marketing giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B). Tuy nhiên, một số thương hiệu vẫn không điều chỉnh nội dung trên mạng xã hội của họ sao cho phù hợp với đối tượng mục tiêu hướng tới.
Sự hiện diện thành công trên mạng xã hội không chỉ có tác động tích cực đến việc xây dựng thương hiệu và danh tiếng mà còn bổ trợ cho sự tương tác của nhân viên và sự phát triển của thương mại điện tử thông qua việc thực hiện các mục tiêu của công ty.
Vậy, sự khác biệt trong cách tiếp cận B2B và B2C trong social media marketing là gì?
Đầu tiên, hãy nói về sự giống nhau. Đối với cả hai loại, trong social media marketing, phân tích và giám sát đều đóng một vai trò quan trọng. Trước khi có thể lên chiến lược social media marketing, các doanh nghiệp phải phân tích nhóm đối tượng mục tiêu để tìm ra cách tiếp cận tốt nhất. Sau đó, trong quá trình triển khai chiến lược, các doanh nghiệp phải liên tục theo sát các hoạt động truyền thông trên mạng xã hội để tìm ra nội dung nào đang hoạt động tốt nhất và làm thế nào để có thể liên tục cải thiện nội dung đó. Trong thời đại mà đánh giá của khách hàng “lên ngôi”, quản lý danh tiếng đóng vai trò quyết định. Các cuộc thảo luận trên nền tảng mạng xã hội phải được kiểm duyệt và trên hết, các vấn đề của khách hàng cần được giải quyết và phản hồi kịp thời.
Tuy nhiên, để vận hành social media marketing thành công, việc triển khai cho các công ty B2B và B2C đòi hỏi các cách tiếp cận khác nhau về nội dung, kênh truyền thông xã hội và việc xây dựng mục tiêu cuối cùng. Cùng MarketingAI phân tích 3 điểm khác biệt quan trọng nhất giữa social media marketing của B2B và B2C dưới đây nhé:
Content is king: sự thật & cảm xúc
Content is King! Câu nói này không chỉ đúng trong toàn ngành Marketing nói chung mà còn áp dụng cho cả social media marketing nói riêng. Trong khi các công ty B2C nên tập trung vào cách tiếp cận nội dung bằng cảm xúc và sự giải trí để đạt được sự phù hợp nhất định với lợi ích cá nhân của từng đối tượng mục tiêu, thì nội dung của B2B lại mang đặc trưng của tất cả những điều trên, kết hợp với sự pha trộn của cảm xúc, sự thật và số liệu thống kê.
(Ảnh: InsightsSquared)
Đối với cả hai công ty B2C và B2B, phong cách tự sự, và việc chuẩn bị cho nội dung mang tính quyết định. Ở đây, nghệ thuật kể chuyện (storytelling) dựa trên sự thật là rất quan trọng. Nếu như content marketing trong B2B thường đơn giản hơn, thì phạm vi sáng tạo của các công ty B2C lại đa dạng hơn nhiều.
Để giúp bạn thấy rõ hơn sự khác biệt này, chúng tôi xin đưa ra một ví dụ là Scentropy - một cửa hàng bán nước hoa trực tuyến (B2C) và Hybrid Theory - một công ty quảng cáo dựa trên dữ liệu (B2C) và xem rằng kênh social media marketing của họ khác nhau như thế nào.
HybridTheory xây dựng social media marketing trên LinkedIn, bằng những số liệu và sự thật thú vị... ... trong khi Scentropy tạo nền tảng riêng khơi gợi cảm xúc từ khách hàng
Mục đích truyền thông xã hội của Scentropy là để khách hàng nhận diện thương hiệu và các giá trị của thương hiệu thông qua sự hấp dẫn về mặt cảm xúc. Ví dụ ở đây, mỗi loại nước hoa đều có một bức ảnh hấp dẫn riêng và được mô tả chi tiết về mùi hương và cảm xúc mà nó đem lại. Trong khi đó, Hybrid Theory đã kết hợp thành công trong việc tạo ra các nội dung dựa trên thực tế, phù hợp với ngành và dành cho những người theo dõi họ. Một số nội dung thực tế mà họ có thể cung cấp như các số liệu thống kê thú vị về xu hướng ngành hiện tại và tham khảo các bài báo blog thông tin.
