Brand Marketing là gì? Các bước triển khai Brand Marketing hiệu quả cho doanh nghiệp

30 Thg 12

Brand Marketing là công tác quan trọng mà doanh nghiệp nào cũng không thể bỏ qua nếu muốn thúc đẩy doanh thu và mở rộng tệp khách hàng mục tiêu. Vậy, Brand Marketing là gì? Để triển khai chiến lược Brand Marketing hiệu quả cần phải trải qua các bước như thế nào? Hãy cùng Marketing đi tìm hiểu thông qua bài viết được chia sẻ dưới đây!


Brand Marketing là gì?

Brand Marketing được hiểu là quá trình xây dựng, tiếp thị các giá trị vô hình của 1 doanh nghiệp hay tổ chức như: danh tiếng, độ uy tín của thương hiệu, giá trị thương hiệu,... Hiểu đơn giản, Brand Marketing chính là việc giúp cho thương hiệu khắc sâu vào tâm trí của khách hàng, khiến khách hàng yêu thích và tin tưởng.

Cũng cần lưu ý rằng, Brand Marketing khác hoàn toàn so với Branding. Trong khi Brand Marketing tập trung vào việc tái định nghĩa thương hiệu thì Branding được thực hiện với mục đích xây dựng thương hiệu, được thực hiện ngay trong giai đoạn đầu hình thành của thương hiệu.

Brand Marketing là gì?

>>> Xem thêm: Brand Manager là gì? Brand khác Marketing ở điểm nào?

Tại sao làm Brand Marketing lại quan trọng?

Brand Marketing là một công tác rất quan trọng trong phát triển doanh nghiệp, tạo điều kiện thúc đẩy doanh thu và mở rộng tệp khách hàng.

Brand Marketing giúp củng cố vị thế thương hiệu

Nếu như trước đây, các hoạt động tiếp thị chỉ tập trung vào sản phẩm, nhằm giải quyết vấn đề làm sao để bán được nhiều hàng hóa nhất, mang về nguồn doanh thu lớn nhất thì hiện nay, quan niệm đó đã dần bị thay thế. Nếu chỉ tập trung vào sản phẩm - dịch vụ, doanh nghiệp rất khó có thể đi được đường dài, thậm chí có thể mất dần vị thế vào tay đối thủ nếu không biết cách xây dựng hình ảnh của mình.

Chính lúc này, Brand Marketing đã ra đời, giúp giải quyết bài toán khó mà nhiều doanh nghiệp đang gặp phải. Brand Marketing chịu trách nhiệm chính trong việc tái định nghĩa thương hiệu, củng cố thêm giá trị và vị thế của thương hiệu trên thị trường. Về lâu dài, nó giúp doanh nghiệp chinh phục những mục tiêu lớn như tăng doanh thu và nâng tầm ảnh hưởng.

Brand Marketing giúp thúc đẩy doanh thu

Dễ thấy rằng, người tiêu dùng hiện nay không chỉ bỏ tiền ra để mua, trải nghiệm các sản phẩm - dịch vụ. Hơn thế nữa, họ đang bỏ tiền để mua danh tiếng của thương hiệu được gắn kèm trên các sản phẩm- dịch vụ đó. Nói cách khác, thương hiệu càng danh tiếng và uy tín, khả năng thuyết phục khách hàng đưa ra quyết định càng cao. Nhờ vậy, doanh thu của doanh nghiệp cũng được thúc đẩy lên ngưỡng tốt hơn.

Brand Marketing giúp thúc đẩy doanh thu

Brand Marketing giúp mở rộng tệp khách hàng, gia tăng khả năng tiếp cận

Khi thương hiệu của bạn được củng cố, doanh nghiệp đạt được vị thế cao trên thị trường thì việc tiếp cận tệp khách hàng mới cũng trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Đặc biệt, khi tung ra sản phẩm mới, bạn cũng sẽ không phải chi quá nhiều ngân sách cho các hoạt động quảng cáo, tiếp thị. Bởi, danh tiếng mà doanh nghiệp bạn đang sở hữu chính là “bảo chứng” rõ nét nhất cho chất lượng của sản phẩm - dịch vụ bạn đang cung cấp.

Sự khác nhau giữa Trade Marketing với Brand Marketing

Nhìn nhận một cách tổng quan Trade Marketing với Brand Marketing là hai khái niệm khác nhau hoàn toàn:

  • Trade Marketing: Hướng đến nhóm đối tượng người mua hàng và các nhà bán lẻ. Trade Marketing tập trung chủ yếu vào các hành vi mua hàng của người mua, được thực hiện với vai trò thúc đẩy quá trình bán hàng. Hoạt động này thường diễn ra ngay tại các điểm bán, đi kèm là các chiến dịch giảm giá, khuyến mãi,...

  • Brand Marketing: Hướng đến nhóm đối tượng chính là người tiêu dùng. Brand Marketing chủ yếu được thực hiện nhằm mục đích tác động vào tâm trí của khách hàng, xây dựng lòng tin và sự yêu mến của khách hàng với thương hiệu. Brand Marketing đóng vai trò chính trong việc lôi kéo khách hàng, gia tăng nhận thức của họ về thương hiệu, đồng thời nâng tầm ảnh hướng của thương hiệu trên thị trường. Các hoạt động Brand Marketing chủ yếu được thực hiện trên các kênh như truyền hình, báo chí, phát thanh,...

