- Lựa chọn nền tảng phù hợp
- Biến nhân viên thành người có ảnh hưởng
- Tập trung vào nội dung Giáo dục
- Đừng bỏ qua định dạng video, đặc biệt là seri video
- Sử dụng infographic
- Thiết lập Chatbots tự động cho các câu hỏi thường gặp
- Tạo thêm nhiều trang/tài khoản cho các chủ đề khác nhau
- Truyền thông xã hội cho các công ty dược phẩm đòi hỏi một kế hoạch chỉn chu và dài hạn
Sự bùng nổ của social media đã mở ra một vùng đất mới để các công ty dược phẩm khám phá và chinh phục nhóm người dùng thường xuyên trực tuyến trên mạng xã hội. Vậy các công ty dược phẩm nên triển khai hoạt động social media như thế nào?
Là một ngành khá đặc thù, các công ty dược phẩm vừa phải duy trì sự cân bằng tinh tế trên mạng xã hội vừa phải giữ thông điệp nhất quán, phù hợp để tránh bất kỳ rủi ro pháp lý hoặc truyền thông nào.
Hoa Kỳ và New Zealand hiện là hai quốc gia duy nhất cho phép quảng cáo dược phẩm trực tiếp đến người tiêu dùng. Google cũng cho phép quảng cáo thuốc theo toa ở Canada, vì vậy hãy cố gắng tìm hiểu và tận dụng những lợi thế sẵn có này.
Nếu thương hiệu của bạn muốn tiếp cận người dùng tại Hoa Kỳ, FDA có riêng một tập hợp các quy chuẩn khi đăng bài lên mạng xã hội. Đó là lý do tại sao các quảng cáo trên mạng xã hội về dược phẩm vẫn chứa đầy những tuyên bố từ chối trách nhiệm, tác dụng phụ hoặc các liên kết nơi bạn có thể tìm thấy những thông tin này.
Tuy nhiên, tính năng nhắm mục tiêu nâng cao cho phép bạn kiểm soát chặt chẽ những quảng cáo hiển thị ở mỗi quốc gia, miễn là chúng phù hợp với các quy định tại nơi mà bạn hoạt động.
Lựa chọn nền tảng phù hợp
Mỗi nền tảng có các quy tắc cụ thể trong việc cho phép triển khai chiến dịch marketing liên quan đến ngành dược phẩm.
LinkedIn và Pinterest là một trong những nền tảng nghiêm ngặt nhất khi cấm hoàn toàn các quảng cáo trả phí cho thuốc kê đơn, thực phẩm chức năng, thảo dược và các chất tương tự dưới bất kỳ hình thức nào.
Tuy nhiên, còn rất nhiều nền tảng khác mà các công ty dược phẩm có thể sử dụng:
Facebook là một trong những nền tảng phổ biến nhất dành cho người dùng trên 30 tuổi. Hãy xem xét kỹ càng điều này khi quyết định tạo nội dung trên Facebook: những người trong nhóm này có thể gặp khó khăn gì? Họ có những câu hỏi và mối quan tâm nào? Họ có thể mua những sản phẩm gì?
Facebook cũng phù hợp và hỗ trợ nhiều định dạng nội dung khác nhau như: văn bản, infographic, hình ảnh, video,...
Twitter là nền tảng có nhịp độ rất nhanh, đây được coi là nơi lý tưởng để chia sẻ tin tức có liên quan đến ngành và cập nhật thông tin của thương hiệu.
Twitter thường là nơi khách hàng tìm đến đầu tiên khi có câu hỏi hoặc khiếu nại, vì vậy, dịch vụ chăm sóc và hỗ trợ khách hàng chính là chìa khóa để tạo được dấu ấn trong lòng người dùng.
Mặc dù LinkedIn không cho phép quảng cáo trả phí đối với ngành dược phẩm, nhưng bạn vẫn có thể sử dụng nền tảng này để kết nối với các chuyên gia trong cùng lĩnh vực.
Đối tượng mục tiêu của bạn trên LinkedIn sẽ bao gồm bác sĩ, y tá, đại lý bảo hiểm và các đại diện dược phẩm khác, thậm chí là đối thủ cạnh tranh. Vì vậy cần xác định rõ cách bạn muốn những người hay tổ chức này tương tác với thương hiệu và đâu là loại nội dung có giá trị, thu hút họ.
Hầu hết người dùng Instagram đều có độ tuổi khá trẻ: dưới 35.
