cover

4 Tips cho Marketers khi kỳ nghỉ lễ 2024 ngắn hơn và người dùng nhiều insight hơn

15 Thg 11
Creative & Design Agency

Creative & Design Agency

Rubyk Agency

Trong bối cảnh người tiêu dùng có ý định chi tiêu tiết kiệm hơn, các chiến dịch tiếp thị trong dịp lễ sắp tới đang kết hợp đa dạng hơn các phương thức truyền thông và thử nghiệm thêm cùng trí tuệ nhân tạo AI.

1. Bối cảnh - Kỳ nghỉ lễ ngắn hơn tạo nên sự eo hẹp về thời gian

Năm nay, thời gian mua sắm cho kỳ nghỉ lễ bị thu hẹp hơn so những năm trước. Tháng 12 âm lịch chỉ có 29 ngày và tết Nguyên Đán sẽ bắt đầu từ cuối tháng 1.2025. Các nhà tiếp thị tại Việt Nam còn 3 dịp lớn từ Black Friday (29/11) đến Lễ giáng sinh (25/12) và dừng lại ở kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán dự kiến kéo dài 9 ngày. Tính từ thời điểm hiện tại sẽ chỉ còn chưa đầy 2 tháng chuẩn bị và triển khai cho các chiến dịch thúc đẩy mua hàng. Điều này tạo thành áp lực không nhỏ cho các thương hiệu phải tối đa hoá hoạt động, tính toán thời gian hoàn hảo để nắm bắt cơ hội cho các chiến lược tiếp thị.

Thống kê từ Google cho biết, 34% người tiêu dùng bắt đầu mua sắm cho dịp lễ 2024 sớm nhất từ tháng 7 (tăng hơn 28% so với năm trước). 60% người khảo sát cho biết họ sẵn sàng mua nếu tìm được sản phẩm đúng nhu cầu. Lý do đằng sau xu hướng mua sắm sớm trong năm nay vì mọi người mong muốn tiết kiệm hơn thông qua các đợt khuyến mãi và giảm giá, cùng với nhu cầu mua sắm đã được chia nhỏ ra trong một khoảng thời gian dài hơn trước.

Điều này nhấn mạnh hơn cho các thương hiệu về tầm quan trọng của việc sớm triển khai các chiến lược mua sắm. Bằng cách thu hút người tiêu dùng sớm hơn, họ có khả năng tăng doanh thu mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, điều này cũng đi kèm với thách thức về việc các thông điệp trong chiến dịch luôn cần phải đổi mới để duy trì sự thu hút của người mua. Đồng thời các thương hiệu cũng cần hiểu rõ những áp lực và mong muốn của khách hàng để tạo dựng nên các chiến lược phù hợp.

2. Hiểu được sự bất ổn của nền kinh tế và áp lực của người tiêu dùng

Theo khảo sát bán lẻ trong dịp lễ năm 2024 của Deloitte, người mua sắm năm nay dự kiến sẽ chi trung bình 1.778 đô la, tăng 8% so với năm ngoái. Doanh số bán lẻ vào thời điểm từ tháng 11/2023 đến tháng 1/2024 tăng 4,3% lên 1,54 nghìn tỷ đô la (Dữ liệu từ Cục Thống kê Dân số Hoa Kỳ). Chi tiêu cao hơn một phần do triển vọng kinh tế tươi sáng hơn và giá cả tăng cao - tín hiệu cho thấy những khó khăn về tài chính vẫn chưa qua đi nhưng người tiêu dùng nhận thức được bối cảnh thực tế và có tư duy lý trí hơn khi mở hầu bao mua sắm.

4 Tips cho Marketers khi kỳ nghỉ lễ 2024 ngắn hơn và người dùng nhiều insight hơn

Các thương hiệu nhấn mạnh và tập trung thông tin trong các chương trình giảm giá đặc biệt

