cover

Chiến lược Marketing của Gucci với hành trình chinh phục thị trường Trung Quốc

10 Thg 10

Gucci là thương hiệu thời trang cao cấp nổi tiếng trên toàn thế giới với chất lượng khó có thể chê vào đâu được. Thương hiệu được định vị là thể hiện cho sự cao cấp và dành cho giới...

Gucci là thương hiệu thời trang cao cấp nổi tiếng trên toàn thế giới với chất lượng khó có thể chê vào đâu được. Thương hiệu được định vị là thể hiện cho sự cao cấp và dành cho giới trung lưu, nó rất phổ biến tại nhiều quốc gia đặc biệt là Trung Quốc. Kering - công ty mẹ của Gucci cố gắng gia tăng thị phần tại quốc gia tỷ dân này và đạt được một số thành công nhất định. Vậy hãy cùng xem chiến lược Marketing của Gucci có gì đặc biệt và nó có thành tựu gì tại "thị trường vàng" của các thương hiệu?

Chiến lược Marketing của Gucci: Gucci và hành trình trở thành "luxury brand"

GUCCI được giới thiệu vào năm 1906 tại Florence bởi Guccio Gucci. Thương hiệu này hiện có 425 cửa hàng trên toàn thế giới và nhiều cửa hàng nhượng quyền, cửa hàng bách hóa cao cấp mang thương hiệu của mình. Gucci là một trong những thương hiệu sang trọng nổi tiếng nhất trên thế giới. Trải qua 90 năm, Gucci đã tạo được dấu ấn trong thế giới thời trang, với thiết kế sáng tạo và sang trọng, một di sản độc quyền, chú ý đến tiêu chuẩn chất lượng và sự khéo léo hoàn hảo.

chiến lược trở thành luxury brand của gucci

Chiến lược trở thành luxury brand của Gucci (Nguồn: theepochtimes.com)

Gucci là một phần của nhóm thời trang sang trọng toàn cầu, Kering đã phát triển một tập hợp các thương hiệu sang trọng và phụ kiện thông qua các nhãn hiệu như: Bottega Veneta, Saint Laurent, Alexander McQueen, Balenciaga, Brioni, Christopher Kane, MCQ, Stella McCartney, Tomas Maier, Boucheron, Dodo, Girard-Perregaux, Pomellato, Qeelin Ulysse Nardin và thương hiệu Thể thao  Puma , Volcom và Cobra. Những thương hiệu này được phân phối tại hơn 120 quốc gia trên toàn cầu được hỗ trợ bởi một lực lượng lao động mạnh mẽ với hơn 40.000 nhân viên.

Trong một thời gian dài, Gucci là biểu tượng của những nhân vật tên tuổi và nhiều ngôi sao điện ảnh lớn, điển hình là Jackie Onassis hay Elizabeth Taylor. Thiết kế giày da với chi tiết hàm thiếc ngựa một thời là điểm nổi bật của bộ sưu tập tại Viện Nghiên cứu Thời trang Metropolitan cũng như của Bảo tàng Nghệ thuật tại New York.

chiến lược marketing của gucci

chiến lược marketing của gucci (Nguồn: retailgazette)

Nhờ có những khách hàng nổi tiếng, thương hiệu Gucci nhanh chóng đi vào hàng ngũ các nhà tạo mốt hàng đầu thế giới. Tiếc là từ khi cháu trai Maurizio của Guccio được trao nhiệm vụ điều hành doanh nghiệp (thập niên 1980) thì việc kinh doanh bắt đầu đi xuống. Những bước đi sai lầm gây bất đồng, thậm chí đã xảy ra xung đột nặng nề ngay trong cuộc họp của ban lãnh đạo công ty. Năm 1988, chính Maurizio phải bán cả sản nghiệp gia đình cho Tập đoàn Investcorp. Hiện tại, nhãn hiệu Gucci thuộc về Tập đoàn Kering của Pháp (thường được biết đến qua tên gọi PPR) do tỉ phú François Pinault sáng lập. Với sự hậu thuẫn từ một công ty lớn như vậy, hãy cùng tìm hiểu chiến lược Marketing của Gucci tại thị trường Trung Quốc thành công rực rỡ đến như thế nào?