Sự khác nhau giữa Trade Marketing với Brand Marketing

5 Kỹ năng Brand Marketing nào cũng cần có

Để có thể thực hiện tốt các chiến lược Brand Marketing, nhân sự phụ trách cần phải trang bi 5 kỹ năng sau:

  • Khả năng phân tích toàn diện đối thủ cạnh tranh: Để có thể làm tốt công tác Brand Marketing, người thực hiện phải có khả năng phân tích toàn diện đối thủ cạnh tranh của mình. Trong đó cần xem xét thật kỹ đối thủ cạnh tranh của mình là ai, họ là đối thủ trực tiếp hay gián tiếp. Bên cạnh đó cũng phải nhìn nhận khách quan các hoạt động quản trị thương hiệu họ đang làm để có thể đề ra những chiến lược phù hợp nhất cho doanh nghiệp của mình.

  • Định vị thương hiệu: Sau khi đã có những đánh giá khách quan nhất về đối thủ cạnh tranh, Brand Marketing cần thực hiện các công tác nghiên cứu, sáng tạo ra những “tuyên ngôn” ngắn gọn, trực quan và khác biệt dành riêng cho doanh nghiệp của mình. Trong đó, có 3 yếu tố Brand Marketing cần đặc biệt lưu ý: audience (khán giả), value props (giá trị thương hiệu đang mang đến cho khách hàng), voice and persona (cách thương hiệu giao tiếp với khách hàng).

  • Biết cách xây dựng chiến lược thương hiệu: Với vai trò là người làm Brand Marketing, nhân sự phải trang bị cho mình những kiến thức, kinh nghiệm cần thiết về chiến lược thương hiệu, biết cách xây dựng các kế hoạch Brand Marketing tổng thể đi từ ngắn hạn đến trung và dài hạn. Điều này vô cùng cần thiết cho chiến lược phát triển thương hiệu cho hiện tại và cả tương lai.

  • Quản lý thương hiệu: Song song với việc xây dựng chiến lược thương hiệu tổng thể, Brand Marketing cũng cần đi sâu vào các công việc cần tư duy sâu sắc, tiến dần vào các điểm chi tiết Trong đó, người làm Brand Marketing sẽ phải có kỹ năng quản lý thương hiệu, thực hiện các nguyên tắc thương hiệu ở từng cấp độ bộ phận, thậm chí là ở cả những trường hợp cụ thể.

  • Quản lý dự án: Người làm Brand Marketing cũng cần phải có kỹ năng quản lý dự án và tư duy hệ thống, đảm bảo rằng kế hoạch được triển khai xuyên suốt, được đo lường liên tục để có thể phát hiện và điều chỉnh kịp thời nếu phát sinh lỗi.

5 Kỹ năng Brand Marketing nào cũng cần có

Các bước triển khai chiến lược Brand Marketing hiệu quả

Brand Marketing muốn thực hiện thành công phải có chiến lược và kế hoạch bài bản. Dưới đây là các bước triển khai chiến lược Brand Marketing hiệu quả mà bạn không thể bỏ qua:

Bước 1: Hiểu được mục đích của thương hiệu

Để có thể hiểu chính xác những mục tiêu mà thương hiệu đang hướng đến, bạn cần đi sâu vào xác định:

  • Đối mục tiêu của doanh nghiệp là ai? Tại sao họ sẽ tin tưởng và thương hiệu.

  • Thương hiệu được biểu hiện như thế nào trong tâm trí đối tượng mục tiêu?

  • Những thách thức thương hiệu cần đối mặt? Cũng như đối thủ của doanh nghiệp trên thị trường?

  • Câu chuyện thương hiệu là gì? Có nguồn gốc từ đâu?

  • Khi nhân cách hóa thương hiệu sẽ được biểu hiện như thế nào,...

Từ những bước nghiên cứu này, hãy đi sâu vào tìm hiểu và xác định xem thương hiệu của bạn sẽ được thể hiện như thế nào như: kiểu chữ, màu sắc, hình ảnh biểu trưng,...

Bước 2: Nghiên cứu thị trường mục tiêu muốn hướng tới

Ở bước này cần đi sâu vào nghiên cứu nhóm khách hàng tiềm năng của bạn. Thông qua việc vẽ lên bức tranh chân dung của họ, doanh nghiệp có thể kết nối sâu hơn với nhóm đối tượng này, hiểu họ hơn, từ đó khai thác những giá trị tiềm ẩn của họ. Một số yếu tố giúp xây dựng bảng tính cách khách hàng:

  • Xác định nhân khẩu học: tuổi, nơi sống, nghề nghiệp, tình trạng học hôn nhân, học vấn,...

  • Họ có sở thích gì? Lần đầu mua hàng gần đây nhất của họ? Họ thích mua sắm ở đâu?

