- Câu chuyện thương hiệu là gì?
- Câu chuyện thương hiệu - Sức mạnh tạo niềm tin với khách hàng
- Các bước xây dựng câu chuyện thương hiệu thu hút khách hàng
- 6 Nguyên tắc xây dựng câu chuyện thương hiệu “chạm” đến trái tim khách hàng
- Câu chuyện thương hiệu phải được xây dựng dựa trên tính cách thương hiệu đó
- Sự đơn giản tạo nên giá trị đích thực
- Câu chuyện thương hiệu giải thích được sứ mệnh của doanh nghiệp
- Câu chuyện phải kết nối với khách hàng
- Câu chuyện phải trở thành 1 phần trong lý do mua của khách hàng
- Không chỉ thương hiệu là người kể câu chuyện của mình
- 5 Bí quyết kể câu chuyện thương hiệu đầy cảm xúc
- Các ví dụ về Câu chuyện thương hiệu
Nếu bạn muốn xây dựng một doanh nghiệp thành công, bền vững hay một thương hiệu sẽ thu hút và có được trung thành đến từ khách hàng thì câu chuyện thương hiệu là thực sự cần thiết. Đó là lý do tại sao các thương hiệu nổi tiếng toàn cầu như Disney, Coca-Cola, Apple,... lại sở hữu những câu chuyện thương hiệu huyền thoại của riêng mình.
Để giúp các bạn có thể xây dựng thành công thương hiệu của mình từ những câu chuyện "chạm" đến trái tim khách hàng, Marketing AI sẽ chia sẻ toàn bộ những kiến thức, kinh nghiệm về cách xây dựng câu chuyện thương hiệu hấp dẫn và thu hút nhất. Mời các bạn hãy cùng đón đọc qua bài viết dưới đây.
Câu chuyện thương hiệu là gì?
Câu chuyện thương hiệu hay còn gọi là Brand Story được hiểu đơn giản là những câu chuyện được kể về chính những thương hiệu đó. Kể từ thời điểm doanh nghiệp đó mới bắt đầu được thành lập đến quá trình theo đuổi mục tiêu và lúc phát triển thành công rực rỡ.
Một câu chuyện hấp dẫn, lôi cuốn sẽ khiến cho khách hàng quan tâm và ghi nhớ đến thương hiệu của bạn, nhận diện thương hiệu của bạn tốt hơn. Và đặc biệt quan trọng là họ thực sự đồng cảm cũng như quan tâm đến thương hiệu như những người bạn thân thiết.
Câu chuyện thương hiệu - Sức mạnh tạo niềm tin với khách hàng
Trước tiên, chúng ta cần phải biết câu chuyện là một công cụ mạnh mẽ trong giao tiếp của con người. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng bộ não con người phản ứng với sức mạnh mô tả của những câu chuyện ảnh hưởng sâu sắc đến cách thức, thậm chí ảnh hưởng đến cả vỏ não cảm giác và động cơ. Đọc một câu chuyện là cảm nhận một trải nghiệm và đồng bộ hóa tâm trí của chúng ta với chủ đề của câu chuyện.
Khi người nói và người nghe cùng chia sẻ một câu chuyện cho phép thương hiệu tương tác và tạo ra những thảo luận xung quanh thương hiệu.
Câu chuyện thương hiệu hay còn được gọi là Brand Story mang đến suy nghĩ vượt ra ngoài tiện ích và chức năng của sản phẩm và dịch vụ, nỗ lực phấn đấu cho việc tạo ra lòng trung thành và có ý nghĩa với khách hàng của bạn. Những câu chuyện thương hiệu nổi tiếng nếu tạo được dấu ấn riêng và ấn tượng tốt một cách chân thực, gần gũi sẽ giúp tạo niềm tin với các khách hàng.
>> Xem thêm: Câu chuyện thời trang đưa thương hiệu thoát khỏi “lối mòn”
Các bước xây dựng câu chuyện thương hiệu thu hút khách hàng
Không dễ gì để tạo nên một câu chuyện thương hiệu hay, thu hút, hấp dẫn và gây ấn tượng với khách hàng từ những thước phim hay con chữ đầu tiên. Nghệ thuật xây dựng thương hiệu đòi hỏi các doanh nghiệp phải biết lồng ghép thông điệp một cách khéo léo và xử lý tình tiết câu chuyện một cách hợp lý. Dưới đây là hai yêu cầu cần lưu ý nhất khi các doanh nghiệp xây dựng bất kỳ những câu chuyện thương hiệu hay nào!