>> Xem thêm:

Chiến lược Marketing của Gucci: Sự xâm lấn của thương hiệu cao cấp

Wechat - Ứng dụng "Quốc dân" của Trung Quốc được Gucci tận dụng triệt để

WeChat là một ứng dụng Trung Quốc được hỗ trợ bởi Tencent. Nó cơ bản được sử dụng để giao tiếp giữa người Trung Quốc nhưng các tính năng đa dạng của nó đã thu hút ngày càng nhiều người dùng nước ngoài. WeChat đã trở thành một công cụ tiếp thị và kinh doanh mạnh mẽ ở Trung Quốc. Một lý do là vì cơ sở dữ liệu người dùng khổng lồ của nó, hoàn thành lý do khác của việc số hóa ở Trung Quốc. Wechat có nhiều tính năng đa dạng và nó được coi như Facebook của Trung Quốc với số lượng người truy cập mỗi ngày ở con số hàng triệu người. Đối với các thương hiệu có mặt trên nền tảng này, WeChat làm cho quá trình dễ dàng hơn cho cả hai bên, tăng kinh nghiệm của người tiêu dùng và hiệu quả kinh doanh cùng một lúc.

Gucci dùng wechat làm công cụ marketing chính của mình tại Trung Quốc

Gucci lấy Wechat làm công cụ Marketing đến khách hàng Trung Quốc (Nguồn: Luxion Media)

Thị trường thời trang và sang trọng, WeChat đang phát triển và nền tảng này hiện đã được một số lượng lớn các thương hiệu thời trang xa xỉ bao gồm Yves-Saint-Laurent, Ralph Lauren và Burberry sử dụng để giao tiếp với người tiêu dùng. Điều này mang đến cơ hội thực sự cho các công ty phát triển lòng trung thành của thương hiệu theo những cách gần gũi nhất và tương tác chặt chẽ hơn với người tiêu dùng Trung Quốc. Tương tác qua ứng dụng trò chuyện sẽ đạt hiệu quả tốt hơn trên blog hoặc qua trang web. Nhận ra được điều này, Gucci đã tạo ra hai chương trình nhỏ trên nền tảng này để tăng tương tác người dùng, đây là chiến lược Marketing của Gucci đánh vào Social Media với số lượng người sử dụng rất lớn. Hai chương trình này được Gucci triển khai trên nền tảng Wechat như sau:

  • "Gucci vẻ đẹp tự biểu hiện" là một tính năng nhỏ được tạo ra dựa trên tính giải trí. Người dùng có thể chụp ảnh hoặc tải lên hình đại diện, sau đó họ có thể thêm một số yếu tố dễ thương liên quan tới Gucci vào ảnh. Tính năng này thu hút lượng lớn người trẻ tuổi tham gia và sử dụng.
gucci wechat

(Nguồn: Marketingtochina)

  • “Thẻ quà tặng” là một nền tảng thương mại điện tử và mục đích chính của chúng là kích thích sự mua sắm. Với cách sử dụng đơn giản của thẻ, chắc chắn phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng cao cấp. Hệ thống “tương tác và hướng dẫn mua sắm” được người tiêu dùng đánh giá rất cao và tạo lưu lượng truy cập trên Wechat về Gucci.

Gucci sử dụng KOL thực sự hiệu quả

Chiến lược Marketing của Gucci nhắm vào những người nổi tiếng tại thị trường Trung Quốc có thị hiếu mua sắm lớn này. Thực sự với chiến lược thông minh và tài "dùng người" đúng đắn thì dựa vào những Influencer đã đem về cho Gucci con số ấn tượng mà các thương hiệu khác đôi khi còn thèm khát.