Để tiếp cận nhóm đối tượng này, công ty dược phẩm cần giữ cho Instagram feed luôn được lấp đầy bởi những nội dung trực quan như hình ảnh, infographic và video ngắn.
YouTube
YouTube là một nền tảng cực kỳ phổ biến trên thế giới, là công cụ tìm kiếm lớn thứ hai chỉ sau Google.
Tìm kiếm nội dung liên quan đến thương hiệu và ngành trên YouTube để xem tài khoản và loại nội dung nào đang chi phối kết quả hoặc những đề xuất tự động nào được hiển thị là cách hiệu quả để thu thập thông tin.
Đối với YouTube, các công ty dược phẩm có thể tạo video ngắn để trả lời các câu hỏi về sản phẩm và cung cấp thông tin hữu ích cho người xem.
Biến nhân viên thành người có ảnh hưởng
Social media về bản chất là sự kết nối mọi người với nhau. 72% người dùng nói rằng cảm thấy gắn kết hơn với các thương hiệu khi nhân viên của họ chia sẻ nội dung trên mạng xã hội.
Nhân viên của một công ty dược phẩm có thể sử dụng tài khoản cá nhân hoặc thiết lập một tài khoản chuyên dụng cho công việc trên Instagram, Facebook và Twitter để chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của mình với người dùng.
Mặt khác, các thương hiệu cũng có thể sử dụng tài khoản mạng xã hội của mình để làm nổi bật các trích dẫn hoặc câu chuyện từ chính nhân viên của họ.
Gilead Sciences thực hiện phỏng vấn để kể lại công việc mà các nhà khoa học của họ đã thực hiện khi đối mặt với đại dịch Covid19
Những video như thế này rất có giá trị vì bạn hiếm khi thấy mặt này của các công ty dược phẩm.
Tập trung vào nội dung Giáo dục
Các công ty dược phẩm có một vai trò và nhiệm vụ rất lớn trong việc giáo dục khách hàng, không chỉ về sản phẩm của họ mà còn về phòng chống bệnh tật.
Sự thật là các công ty sản xuất dược phẩm chỉ bán được hàng khi mọi người bị bệnh. Do đó, việc các công ty dược phẩm tập trung vào nội dung hỗ trợ phòng chống dịch bệnh là điều cực kỳ quan trọng. Hãy sử dụng các tài khoản mạng xã hội để cho khách hàng thấy rằng bạn thực sự quan tâm đến sức khỏe của họ, muốn họ có một lối sống lành mạnh, bất kể họ có mua sản phẩm của bạn hay không.
Ngoài ra, miễn là bạn đính kèm tuyên bố chịu trách nhiệm phù hợp, content marketing liên quan đến sức khỏe nói chung vẫn sẽ được các cơ quan quản lý và các nền tảng truyền thông xã hội chấp nhận.
Đừng bỏ qua định dạng video, đặc biệt là seri video
Video hoạt động cực kỳ hiệu quả trên tất cả các nền tảng mạng xã hội và người dùng cũng đặc biệt thích loại định dạng này.
Khi truy cập trang truyền thông xã hội của bất kỳ thương hiệu nào, bạn sẽ luôn tìm thấy nhiều nội dung video trên newsfeed của họ.
Các thương hiệu trong những ngành khác không phải lúc nào cũng sẵn sàng đầu tư vào nội dung video bởi vì thành thật mà nói, để sản xuất một video chất lượng sẽ tốn kha khá chi phí. Nhưng các công ty dược phẩm nói chung thường có sẵn ngân sách marketing để thực hiện các video chất lượng cao.
Ngoài ra, video mang đến cho bạn cơ hội kết nối với khán giả ở cấp độ sâu hơn. Nó hấp dẫn hơn nhiều so với một bài báo đơn thuần.
Sử dụng infographic
Infographic cực kỳ hiệu quả với loại nội dung về các chủ đề như phòng chống bệnh tật và sức khỏe. Tổ chức Y tế Thế giới WHO là một trong những cơ quan sử dụng rất thường xuyên loại định dạng này. WHO dành những ngày cụ thể hoặc cả tháng để triển khai nội dung giúp nâng cao nhận thức về một số bệnh và các thông tin quan trọng khác về sức khỏe.
Tài khoản mạng xã hội của WHO đăng tải rất nhiều định dạng infographic
Một số lời khuyên hoặc mẹo vặt về sức khỏe cũng rất phù hợp khi đưa vào infographic. Chẳng hạn những quan niệm sai lầm, những điều mà hầu hết mọi người có thể không biết như: cách thực hiện hô hấp nhân tạo, việc cần làm trong trường hợp khẩn cấp nếu ở một mình,...