Tập trung làm nổi bật những nút thắt
Cho dù đó là một câu chuyện thông thường hay câu chuyện của thương hiệu thì nếu muốn trở nên hấp dẫn trong mắt người đọc, người xem cũng cần phải chứa những nút thắt có tác dụng chuyển hướng câu chuyện và gây bất ngờ cho khán giả. Một câu chuyện nhạt nhẽo, đơn thuần thì cho dù có đầy đủ 3 phần mở - thân - kết cũng không đọng lại được gì trong lòng người xem.
Nút thắt giúp cho câu chuyện trở nên kịch tính, cao trào và chạm đến trái tim của nhiều độc giả, từ đó khơi gợi cảm xúc và thúc đẩy hành động tốt hơn. Việc đặt những nút thắt vào trong câu chuyện cũng phải tinh tế và hợp lý, và hãy luôn nhớ rằng, nó có tác dụng làm xoay chuyển toàn bộ hướng đi vốn có của câu chuyện trước đó. Cách kể câu chuyện thương hiệu có thể có đến 1 hoặc một vài nút thắt, nhưng hãy chỉ nên có 1 nút thắt chính và các nút thắt phụ khác nhau. Sắp xếp chúng vào những giai đoạn hợp lý của câu chuyện để nó dẫn dắt khán giả qua từng khoảnh khắc đắt giá nhất của brand story.
Cách giải quyết vấn đề và vượt qua những thử thách
Đi kèm với những nút thắt luôn phải là những giải pháp để gỡ rối những nút thắt đó, và đây cũng chính là lúc các thương hiệu có thể cài cắm thông điệp sản phẩm và dịch vụ của mình.
Tựa như quảng cáo của Viettel Telecom dưới đây. Cao trào ở đây là khi Liên Bỉnh Phát vì lời hứa với bạn bè mà quên đi lời hứa với chính gia đình và đặc biệt là mẹ của mình. Như một giọt nước tràn ly khiến cảm xúc của người xem được đẩy lên mức cao nhất. Và rồi khi tưởng chừng anh sẽ không trở về ăn cơm cùng với gia đình thì Liên Bỉnh Phát lại đột ngột xuất hiện kèm theo một bó hoa dành tặng đến mẹ và em gái.
Brand story là gì? Ý nghĩa của câu chuyện thương hiệu Viettel telecom
Xuyên suốt video quảng cáo, thông điệp ý nghĩa của Viettel Telecom đã được truyền đạt một cách ý nghĩa và vô cùng xúc động đến người xem. Cách giải quyết vấn đề và vượt qua thử thách, sự căng thẳng trong cảm xúc cũng lấy đi nước mắt của không ít khán giả, thích hợp với một chiến dịch quảng cáo nhân Ngày của Mẹ.
6 Nguyên tắc xây dựng câu chuyện thương hiệu “chạm” đến trái tim khách hàng
Không phải bất kỳ câu chuyện nào sẽ làm cũng có thể tạo được niềm tin với các khách hàng. Bạn phải kể một câu chuyện về sản phẩm tạo ra sự ghép nối “chạm” đến cảm xúc khách hàng một cách tinh tế cộng với những tính năng thể hiện các tính năng xây dựng tính toàn vẹn. Dưới đây là những nguyên tắc mà bạn nên sử dụng để tạo nên một câu chuyện thương hiệu tạo niềm tin với khách hàng.
Câu chuyện thương hiệu phải được xây dựng dựa trên tính cách thương hiệu đó
Câu chuyện về thương hiệu không phải là dùng để bán hàng. Chúng không phải là quảng cáo và chúng không phải là để bán hàng. Ý nghĩa của câu chuyện thương hiệu nên được kể với tính cách thương hiệu. Những câu chuyện nhàm chán sẽ không thu hút và giữ chân độc giả và ngược lại, những câu chuyện tràn đầy cá tính có thể thu hút sự chú ý và tạo ấn tượng tốt với khách hàng.
