cover

Brand code là gì? Cách để xây dựng brand code hiệu quả cho doanh nghiệp

23 Thg 11

Trong thời đại Internet phát triển như ngày hôm nay, brand code (mã thương hiệu hay mã số thương hiệu) đã trở thành một yếu tố quan trọng trong việc tạo nên sự khác biệt cho mỗi doanh nghiệp, mỗi nhãn hàng. Cụ thể, brand code là gì? Làm cách nào để xây dựng brand code hiệu quả cho doanh nghiệp? Tham khảo bài viết dưới đây của Marketing AI để có thêm nhiều kiến thức hữu ích bạn nhé!

Brand code là gì?

Brand code (mã thương hiệu) là phong cách hoặc yếu tố độc quyền của thương hiệu. Nó giúp phân biệt giữa thương hiệu này với thương hiệu khác và là nhân tố giúp người tiêu dùng dễ dàng ghi nhớ hay nhận diện thương hiệu giữa vô vàn những cái tên/biểu tượng (thương hiệu) khác.

Bằng cách xây dựng brand code khác biệt, doanh nghiệp có khả năng gia tăng nhận diện trên thị trường, thu hút khách hàng mua và sử dụng các sản phẩm - dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp.

Brand code (mã thương hiệu) được thể hiện dưới nhiều phương thức khác nhau, đó có thể là: logo (màu sắc, kiểu dáng của logo,...); hoặc cũng có thể là một âm thanh (ví dụ âm mở máy của Macbook ); kiểu chữ; hay mùi hương; hoặc một tuyên bố nào đó;....

Ví dụ:

  • Chữ M màu đỏ khiến khách hàng dễ dàng liên tưởng đến McDonald’s.
  • Tuyên ngôn “Just do it” khiến người ta liên tưởng ngay đến Nike
  • Hoặc mùi hương của Nivea chính là yếu tố tạo nên sự khác biệt cho sản phẩm này.
Brand code là gì?

>>> Xem thêm: Câu chuyện thương hiệu (Brand Story) Sức mạnh chạm tới trái tim khách hàng

Tại sao bạn cần phải có brand code?

Brand code là điều cần thiết phải có ở mỗi thương hiệu:

  • Brand code tạo ra chất riêng giúp phân biệt thương hiệu này với các thương hiệu khác
  • Brand code dạng logo đóng vai trò cung cấp thông tin cho các bên liên quan (quy chuẩn về màu sắc logo, các biến thể, “tông giọng” hay một số cách sử dụng logo tiêu biểu,...).
  • Brand code đưa ra những quy chuẩn trong việc sử dụng các thành tố trong bộ nhận diện thương hiệu, hay phương thức truyền thông của thương hiệu.
  • Brand code tạo nên sự nhất quán cho thương hiệu.
  • Brand code đồng thời cũng là cơ hội cho thương hiệu thể hiện chất riêng của mình, là yếu tố kích thích sự sáng tạo của các nhà quảng cáo/người làm truyền thông thương hiệu.
  • Brand code giúp kết nối cảm xúc, khơi gợi sự liên tưởng về thương hiệu trong tâm trí khách hàng.
  • Brand code có chất riêng giúp tạo nên lợi thế cạnh tranh cho thương hiệu trên thị trường.

Các thành phần của brand code

Brand code được cấu thành từ nhiều các thành phần khác nhau, trong đó bao gồm;

1. Thiết kế - Đồ họa

Thiết kế là hình thức mã hóa thương hiệu dễ nhận thấy nhất. Chúng bao gồm nhiều các yếu tố khác nhau như đồ họa, họa tiết, màu sắc, hình ảnh và một vài nhân tố khác. Đôi lúc, thiết kế cũng sẽ được thể hiện thông qua mùi hương hay âm thanh.

Các thành phần của brand code

2. Tông giọng

Một số thương hiệu chọn cách thể hiện brand khác biệt so với số đông còn lại, đó là sử dụng tông giọng. Việc sử dụng brand code kiểu này không hề đơn giản, thậm chí tốn kha khá thời gian và công sức để có thể thiết lập nên tông giọng “riêng” và làm cho tông giọng đó trở nên quen thuộc với những người tiếp nhân.

Ví dụ như Burger King đã rất nỗ lực để tạo ra giọng điều độc đáo của mình. Họ đã sử dụng lối thể hiện hài hước trong mỗi chiến dịch quảng cáo của mình với tông giọng vui vẻ và dí dỏm. Điều này khác hoàn toàn với cách MacDonald's - đối thủ của họ thể hiện.

3. Giá trị doanh nghiệp

Bên cạnh việc bán các sản phẩm - dịch vụ, doanh nghiệp cũng đồng thời mang đến những giá trị riêng cho khách hàng của mình. Và làm cách nào để người ta nhớ đến doanh nghiệp với những giá trị họ mang tới chứ không chỉ là những sản phẩm hay dịch vụ? Điều này phải nhờ đến brand code.