Gogoboi (Ye Si) đã hợp tác với Gucci vào đầu tháng này để giới thiệu Bộ sưu tập kỳ nghỉ 2017 trên tài khoản WeChat chính thức của mình. Kết quả thật đáng chú ý: trong vòng 5 ngày, tất cả các mặt hàng được quảng bá đã được bán hết, có thể so sánh nagng với doanh thu của Givenchy vào tháng Bảy.

chiến lược marketing sử dụng kol của gucci

Gogoboi người có sức ảnh hưởng tới giới trẻ Trung Quốc (Nguồn: Retail in Asia)

Gogoboi trở nên nổi tiếng trong thế giới thời trang bằng cách sử dụng tài khoản Weibo của riêng mình. Ông là một blogger, viết về những hướng dẫn phong cách và là nhà phê bình về các biểu tượng văn hóa ở Trung Quốc. Điều đặc biệt này cho phép anh ta trở nên nổi tiếng trong giới tiêu dùng Trung Quốc, được yêu mến bởi nhiều khách hàng Gen Z hơn. Chính bởi yếu tố này đã giúp Gucci bán hết sản phẩm trong mấy ngày ngắn ngủi.

Gucci cũng hợp tác với Li YuChun, một ca sĩ và nữ diễn viên nhạc pop nổi tiếng ở Trung Quốc. Cô đã giành được cuộc thi ca hát quốc gia Super girl năm 2005 và bắt đầu trở thành biểu tượng thời trang hơn một năm. Năm 2015, cô được chọn là một trong những nhà lãnh đạo thời trang toàn cầu của 500 người thời trang. Đối với Gucci, Li Yu Chun đại diện cho nữ quyền theo một cách nào đó. Cô đã phá vỡ khuôn mẫu của phụ nữ châu Á đang ngọt ngào và dịu dàng, thể hiện một phong cách androgyny (sự kết hợp giữa nam tính và nữ tính) đã được chứng minh là phù hợp với Gucci.

Viral video của Gucci - "Đúng người đúng kênh"

Gucci cũng hợp tác với Zhou Fenxia, điều đặc biệt ở đây bà là một khách hàng bình thường của Gucci chứ không phải một người nổi tiếng nào cả. "Đây là lần đầu tiên một phụ nữ Trung Quốc bình thường được chọn cho một video quảng cáo thời trang cao cấp trong ba thập kỷ qua, và video clip cá nhân của cô đã thu hút được nhiều lượt thích nhất trên Instagram của Gucci", theo CGTN, một kênh tin tức tiếng Anh của Trung Quốc.

viral video gucci

Zhou Fenxia với viral video của Gucci (Nguồn: marketingtochina)

Zhou Fenxia là chủ một nhà hàng Trung Quốc ở Rome. Giám đốc sáng tạo Alessandro Michele gặp bà Zhou Fenxia trong nhà hàng của mình trong một bữa ăn tối và ông nhận ra rằng bà có thể phù hợp với chiến dịch “Roman Rhapsody”. Lý do Gucci chọn bà có lẽ vì bản sắc Trung Quốc của bà rất lớn mà vẫn hợp với chủ nghĩa "thời trang cao cấp" mà hãng hướng tới. Gucci muốn mở rộng thị trường Trung Quốc của mình và chắc chắn một điều rằng rằng họ muốn đánh dấu người Trung Quốc trong chiến dịch của họ tạo nên một điểm nhấn thu hút dư luận. Kết quả thì sao, chiến lược Marketing của Gucci với sự xuất hiện của bà thu hút hàng triệu người dân Trung Quốc và đạt được kết quả rất đáng khích lệ với một thương hiệu “đem chuông đi đánh xứ người".

>>> Xem thêm:

Kết luận

Với chiến lược Marketing của Gucci vừa rồi thì đã cho thấy hãng đã có một tầm nhìn xa và chiến lược hoàn toàn đúng đắn. Với thị trường Trung Quốc là thị trường đông dân nhất thế giới, đây là mỏ vàng thực sự với các thương hiệu trong đó có cả Gucci. Những điều vừa kể trên khẳng định vị thế của một tên tuổi lớn trong ngành thời thế giới trong việc làm Marketing.

Thắng Nguyễn - MarketingAI

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.