Màu câu chuyện thương hiệu cần được lấy cảm hứng từ chính bản thân doanh nghiệp mà ở đó có sự hiện diện của những người tham gia, sáng tạo, kết nối và phát triển thương hiệu về sự tăng trưởng và thành công.
Cá tính thúc đẩy câu chuyện. Nhưng câu chuyện không phải là tiểu sử của một cá nhân. Đó là sự hình thành, nguồn cảm hứng và sự phát triển của thương hiệu với tính cách của riêng thương hiệu. Lý do cốt lõi khiến câu chuyện của bạn phải mang tính cách cá nhân là nó sẽ cung cấp cho ai đó sự thật để tin tưởng vào thương hiệu.
Sự đơn giản tạo nên giá trị đích thực
Cách viết câu chuyện thương hiệu không đồng nghĩa với việc bạn sẽ viết theo hướng mô tả hoàn toàn nguồn gốc của công ty. Điều bạn cần nêu ra cần giải quyết 3 phần sau:
- Bắt đầu: Vấn đề. Giải thích vấn đề bạn đã đặt ra để giải quyết.
- Giữa: Giải pháp. Mô tả cách bạn giải quyết nó.
- Kết thúc: Thành công. Hãy vui mừng về sự thành công này được sản xuất.
Câu chuyện đơn giản đáng tin cậy hơn là những câu chuyện phức tạp và quá dài dòng.
Câu chuyện thương hiệu giải thích được sứ mệnh của doanh nghiệp
Mọi doanh nghiệp khi kinh doanh đều quan tâm đến lợi nhuận. Nhưng “kiếm tiền” chỉ mang mục tiêu kinh doanh mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Thương hiệu của bạn cần xác định sứ mệnh của doanh nghiệp là gì và tại sao thương hiệu tồn tại. Đó cũng chính là việc trả lời cho câu hỏi thương hiệu sẽ mang giá trị gì đến cho khách hàng và cho xã hội.
Một thương hiệu như giày TOMS sử dụng câu chuyện của họ làm nền tảng cho sự tồn tại. Khẩu hiệu của TOMs là: “One for one” dịch là “Một cho một,” có nghĩa là đối với mỗi cặp TOMS đã mua, hãy mang đôi giày cho một người có nhu cầu. TOMS tồn tại để cải thiện cuộc sống.
Câu chuyện về sản phẩm của họ mô tả toàn bộ lý do cho sự tồn tại của công ty. Điều đó xây dựng niềm tin với các khách hàng hơn bởi khách hàng biết được mục tiêu của công ty bạn.
Một ví dụ khác như việc xây dựng câu chuyện thương hiệu của TH True Milk. Thương hiệu TH True Milk vào Việt Nam trong thời điểm có rất nhiều hãng sữa đã có tên tuổi và chỗ đứng.
TH True Milk với câu chuyện sữa sạch của mình đã tạo được lòng tin với khách hàng, thậm chí còn giúp khẳng định định vị sản phẩm của thương hiệu với khách hàng.
Câu chuyện phải kết nối với khách hàng
Mục tiêu của các câu chuyện thương hiệu hay là tạo ra một kết nối với khách hàng của bạn. Kể câu chuyện của bạn theo cách nó nói với khách hàng của bạn để thể hiện thương hiệu liên hệ với khách hàng, hiểu khách hàng.
Một thương hiệu như North Face sẽ kết nối với những người năng động và phiêu lưu. Toàn bộ ý tưởng của thương hiệu là truyền cảm hứng cho cuộc phiêu lưu và cuộc sống ngoài trời. Câu slogan của họ là "Never stop exploring" có nghĩa là “Không bao giờ ngừng khám phá” và câu chuyện của thương hiệu truyền đạt lý tưởng này.
Khách hàng cũng có thể trở thành một phần của câu chuyện của North Face nếu như phù hợp. Khi câu chuyện của bạn kết nối với khách hàng mục tiêu, bạn sẽ dễ dàng xây dựng niềm tin với họ.