  • Họ cần gì khi tìm kiếm một sản phẩm, dịch vụ của bạn,....

Các bước triển khai chiến lược Brand Marketing hiệu quả

Bước 3: Xây dựng và bán câu chuyện thương hiệu

Để có thể kết nối với các khách hàng, doanh nghiệp cần phải có một câu chuyện đủ hay và thu hút. Và để bắt đầu bạn phải có 1 thông điệp đủ hay. Tiếp đó, vạch ra các yếu tố làm nên câu chuyện của thương hiệu của riêng bạn: nhân vật, bối cảnh, các xung đột, cao trào, cách giải quyết,...

Bước 4: Nghiên cứu chi tiêt về đối thủ cạnh tranh

Quan trọng hơn cả, bạn cần tiến hành nghiên cứu sâu đối thủ cạnh tranh của mình, xem họ đã làm được gì, họ làm như thế nào,... Từ đó xây dựng nên những chiến lược thực hiện khác biệt, sáng tạo thông điệp mang đậm chất riêng dựa trên những gì bạn cho là đối thủ của minh còn thiếu. Ví dụ, nếu đối thủ cạnh tranh về giá cả, tuyên bố giá tốt nhất thị trường thì bạn có thể xây dựng các thông điệp làm nổi bật chất lượng, đánh mạnh vào vấn đề chất lượng quan trọng hơn giá thành.

Bước 5: Tạo ra các nguyên tắc thương hiệu

Khi đã hiểu rõ về thương hiệu và đối tượng khách hàng mục tiêu, việc tiếp theo bạn cần làm là gắn kết các yếu tố này trong hoạt động tiếp thị của mình. Cụ thể hơn, bạn cần xây dựng những nguyên tắc riêng của thương hiệu, đảm bảo tính nhất quán trong truyền thông, tạo dấu ấn sâu đậm trong tâm trí khách hàng. Các yếu tố đó bao gồm: logo, màu sắc, tông giọng, phông chữ, biểu tượng,....

Một số Brand Marketing tốt nhất trong kinh doanh

Dưới đây là một số ví dụ về Brand Marketing kinh điển mà bạn không thể bỏ qua nếu muốn học tập, trau dồi kỹ năng chuyên môn trong lĩnh vực Brand Marketing:

Chiến lược Brand Marketing của Apple

Chiến lược Brand Marketing của Apple tập trung mạnh vào khác biệt hóa, liên tục cải tiến chất lượng sản phẩm. Điều này được thể hiện rất rõ thông qua các đời sản phẩm của hãng, mỗi sản phẩm Apple ra mắt đều thu hút sự chú ý của người dùng khắp toàn cầu.

Ngoài ra, Apple cũng luôn nỗ lực xây dựng các mạng lưới kết nối người dùng trên toàn cầu. Các chiến lược quảng bá đều được xây dựng dựa trên yếu tố cốt lõi là khách hàng, tập trung vào lợi ích của họ.

Chiến lược Brand Marketing của Apple

Chiến lược Brand Marketing của Nike

Nike là một trong các doanh nghiệp sở hữu những chiến lược Brand Marketing thành công nhất tính đến thời điểm hiện tại. Nike không chỉ đơn giản là kinh doanh sản phẩm, cao hơn nữa họ bán những câu chuyện để “thu lời”. Trong mọi chiến dịch, Nike luôn tìm cách lồng ghép khéo léo các câu chuyện về sản phẩm, ý tưởng hình thành nên sản phẩm, thương hiệu của mình vào trong đó. Điều này không chỉ giúp Nike được khách hàng ghi nhớ lâu hơn, nó còn giúp Nike bán được nhiều hàng hơn nhờ những điểm nhấn mang tính khác biệt.

Chiến lược Brand Marketing của McDonald's

Khác với cách làm của Nike, McDonald’s chọn cho mình chiến lược Brand Marketing theo những cách rất riêng. Họ rất chú trọng đến tính nhất quán trong truyền thông. Dù ở bất cứ quốc gia, nền văn hóa nào, hình ảnh cửa hàng McDonald’s được xây dựng đều có sự đồng nhất về màu sắc: logo đỏ, vàng, biểu tượng chữ M cỡ lớn,... Yếu tố này cũng được lồng ghép trong mọi ấn phẩm truyền thông: poster quảng cáo, TVC, quảng cáo OOH…

Chiến lược Brand Marketing của McDonald's

>>> Xem thêm: Câu chuyện thương hiệu (Brand Story) Sức mạnh chạm tới trái tim khách hàng

Tạm kết:

Trên đây là những thông tin chia sẻ về Brand Marketing là gì và các bước triển khai chiến lược Brand Marketing hiệu quả cho các doanh nghiệp. Có thể thấy, Brand Marketing là sự đầu tư triển vọng cho một tầm nhìn dài hạn, là yếu tố tiên quyết làm nên sự thành công của các doanh nghiệp trong tương lai. Do đó, nếu muốn phát triển thương hiệu bạn không thể bỏ qua bước làm việc này. Tham khảo ngay để có thể áp dụng cho doanh nghiệp của mình bạn nhé.

TAGS:

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.