Ví dụ trong chiến dịch quảng bá của mình Nike đã ra truyền đi thông điệp “Chỉ cần bạn có 1 cơ thể, bạn đã là 1 vận động viên”. Điều này đã đi ngược lại hoàn toàn so với các chiến dịch trước đây của Nike vốn chỉ tập trung vào những người nổi tiếng là những vận động viên chuyên nghiệp. Tuyên bố mới này cho người dùng thấy được rằng, chẳng cần là một vận động viên chuyên nghiệp, bạn cũng có thể trải nghiệm các sản phẩm từ Nike và thể hiện “chất vận động viên” trong mình.

Cách xây dựng brand code hiệu quả

Để xây dựng brand code hiệu quả cho doanh nghiệp, bạn cần chú tâm vào một số điểm sau:

1. Tìm kiếm các yếu tố có khả năng tạo brand code

Trước tiên cần phải đặt ra và trả lời câu hỏi “Thương hiệu của tôi có gì độc đáo?”.

Tiếp đó hãy tìm ra một hoặc nhiều yếu tố trong thương hiệu của bạn có sự khác biệt với các thương hiệu khác.

Sau đó, thử suy nghĩ về những yếu tố liên quan đến thương hiệu như đồ họa, màu sắc, logo, âm thanh hay mùi hương xem có thể khai thác chúng thành brand code riêng hay không.

Cách xây dựng brand code hiệu quả

2. Xây dựng brand code thông qua yếu tố màu sắc

Một bảng màu độc đáo có thể giúp thương hiệu của bạn được nhận dạng nhanh chóng. Bạn có thể kết hợp màu sắc chưa từng sử dụng trước đây để liên kết với logo và quảng cáo của mình. Không nhất thiết là phải tuân theo các quy định, chọn 2 tới 3 màu. Việc của bạn là chọn ra những gam màu ấn tượng và thể hiện nó thật thú vị.

Dễ thấy nhất trong ví dụ của Tiffany & Co. Họ đã thiết kế lên màu sắc riêng của mình và đăng ký nhãn hiệu cho nó, được gọi là “Tiffany Blue”. Vì đã đăng ký nên chỉ hãng mới được sử dụng mà này cho thương hiệu của mình.

Xây dựng brand code thông qua yếu tố màu sắc

3. Xây dựng brand code dựa trên những lập trường và quan điểm riêng

Nếu thương hiệu của bạn có những lập trường, quan điểm mạnh mẽ trong ngành, hãy biến nó thành brand code của mình. Đôi khi những quan điểm gây tranh cãi lại khiến thương hiệu của bạn được mọi người nhớ tới nhiều hơn. Điều này ít có đối thủ làm được do lo ngại những ý kiến trái chiều khi đưa ra quan điểm.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý việc đưa ý kiến, quan điểm cần phải phù hợp với nhóm đối tượng mục tiêu bạn hướng đến. Vì suy cho cùng, mục tiêu của bạn vẫn là thu hút sự theo dõi của bạn

Bài học đắt giá từ những case thành công về brand code

Điểm qua hàng loạt các tên tuổi lớn, không thiếu các case thành công về brand code mà chúng ta có thể nhớ mặt đặt tên:

Coca - cola

Sự kết hợp hài hòa giữa hai tone màu đỏ và trắng, phông chữ viết tay tạo hình chai từ lâu đã đi sâu vào “tâm thức” của người dùng trên toàn thế giới, để rồi khi chỉ cần lướt qua người ta cũng nhớ ngay đến tên gọi Coca-cola chỉ trong tích tắc.

Bài học đắt già từ những case thành công về brand code

Apple

Apple là một ví dụ điển hình cho việc xây dựng brand code thành công. Trong đó, brand code của Apple được thể hiện rõ nhất ở thiết kế logo quả táo ấn tượng với gam màu đơn sắc; sản phẩm thanh thoát, sang trọng trong từng đường nét.

Apple là một ví dụ điển hình cho việc xây dựng brand code thành công

Nike

Thương hiệu thể thao Nike cũng là một ví dụ điển hình của việc xây dựng brand code thành công. Đầu tiên phải kể đến là logo của Nike - dạng logo “swoosh”. Mặc dù có hình dạng khá đơn giản nhưng logo của Nike mang trong mình khá nhiều ý nghĩa. Trong đó. Swoosh được mô tả như âm thanh của cây viết khi bạn đặt xuống và viết một đường phẩy. Hình dạng dấu phẩy nằm ngang và chuyển hướng lên gợi cảm giác chuyển động nhanh và linh hoạt, đúng như những gì mô tả về giá trị các sản phẩm Nike mang tới.

Nike cũng là một ví dụ điển hình của việc xây dựng brand code thành công

>>> Xem thêm: 3 cách xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp ít tốn kém nhất

Tạm kết:

Trên đây là tổng hợp các kiến thức chia sẻ về brand code là gì và cách để xây dựng brand code hiệu quả cho mỗi doanh nghiệp. Có thể thấy rằng, brand code (mã thương hiệu) là yếu tố quan trọng thể hiện tính cách thương hiệu, giúp khẳng định chất riêng và tăng lợi thế cạnh tranh cho thương hiệu đó trên thị trường. Nếu là chủ một doanh nghiệp hoặc đang sở hữu một thương hiệu nào đó, đừng quên ứng dụng những kiến thức chia sẻ trên đây để xây dựng cho mình những brand code ấn tượng bạn nhé.

TAGS:

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.