Câu chuyện phải trở thành 1 phần trong lý do mua của khách hàng
Khách hàng không chỉ mua sản phẩm mà khi mua sản phẩm đó của doanh nghiệp họ cũng sẽ cảm thấy họ đã mua câu chuyện thương hiệu của bạn. Họ tham gia vào câu chuyện bằng cách mua sản phẩm từ doanh nghiệp đang kể câu chuyện. Khi khách hàng mua sản phẩm của bạn, họ phải cảm thấy như thể họ đang mua một phần trong ý nghĩa của câu chuyện thương hiệu. Bản thân sản phẩm, các mặt hàng mà khách hàng mua, là một phần của câu chuyện của thương hiệu. Cách tốt nhất để giải thích điều này là sử dụng ví dụ của Patagonia, một thương hiệu áp dụng điều này đến một cấp độ hoàn toàn mới.
Patagonia sử dụng thuật ngữ “worn wear” (quần áo cũ đã dùng) để mô tả các sản phẩm quần áo đã tồn tại trong nhiều năm. Bản thân sản phẩm, các mặt hàng mà khách hàng mua, là một phần của câu chuyện của thương hiệu. Patagonia khéo léo gọi đây là "The stories we wear" và đã làm một bộ phim về điều này để khách hàng cảm nhận câu chuyện.
Đây là hình thức lý tưởng của câu chuyện bởi vì nó đặt câu chuyện trực tiếp vào chính sản phẩm. Khách hàng đang mua sản phẩm đó tức là họ đang mua câu chuyện thương hiệu.
Không chỉ thương hiệu là người kể câu chuyện của mình
Một câu chuyện sản phẩm hay sẽ có thể được mọi người chia sẻ và tham gia vào câu chuyện. Việc xây dựng câu chuyện thương hiệu của bạn sẽ thành công hơn khi có nhiều người kể về câu chuyện đó. Các doanh nghiệp cần chủ động trên phương tiện truyền thông mạng xã hội để truyền tải câu chuyện nhanh chóng lan truyền qua sức mạnh của truyền thông mạng xã hội.
Cùng với đó bạn có thể lồng ghép câu chuyện của thương hiệu vào những tình huống phù hợp cụ thể như một cách để kể câu chuyện quảng bá thương hiệu mọi lúc, mọi nơi. Một người kể chuyện sẽ cực kì thuyết phục đó chính là khách hàng. Thương hiệu nên khuyến khích khách hàng kể câu chuyện thương hiệu của mình. Bởi khách hàng sẽ củng cố câu chuyện của thương hiệu thêm sức mạnh và sự uy tín với những khách hàng khác.
Câu chuyện là một phương tiện để chiếm được sự tin tưởng từ khách hàng. Khi mọi người nghe câu chuyện thương hiệu ở nhiều nơi hơn, điều đó cũng giúp củng cố niềm tin của họ. Và khi họ bắt đầu kể câu chuyện của bạn, điều đó chứng tỏ họ tin tưởng câu chuyện nhiều hơn.
5 Bí quyết kể câu chuyện thương hiệu đầy cảm xúc
Một câu chuyện thương hiệu cần có những nút thắt và cách gỡ rối nút thắt như trên. Vậy thì, bí quyết nào để kể nên một câu chuyện đầy cảm xúc như ví dụ của brand story Viettel Telecom trên. Dưới đây là những tiêu chí mà các thương hiệu có thể tham khảo!
Câu chuyện phải có ý nghĩa
Chắc chắn rồi, câu chuyện bạn định kể phải mang một ý nghĩa, mục đích nhất định nào đó, chứ không phải kể bâng quơ không đầu không cuối, hay không mang bất kỳ thông điệp nào. Đầy cảm xúc ở đây không có nghĩa là phải lấy đi nước mắt của khán giả, cũng không phải kể một câu chuyện cảm động, mà là mọi cảm xúc hỉ, nộ, ái, ố,... đủ cả. Tùy thuộc vào đối tượng mục tiêu mà câu chuyện đó hướng đến là ai, bạn phải xây dựng câu chuyện có ý nghĩa với đối tượng ấy. Ví dụ, một câu chuyện về hành trình vượt lên khó khăn sẽ không thể kể cho những người đang có nhu cầu tìm kiếm sự giải trí được!