>>> Bạn có thể quan tâm: Báo cáo thị trường Bán lẻ trực tuyến Quý III 2024

Người dùng thích quy trình mua hàng đơn giản và sự an tâm khi đưa ra lựa chọn

Áp lực buộc người tiêu dùng phải mua sắm đúng sản phẩm, tức là họ không có cơ hội mắc sai lầm. Sự bất ổn về thu nhập cũng như nền kinh tế, cùng số lượng lựa chọn mặt hàng quá nhiều khiến việc đưa ra quyết định trở nên căng thẳng hơn với người mua. Google cũng từng thống kê được 60% người tiêu dùng ở Mỹ từ bỏ mua hàng khi họ có quá nhiều sự lựa chọn hoặc tiếp nhận quá nhiều thông tin. Điều này nhắc nhở các nhà bán lẻ hoặc các thương hiệu nên đơn giản hoá quy trình mua hàng và cung cấp thông tin sản phẩm rõ ràng, giúp người mua tự tin hơn trong quá trình ra quyết định. Khách hàng tìm kiếm sự đảm bảo rằng họ đang đưa ra quyết định đúng đắn vì vậy hãy luôn đảm bảo thông điệp của bạn rõ ràng và đề xuất giá hoặc các chương trình khuyến mãi được ưu tiên.

Trong những năm gần đây, nhiều thương hiệu đã thay đổi chiến lược tiếp thị của mình nhằm trấn an người tiêu dùng rằng họ đang nhận được những ưu đãi tốt nhất có thể, đặc biệt là trong các sự kiện lớn như Black Friday. BEIS nhấn mạnh rằng đợt giảm giá Black Friday của họ là “đợt giảm giá DUY NHẤT trên toàn trang web trong năm” để tạo cảm giác cấp bách và độc quyền. Tương tự, Glossier cũng quảng bá Black Friday là “đợt giảm giá LỚN NHẤT trong năm” nhấn mạnh giá trị cao nhất với người mua. Cách tiếp cận này góp phần xây dựng lòng tin của người tiêu dùng, đảm bảo rằng họ cảm thấy đang tận dụng tốt cơ hội hiếm có chứ không phải là các đợt giảm giá thường xuyên.

4 Tips cho Marketers khi kỳ nghỉ lễ 2024 ngắn hơn và người dùng nhiều insight hơn

Trong khi chiết khấu có thể thu hút người mua sắm, thì chất lượng sản phẩm mới là yếu tố quyết định đến việc mua hàng.

Giá cả và khuyến mãi trở nên quan trọng hơn bao giờ hết

Mùa lễ hội 2024 đang đến gần và có hai trụ cột quan trọng không thể thiếu là giá cả và các chương trình khuyến mãi. Trên thực tế từ Google cho biết, tầm quan trọng của chúng đã tăng 5% so với năm 2023, phản ánh sự nhạy cảm cao hơn của người tiêu dùng trong việc tìm kiếm những ưu đãi tốt nhất ở thời điểm kinh tế nhiều biến động như hiện nay.

Các mặt hàng thanh lý đứng đầu trong danh sách ưu đãi có giá trị nhất với người tiêu dùng, cho thấy họ muốn tiết kiệm từ việc lựa chọn các sản phẩm của mùa trước hoặc hàng tồn kho. Sau hàng thanh lý, theo thứ tự, các mức giảm giá theo phần trăm (ví dụ như giảm giá 20%), các ưu đãi giảm giá theo mức tiền (ví dụ đồng giá 99k), các ưu đãi mua nhiều như mua một tặng một, ưu đãi theo gói, ưu đãi có thời hạn sẽ thu hút người mua.

Tuy nhiên, có một điều quan trọng dành cho các thương hiệu: Trong khi chiết khấu có thể thu hút người mua sắm, thì chất lượng sản phẩm mới là yếu tố quyết định đến việc mua hàng/ giao dịch. Việc giảm giá chỉ là một phần để kích thích người tiêu dùng tìm hiểu, việc đảm bảo chất lượng là yếu tố then chốt để người dùng tin tưởng vào thương hiệu của bạn.

Xu hướng tặng quà tiếp tục phát triển trong mùa lễ

Theo Vericast’s 2024 Holiday Retail TrendWatch, 41% người tiêu dùng có kế hoạch chi tiêu mạnh tay cho quà tặng, ngay cả khi họ đang thắt chặt chi tiêu ở nhiều khoản khác. Đây là insight độc đáo để các nhà bán lẻ, thương hiệu khai thác xu hướng này và phát triển tính cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm cho họ theo những hình thức ý nghĩa.

Các thương hiệu có thể tận dụng dữ liệu khách hàng để khiến việc mua sắm trở nên phù hợp và thú vị hơn. Ví dụ 73% người tiêu dùng bày tỏ mong muốn thương hiệu sẽ gợi ý các sản phẩm bổ sung cho những lần mua trước của họ, trong khi 69% muốn được đề xuất sản phẩm phù hợp theo lịch sử tìm kiếm trên các trình duyệt (Số liệu từ Google).