Quản lý cộng đồng trong mạng xã hội
Facebook, Twitter và Instagram đặc biệt phù hợp với các doanh nghiệp B2C, giúp quản lý cộng đồng và giải quyết các nhóm xã hội mục tiêu bằng nội dung trực quan và tương tác. Các mạng xã hội này cũng được dùng cho các công ty B2B, nhưng chủ yếu để tạo ra các cuộc thảo luận, tương tác và khuyến khích lòng trung thành của khách hàng. Do đó, các mạng xã hội này chủ yếu được dùng để tăng độ nhận diện thương hiệu chứ ít khi dùng để bán dịch vụ trực tiếp. Ví dụ, LinkedIn phù hợp hơn với các công ty B2B, nhưng cũng có thể được các công ty B2C sử dụng, với tư cách là một nhà tuyển dụng hơn là thị trường thảo luận.
Ví dụ, Scentropy sử dụng Instagram và Facebook để thu hút sự chú ý của followers đến các sản phẩm của mình. Trên cả hai nền tảng mạng xã hội này, mọi người chủ yếu dành thời gian của họ cho những thú vui riêng tư. Trong khi đó, đối với Hybrid Theory, LinkedIn đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp khách hàng tiềm năng vì đây là nơi tìm thấy phần lớn khách hàng B2B tiềm năng của họ. Dữ liệu từ phân tích social media marketing chỉ ra rằng Hybrid Theory đạt được mức độ tương tác tốt hơn trên LinkedIn so với các kênh xã hội khác của họ, vì những người theo dõi họ trên LinkedIn thường xuất hiện với tư cách là người đại diện của một công ty và do đó họ sẽ là khách hàng tiềm năng (công ty) chứ không phải một cá nhân nào đó. Bài đăng hoạt động tốt nhất trong tháng 10 của Hybrid Theory đã tạo ra 37% lần hiển thị liên quan đến số lượng người theo dõi trên LinkedIn, trong khi đó, cũng là bài đăng tương tự và cũng hoạt động tốt nhất trên Facebook lại chỉ tạo ra khoảng 12%.
Nội dung phải được điều chỉnh cho phù hợp với các nền tảng khác nhau và đối tượng mục tiêu khác nhau của các doanh nghiệp B2B và B2C (Ảnh: Internet)
Đối với Scentropy, hầu hết việc trao đổi với những followers diễn ra trên Instagram và Facebook vì đây là những nơi phù hợp nhất dành cho những đối tượng mục tiêu không liên quan đến kinh doanh mua bán của họ.
Các mục tiêu khác nhau
Các công ty B2B và B2C khác nhau về mục tiêu đối với từng nền tảng. Đối với lĩnh vực B2C, mục tiêu của họ là xây dựng độ nhận diện thương hiệu theo hướng tích cực trên mạng xã hội, trong khi đó, các công ty B2B tập trung vào việc tăng lượng truy cập website và sự thành công của chiến lược nội dung của họ được đo lường bằng lượt leads thu về (chuyển đổi từ các bài đăng trên mạng xã hội sang các landing page).
Vì những lý do này, mà cả Hybrid Theory và Scentropy đều nhận thấy việc điều chỉnh các mục tiêu và nội dung phù hợp cho từng nền tảng truyền thông xã hội tương ứng là điều rất đáng giá. Ví dụ: Hybrid Theory sử dụng Facebook để xây dựng độ phủ cho thương hiệu, thông qua các nội dung giá trị về các chủ đề đang hot hiện tại trong ngành, như các số liệu thống kê đáng giá - có tác dụng thúc đẩy người theo dõi duy trì tương tác bền chặt với công ty để luôn nhận được những thông tin thú vị. Trong khi đó, LinkedIn được sử dụng để truyền đạt kiến thức chuyên môn của công ty, với mục tiêu duy trì liên lạc với khách hàng tiềm năng bằng cách đưa ra các giải pháp cụ thể cho nhu cầu của họ.
Nội dung và mục tiêu trên từng nền tảng mạng xã hội khác nhau sẽ được thiết kế tùy theo công ty đó là công ty gì, B2B hay B2C. Tuy nhiên, nội dung phải được điều chỉnh cho phù hợp với các nền tảng khác nhau và đối tượng khác nhau của họ.
Tô Linh - MarketingAI
Theo Thedrum
>>> Có thể bạn quan tâm: Tìm hiểu những điểm khác biệt giữa mô hình B2B và B2C trong Marketing
Bình luận của bạn