Cách viết câu chuyện thương hiệu đầy ý nghĩa của Always (Nguồn: Always)
Chính vì thế, trước khi muốn tạo nên một câu chuyện có ý nghĩa, hãy tự hỏi mình xem:
- Mục đích bạn kể câu chuyện này là gì?
- Đối tượng lắng nghe câu chuyện là ai?
- Câu chuyện này có gì đặc biệt hấp dẫn đối tượng đó?
- Giá trị mà câu chuyện đem lại cho người nghe?
Gần gũi với từng cá nhân
Cho dù câu chuyện của bạn mang mục đích truyền cảm hứng, tạo động lực, an ủi, chữa lành vết thương, kêu gọi mua hàng,... thì nó cũng phải tạo cảm giác gần gũi quen thuộc với người đọc, người xem và đặc biệt là đối với đối tượng mục tiêu hướng đến.
Để làm được điều đó, các thương hiệu phải thật sự đặt mình vào vị trí khán giả, gắn kết mục đích của câu chuyện với đặc tính của khán giả để tạo ra những khoảnh khắc chạm đến trái tim của họ.
Các thương hiệu có thể giải quyết khó khăn của khán giả như thế nào nếu họ sử dụng sản phẩm của bạn? Tại sao khán giả lại muốn dừng lại để lắng nghe xem câu chuyện của bạn sẽ đi đến đâu? Tất cả phụ thuộc vào cảm giác gần gũi thân quen mà câu chuyện của bạn đem lại đối với họ.
>>> Xem thêm: 6 Chiến lược Marketing nổi tiếng đến từ những thương hiệu lớn 2022Lay động cảm xúc người nghe
Gần gũi thôi là chưa đủ, xây dựng câu chuyện thương hiệu phải thật sự chạm tới cảm xúc và khiến khán giả cảm thấy đồng cảm với hành trình của thương hiệu. Những tình tiết trong câu chuyện phải dẫn dắt người xem đến những cảm xúc thăng dần, để họ thật sự hiểu được ít nhất một phần nào đó thông điệp mà thương hiệu muốn hướng tới. Cho dù không phải đối tượng mục tiêu mà thương hiệu muốn nhắm vào, nhưng vẫn có thể bị câu chuyện đó “hớp hồn” và đồng cảm.
Đơn giản và ngắn gọn
Một câu chuyện hay không có nghĩa là một câu chuyện dài. Chắt lọc, súc tích, tập trung vào những nút thắt và cách giải quyết vấn đề mới chính là những tiêu chí mà thương hiệu nên quan tâm khi xây dựng câu chuyện.
Tất nhiên, đôi khi ngắn hay dài không phải chính xác 100%, quan trọng ở đây là sự phù hợp. Một câu chuyện được thể hiện qua một clip 30s hay một short films 30 phút cũng sẽ mang những giá trị khác nhau, nhưng quan trọng đó là sự vừa đủ, không thừa thãi, cũng không thiếu sót. Không thể phủ nhận rằng trong thời đại số như hiện nay, nhịp sống gia tăng khiến người dùng thích xem những thứ ngắn gọn hơn, nhưng ngắn gọn thì cũng phải đủ, không thể thiếu sót.
Hơn nữa, người dùng chính là những người bình thường, họ không phải chuyên gia để có thể hiểu được một câu chuyện thương hiệu nếu nó có quá nhiều chi tiết thừa thãi hay bị cắt xén quá nhiều.
Chân thực, đúng sự thật
Tính chân thật phải được đề cao trong cách viết câu chuyện sản phẩm hay (Nguồn: The Coffee House)
Chẳng ai muốn nghe những lời giả dối hay cường điệu hóa quá cả. Một câu chuyện thương hiệu nên là những thước phim, con chữ kể lại đúng sự thật, đúng với những gì mà thương hiệu muốn truyền tải, từ sứ mệnh, nhiệm vụ, giá trị tinh thần, đóng góp cộng đồng,... Không nên chỉ vì mục đích gia tăng độ phủ, hút leads bán hàng,... mà các thương hiệu có thể bất chấp mà “nói dối”. Khách hàng sẽ cảm thấy bị phản bội, trao nhầm niềm tin và sau đó thì các thương hiệu khó có thể mà hàn gắn được mối quan hệ.