Và đừng quên sử dụng hashtag khi triển khai những nội dung này trên social media, bởi đây làm một loại evergreen content, phù hợp với nhiều độ tuổi và khu vực khác nhau.
>> Xem thêm: Nội dung evergreen trong chiến lược content marketing
Thiết lập Chatbots tự động cho các câu hỏi thường gặp
Trang mạng xã hội của các công ty dược phẩm luôn tràn ngập trong những câu hỏi và mối quan tâm từ mọi người trên khắp thế giới. Vì vậy, sở hữu một đội ngũ quản lý tài khoản mạng xã hội có kiến thức, nắm rõ luật và quy định về sức khỏe để đưa ra phản hồi cho khách hàng luôn là tối ưu nhất.
Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có thể thực hiện được điều này. Trong trường hợp đó, chatbot sẽ là một giải pháp hỗ trợ, thay thế thông minh và ưu việt.
Hãy thiết lập chatbot với câu trả lời chính xác cho những câu hỏi thường gặp. Việc này không chỉ giảm bớt gánh nặng cho người quản lý trang mạng xã hội mà còn tăng khả năng tương tác với người dùng, đảm bảo tính nhất quán và sự hiện diện an toàn trên social media của các công ty dược phẩm.
Nếu không muốn thiết lập một chatbot, tốt nhất nên tắt hoàn toàn tính năng nhắn tin. Thay vào đó, hãy hướng người theo dõi đến các đường dây liên hệ chính thức của doanh nghiệp.
Tạo thêm nhiều trang/tài khoản cho các chủ đề khác nhau
Các công ty dược phẩm không nên giới hạn mình trong một trang duy nhất. Nếu thử tìm kiếm từ khóa “Pfizer” trên Facebook, bạn sẽ thấy công ty này không chỉ có các trang riêng lẻ cho từng quốc gia mà còn có nhiều trang dành riêng cho từng loại thuốc của họ.
Các trang theo quốc gia cực kỳ hữu ích vì chúng giúp bạn điều chỉnh và tuân thủ những quy định khác nhau của từng đất nước. Một lưu ý quan trọng khi tạo nhiều trang và tài khoản mạng xã hội khác nhau là phải giữ cho thông điệp nhất quán bất kể ngôn ngữ nào.
Truyền thông xã hội cho các công ty dược phẩm đòi hỏi một kế hoạch chỉn chu và dài hạn
Nhiều công ty dược phẩm quyết định từ bỏ nội dung trên mạng xã hội khi họ nhận thấy thời gian và công sức dành cho các quy định cũng như kế hoạch bắt đầu vượt quá lợi ích của việc duy trì sự hiện diện.
Thêm vào đó, mỗi nền tảng lại có những quy tắc nghiêm ngặt về nội dung được phép xuất bản. Để bảo vệ mình khỏi các vụ kiện tụng và vi phạm không mong muốn, công ty dược phẩm cần đặc biệt chú trọng đến điều này.
Tuy nhiên, thực tế không thiếu những công ty dược phẩm thành công khi “lấn sân” sang các nền tảng mạng xã hội.
Công ty TNHH Dược phẩm Hoa Linh được thành lập từ năm 2001 là doanh nghiệp trực tiếp sản xuất, kinh doanh dược phẩm, thực phẩm mỹ phẩm chăm sóc sức khỏe hàng đầu tại Việt Nam. Một số sản phẩm quen thuộc và được khách hàng tin tưởng, lựa chọn như: Dạ Hương, thuốc ho Bảo Thanh, viên ngậm Ngọc Hầu, viên ngừa mụn Hoa Linh, kem đánh răng dược liệu Ngọc Châu,...
Với sự đầu tư nghiêm túc về cả nội dung lẫn hình ảnh, các chiến dịch của Dược phẩm Hoa Linh đã thực sự tạo được tiếng vang lớn, chạm đến trái tim khách hàng và phá vỡ những định kiến cứng nhắc về quảng cáo ngành Dược.
Theo báo cáo của Onfluencer, chỉ trong vòng hai tháng với ba chiến dịch trên nền tảng Facebook, Dược phẩm Hoa Linh đã thu về gần 6 triệu lượt tương tác và hơn 9 triệu lượt tiếp cận.
Lương Hạnh - MarketingAI
Theo kubbco
Có thể bạn quan tâm:
Bình luận của bạn