>>> Đọc thêm: Xu hướng tiêu dùng Tết 2025

3. Các nhà quảng cáo cần có chiến lược nhiều hơn, với mức ngân sách ít hơn trước

Năm 2024, các CMO đang điều hướng trong bối cảnh ngân sách tiếp thị đã bị thắt chặt đáng kể, với ngân sách trung bình giảm xuống còn 7,7% tổng doanh thu của công ty, giảm từ 9,1% vào năm 2023 (Số liệu theo Gartner). Sự cắt giảm này có nghĩa là các nhà quảng cáo đang chịu áp lực nhiều hơn bao giờ hết để mang về kết quả đo lường được và tăng ROI cho chiến dịch, với ngân sách ít hơn trước.

Điều thú vị là mặc dù ngân sách eo hẹp hơn trước nhưng chi phí trả cho các phương tiện truyền thông kỹ thuật số có trả phí vẫn tăng, với tìm kiếm (search), kênh social, hiển thị (display) là lựa chọn hàng đầu. Xu hướng này cho thấy các nhà bán lẻ đang tăng gấp đôi các chiến thuật, ưu tiên đầu tư vào các kênh, nền tảng mang lại hiệu quả cao và đang phát triển.

Lời khuyên cho thương hiệu: Bạn cần phải có chiến lược trong việc phân bổ nguồn ngân sách eo hẹp của mình. Đảm bảo thay thế các chiến dịch kém hiệu quả và đặc biệt nghiêm ngặt thực hiện tối ưu hoá các kênh. Trọng tâm là các chiến dịch luôn được tinh gọn, việc tối ưu hoá không chỉ mang lại kết quả ngay lập tức mà còn góp phần nâng cao sức khỏe cho thương hiệu về lâu dài.

Thống kê về tỷ lệ ngân sách qua các năm

Thống kê về tỷ lệ ngân sách qua các năm (Theo Gartner)

4. Trí tuệ nhân tạo đang chuyển đổi trên các nền tảng quảng cáo

Sự trỗi dậy của trí tuệ nhân tạo đang cách mạng hoá các nền tảng quảng cáo, cung cấp cho các nhà bán lẻ công cụ mới để nâng cao hiệu suất chiến dịch và duy trì khả năng cạnh tranh. Các thương hiệu nên theo kịp những thay đổi này để tránh bỏ lỡ các cơ hội có giá trị.

Meta Ads đang thúc đẩy các sản phẩm Advantage + của mình, tận dụng AI để tăng hiệu suất. Các sản phẩm của họ bao gồm Advantage + Catalog Ads, sử dụng AI để phân phối các sản phẩm có liên quan nhất từ danh mục của bạn đến những người có khả năng mua hàng cao nhất. Ngoài ra, Advantage + Creative sử dụng AI để tự động tạo các sản phẩm sáng tạo nâng cao ở quy mô lớn, bao gồm văn bản, tiện ích mở rộng, hình ảnh tự động và tạo hình nền.

Trên Google, các chiến dịch Performance Max tiếp tục chứng minh giá trị của chúng, giúp các nhà bán lẻ dễ dàng tiếp cận đối tượng của họ trên các thuộc tính của Google. Google đang mở rộng quyền truy cập vào Generative AI - một công cụ giúp đẩy nhanh quá trình tạo ra các sản phẩm sáng tạo mới. Pinterest cũng đẩy mạnh việc ra mắt bộ công cụ mới Performace + để tích hợp khả năng tự động hoá và AI của Pinterest để hợp lý hoá việc tạo chiến dịch, tối đa hoá lượt hiển thị quảng cáo.

>>> Đọc thêm: Bí kíp biến sản phẩm từ nhu cầu thành "thói quen" của người dùng với mô hình Hook

Lời kết: Hãy chấp nhận việc thay đổi để thành công hơn trong mùa lễ sắp tới

Dịp lễ dài trong năm mang đến một loạt thách thức và cơ hội độc đáo cho các nhà bán lẻ. Từ khung thời gian mua sắm bị eo hẹp lại đến tầm quan trọng của ứng dụng Ai trong tiếp thị, các chiến lược truyền thống cần sự thay đổi, thích nghi với bối cảnh mới và tận dụng công nghệ để tạo nên trải nghiệm mới lạ cho khách hàng.


TAGS:

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.