Chính vì vậy, hãy đảm bảo rằng mọi chi tiết trong câu chuyện phải đúng sự thật. Cho dù không đúng, cũng phải lưu ý lại. Trao đi sự thật cuối cùng cũng sẽ nhận lại được những giá trị thật.
Các ví dụ về Câu chuyện thương hiệu
1. Câu chuyện thương hiệu của Google - Google, Parisian Love
Vào những năm 90 của thế kỷ trước, Google chỉ là một thương hiệu còn khá trẻ, được thành lập vào năm 1995 với tên gọi ban đầu là Backrub. Sau khi đổi tên thành Google, nền tảng này đã có những bước phát triển nhanh chóng và trở thành một tên gọi phổ biến trên toàn thế giới. Google là một nền tảng quảng cáo nhưng nó lại hiếm khi quảng cáo về khả năng tìm kiếm của mình. Ở thời điểm ấy, Google chẳng bao giờ sử dụng những kiểu quảng cáo chào hàng mà thay vào đó là tập trung vào những câu chuyện của con người. Quảng cáo thương mại của Google chỉ sử dụng tối thiểu hình ảnh của thương hiệu và hiếm khi đính kèm CTA. Điều nhất quán trong thông điểm được gửi tới mọi câu chuyện thương hiệu của Google đó là nó có thể thay đổi cuộc sống của bạn.
Parisian Love là một câu chuyện ba hồi được kể bằng cách sử dụng chính sản phẩm của Google để quảng cáo. Google dẫn dắt người xem tới một câu chuyện tưởng tượng rằng, có một chàng trai trẻ lên Google tìm kiếm thông tin cho cuộc phiêu lưu ở Pháp sắp tới, mà bắt đầu từ việc du học, yêu, và cuối cùng là lập gia đình. Video câu chuyện không hề có nhân vật chính, chúng ta chỉ có thể xem lịch sử tìm kiếm trên Google của họ trên nền hiệu ứng âm thanh và một bản nhạc piano nhẹ nhàng để đoán được câu chuyện đó.
Ví dụ về câu chuyện thương hiệu của Google
Bí quyết thành công: Tác động của cảm xúcTại sao nó hiệu quả?
Quảng cáo này được thực hiện cho giải đấu Super Bowl nên thời lượng quay chỉ có 52s. Nhưng nhiêu đó là đủ cho khán giả trực tiếp xem trận đấu có thể hiểu được sản phẩm này có thể tạo ra những tác động như thế nào đối với cuộc sống của mọi người. Đó là một câu chuyện đơn giản của con người nhưng bằng cách thể hiện xuất sắc, nó đã nhanh chóng được chia sẻ trên khắp các trang mạng xã hội. Có một vị anh hùng đã phải trải qua muôn vàn khó khăn (không được quan tâm đến tình yêu của mình) để sống hạnh phúc mãi mãi bên cạnh người mình yêu (kết hôn và mang thai).
2. Câu chuyện thương hiệu của IKEA: IKEA - Unboring
Cho dù bạn thích hay không thích IKEA thì không thể phủ nhận rằng IKEA đã thay đổi cục diện thị trường đáng kể trong lần mở cửa hàng đầu tiên ở châu Âu vào những năm 1940. Được trang Observer mệnh danh là “thương hiệu của mọi người”, IKEA vừa thể hiện được tính trải nghiệm vừa cho thấy sự kỳ lạ. Bạn có thể thấy sự kỳ quặc và trí tưởng tượng đó ở khắp mọi nơi, từ những cái tên sản phẩm thú vị đến chính những sản phẩm gây cười. Điều này mở rộng sang lĩnh vực quảng cáo, và chiến dịch “Unboring” kinh điển năm 2002 này của Crispin Porter + Bogusky do Spike Jonze đạo diễn đã cho thấy được những điều đó.
Ví dụ về câu chuyện thương hiệu của IKEA
Bí quyết thành công: Tác động của cảm xúcTại sao nó hiệu quả?
Câu chuyện tập trung vào một vật thể vô tri là chiếc đèn. Cách dẫn dắt câu chuyện diễn ra theo cảm xúc của Ikea. Cho người xem thấy một loạt các sự kiện xảy ra với chiếc đèn và khiến cho họ cảm thấy chiếc đèn chính là anh hùng. Một cách tự nhiên, chúng ta bắt đầu đồng cảm với nó.
