Trong công ty lớn, các chuyên gia phải lập kế hoạch, điều phối sản phẩm để thúc đẩy bán hàng và đảm bảo sự sống còn trong thế giới kinh doanh. Một công ty có thể sản xuất nhiều sản phẩm khác nhau, và mỗi sản phẩm đều cần có các chiến lược xây dựng thương hiệu riêng biệt và cách tiếp cận thị trường hiệu quả. Để đảm bảo thành công của một thương hiệu, các Brand Manager (Quản lý nhãn hàng) sẽ giám sát việc nghiên cứu thị trường, phát triển và các chiến lược Marketing khác nhau. Cùng tìm hiểu chi tiết về công việc của brand manager là gì và sự khác nhau giữa Marketing Manager và Brand Manager.
Brand Manager là gì?
Có nhiều công ty sản xuất nhiều thương hiệu sản phẩm khác nhau. Do đó, công ty không thể sử dụng chung một chiến lược Marketing phù hợp với tất cả các nhãn hàng. Vì vậy phải có một cá nhân thực hiện việc nghiên cứu, xây dựng và thực hiện các kế hoạch.
Brand Manager tiến hành nghiên cứu thị trường ban đầu cho một nhãn hàng, thu thập dữ liệu về thị trường mà sản phẩm phù hợp. Điều này gồm có nghiên cứu nhân khẩu học, khám phá nhu cầu cho sản phẩm và tìm xem điều gì làm cho sản phẩm nổi bật.
Sau khi nghiên cứu sâu rộng, các Brand Manager và nhóm của họ phát triển các mục tiêu hàng tháng với mục tiêu tăng giá trị thương hiệu. Điều này bao gồm phát triển các chiến lược Marketing và giới thiệu nhãn hàng tới công chúng. Trong suốt vòng đời của một nhãn hàng, Brand Manager báo cáo với các Marketing cấp cao về Sales, về việc các chiến lược Marketing ảnh hưởng đến doanh số bán hàng như thế nào và về cách một nhãn hàng mình phụ trách có thể tiếp cận nhiều người tiêu dùng hơn.
Brand Manager cần những kỹ năng gì?
Kỹ năng viết và sáng tạo là 2 yếu tố quan trọng nhất. Bạn phải là một người viết tốt ở cả 2 hình thức dạng dài và ngắn để có thể truyền tải thông điệp và sáng tạo với chút “điên” để có thể làm nổi bật và thể hiện bản chất một thương hiệu.
Kỹ năng quản lý quan hệ và khả năng kể chuyện cũng rất quan trọng. Làm một Brand manager cần xây dựng và duy trì niềm tin và mối quan hệ gắn kết với tất cả các bên liên quan tới doanh nghiệp. Và một khi muốn định dạng rõ nhãn hàng trên thị trường, bạn cần có khả năng kể chuyện để khán giả nhớ và ấn tượng về thương hiệu.
Công việc của một Brand manager cũng cần các kỹ năng phân tích tốt và khả năng quản lý ngân sách, đồng thời yêu cầu sự hiểu biết đầy đủ về sản phẩm hoặc cá nhân mà bạn đang quảng bá.
Sự khác nhau giữa Marketing Manager và Brand Manager là gì?
Marketing có thể đóng góp cho một nhãn hàng, nhưng thương hiệu lớn hơn bất kỳ nỗ lực Marketing cụ thể nào. Thương hiệu là những gì còn lại sau khi Marketing đã thực hiện. Đó là những gì còn lại trong tâm trí khách hàng mà liên kết với sản phẩm, dịch vụ hoặc tổ chức của bạn.
Thương hiệu là những gì sau cùng xác định việc bạn sẽ trở thành một khách hàng trung thành hay không. Marketing có thể thuyết phục bạn mua một chiếc xe Toyota cụ thể và có lẽ đó là chiếc xe đầu tiên bạn sở hữu. Nhưng thương hiệu sẽ xác định xem bạn sẽ chỉ mua Toyota trong suốt cuộc đời còn lại hay không.
Thương hiệu được xây dựng từ nhiều yếu tố. Và điều quan trọng trong số này là kinh nghiệm/trải nghiệm sống của thương hiệu. Chiếc xe đó có mang lại lời hứa về độ tin cậy của thương hiệu không? Nhà sản xuất có tiếp tục duy trì các tiêu chuẩn chất lượng đã làm cho chúng không? Nhân viên bán hàng hay thợ máy tại trung tâm dịch vụ có trả lời đúng những điều khách hàng cần hay không?
Marketing tìm kiếm và thúc đẩy người mua. Brand Manager phát triển nhãn hàng mình phụ trách, làm cho người mua trở thành khách hàng trung thành, ủng hộ và thậm chí truyền bá cho nhãn hàng đó. Mọi suy nghĩ, mọi hành động, mọi chính sách, mọi quảng cáo, mọi chiến thuật Marketing đều có tác dụng truyền cảm hứng cho sự trung thành của khách hàng thương hiệu. Và tất cả điều này ảnh hưởng đến doanh thu.
>>> Xem thêm: Những Điều Cơ Bản Về Branding là gì? – Xây Dựng Thương Hiệu
Mức lương của Brand Manager bao nhiêu?
Như đã tìm hiểu về brand manager là gì thì đây là vị trí đóng vai trò quan trọng trong hình ảnh và thương hiệu của doanh nghiệp, mức lương Brand Manager tương đối cao. Mức lương của brand manager còn phụ thuộc vào kinh nghiệm và quy mô công ty mà họ làm việc.
Tuy nhiên, nếu bạn vẫn muốn biết thêm về mức lương của vị trí này, bạn có thể tham khảo mức lương trung bình như sau:
- Lương trung bình: 30.900.000 VNĐ/tháng.
- Mức lương phổ biến: 20.900.000 – 31.300.000 VNĐ/tháng.
- Mức lương thấp nhất: 10.400.000 VNĐ/tháng.
- Mức lương cao nhất: 104.400.000 VNĐ/tháng.
Lộ trình sự nghiệp của một Brand Manager
Trở thành brand manager không có nghĩa là bạn bỏ nhiều tiền chạy một vài quảng cáo trên TV là xong. Thực tế, công việc này vô cùng phức tạp và căng thẳng. Bởi bạn sẽ phải chịu trách nhiệm về mọi thứ có liên quan đến nhãn hàng mình phụ trách. Lộ trình thăng tiến để trở thành brand manager thường mất 4 – 6 năm. Nhanh nhất cũng là 3 năm. Trong thời gian này, bạn sẽ phải tích lũy nhiều kiến thức cũng như các kỹ năng khác nhau.
Con đường thăng tiến của các Brand Manager trong các công ty đa quốc gia nói chung từ thực tập sinh đến Marketing Executive đến Assistant Brand Manager và cuối cùng là Brand Manager.
Vì vậy, bạn nên thực tập khi bạn còn đang đi học để đến khi bạn tốt nghiệp, bạn có thể làm Marketing Executive. Điều này sẽ giúp bạn rút ngắn con đường trở thành nhà Quản lý Thương hiệu.
>>> Xem thêm: Brand Attributes là gì? Tầm quan trọng của Brand Attributes
Kết luận:
Với những chia sẻ chi tiết trên đây, bạn đã hình dung rõ nét về chân dung của một Brand Manager là gì rồi phải không? Để đạt vị trí quản lý, đây sẽ là vị trí này sẽ là nấc thang giúp bạn vươn lên tầm cao mới trong sự nghiệp.
Trang Ami – MarketingAI
Theo Marketing Schools
Bình luận của bạn