Điều thú vị là việc một người đàn ông đột ngột xuất hiện trong khung hình và nói về sự thiếu suy xét của chúng ta: “Nhiều bạn sẽ cảm thấy khá tệ khi xem chiếc đèn này. Nhưng điều này là do bạn điên, chứ chiếc đèn này không có tội, nó không có cảm xúc. Có lẽ mua một cái mới sẽ tốt hơn cho bạn.”
Đây chính là tình tiết thú vị giúp gỡ rối nút thắt và thể hiện được sự hiểu biết tuyệt vời không chỉ trong cách kể chuyện mà cả cách tư duy, suy nghĩ trong câu chuyện.
3. Câu chuyện thương hiệu của Apple: Apple, 1984
Steve Jobs có một câu nói nổi tiếng thế này: “Thà làm cướp biển còn hơn gia nhập hải quân” và thái độ đó đã thể hiện rất nhiều trong những lần ra mắt sản phẩm quan trọng nhất của Apple. Quảng cáo mang tính biểu tượng này, do công ty TBWA \ Chiat \ Day tạo ra và được đạo diễn bởi Ridley Scott. Nó đã đưa Apple lên bản đồ Super Bowl. Dựa trên cuốn tiểu thuyết “1984” rất nổi tiếng của George Orwell, chi phí thực hiện quảng cáo là 650.000 đô la và mô tả một vận động viên ném đĩa người Anh trong vai người phụ nữ đang ra sức ngăn cản một đám đàn ông vô tâm thích làm theo lời của một nhà độc tài trên màn ảnh. Thật đáng tiếc rằng câu chuyện này của Apple không được truyền bá rộng rãi, dù trên thực tế, thì nó được đánh giá là một trong những câu chuyện truyền cảm hứng thành công nhất trong lịch sử.
Ví dụ về câu chuyện thương hiệu của Apple
Bí quyết của họ: Vẽ ra nguy cơ và tìm cách giải quyết nóTại sao nó hiệu quả?
Mỗi công ty đều cần kể những câu chuyện khác nhau ở các giai đoạn khác nhau trên hành trình phát triển của họ và quảng cáo này đưa ra một tuyên bố mạnh mẽ về sự nổi loạn - suy nghĩ khác biệt - không bị trói buộc - thách thức tiêu chuẩn trong bối cảnh bất ổn chính trị tại Mỹ. Nó tạo ra một cuộc thảo luận sôi nổi về chính trị Mỹ cũng như đối thủ của nó ở thời điểm đó là IBM. Câu chuyện không chỉ nói lên rằng "Chúng tôi khác biệt", mà còn thể hiện được thông điệp “Chúng tôi là một nhà cách mạng".
Steve Jobs và Steve Wozniak vô cùng yêu thích chiến dịch câu chuyện thương hiệu 1984 và quyết định bỏ qua các nhóm thử nghiệm và phát sóng công khai nó luôn. Nỗ lực của họ đã được đền đáp và cho đến nay, 1984 vẫn là một trong những câu chuyện thương hiệu nổi tiếng đáng nhớ nhất ở Super Bowl. Mãi cho đến năm 1997, Apple mới cho ra mắt khẩu hiệu mới “Think Different”, nhưng 1984 vẫn là quảng cáo gieo nhận thức vào tâm trí khán giả như một hạt giống lớn dần qua năm tháng.
>> Xem thêm: Uniqlo: Câu chuyện xây dựng thương hiệu bán lẻ thời trang hàng đầu Nhật
Kết luận
Câu chuyện thương hiệu là một phần quan trọng không thể thiếu để xây dựng thương hiệu mạnh, câu chuyện đưa thương hiệu đến với khách hàng một cách chân thực và mang đến cảm xúc cho khách hàng là cách mà thương hiệu đi vào tâm trí họ. Các doanh nghiệp cần chú trọng xây dựng câu chuyện thương hiệu và giữ cho câu chuyện thu hút bằng cách tiếp tục gây ấn tượng với khách hàng và mang đến cho họ trải nghiệm tốt nhất có thể.
Khánh Khiêm | MarketingAI
Theo: Neilpatel
Bình luận của bạn