cover

Audit Website là gì? Hướng dẫn quy trình chuẩn giúp SEOer audit website hiệu quả

28 Thg 10

Audit website là thuật ngữ quen thuộc trong SEO, được ứng dụng trong hầu hết các doanh nghiệp nhằm mục đích tối ưu hoá các hoạt động truyền thông số. Cụ thể, audit website là gì? Quy trình audit website phải đi qua mấy bước? Hãy cùng Marketing Ai khám phá kiến thức hữu ích này thông qua bài viết dưới đây!

Audit Website là gì?

Audit website là việc rà soát, kiểm tra, đánh giá tình trạng website xem nó tối ưu hay chưa, đồng thời cập nhật thêm các hoạt động digital marketing của doanh nghiệp, hay tổ chức, cá nhân.

Các vấn đề cần quan tâm trong audit website gồm: SEO Onpage, SEO Off Page, UI/UX, Xu thế thị trường, xu hướng thị trường,....Từ đây, doanh nghiệp/tổ chức sẽ có thể phát hiện ra những thiếu sót trong hoạt động marketing trên nền tảng số của mình và có những phương án điều chỉnh kịp thời nhất.

Audit Website là gì?

>>> Xem thêm: Content Audit là gì? Trọn bộ công cụ và hướng dẫn thực hiện Content Audit cho người mới bắt đầu

Ý nghĩa của Audit Website đối với SEO là gì?

Audit website đóng vai trò quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp và đối với bản thân những người làm tiếp thị.

1. Ý nghĩa của audit website đối với doanh nghiệp:

  • Đánh giá về hiệu quả hoạt động website .
  • Theo dõi sát sao các chỉ số quan trọng website như: CTR, tỷ lệ chuyển đổi, tỷ lệ thoát trang, thời gian trên trang, tốc độ load trang,...
  • Nắm rõ mức ngân sách đã được chi tiêu như thế nào đối với các hoạt động chung của Marketing và SEO.
  • Là cơ sở để đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên, phòng ban.

2. Ý nghĩa của audit website đối với marketer:

  • Hỗ trợ theo dõi nhanh chóng tiến trình phát triển của website thông qua các số liệu, bảng biểu
  • Là nền tảng để đánh giá và so sánh với các chỉ số KPI, từ đó hoàn thiện bộ đánh giá KPI toàn diện nhất
  • Hỗ trợ theo dõi hiệu quả hoạt động của website, kịp thời phát hiện lỗi để khắc phục kịp thời
  • Là cơ sở để đánh giá hiệu quả toàn bộ chiến dịch SEO
  • Audit website cũng giúp marketer hiểu được chính xác khách hàng mục tiêu là ai, từ đó có hướng tiếp cận phù hợp với xu thế thị trường
  • Là cơ sở để xây dựng nguồn dữ liệu cho các dự án sau này.
Ý nghĩa của Audit Website đối với SEO là gì?

Khi nào nên thực hiện SEO Audit?

Audit website nên được thực hiện trong 3 giai đoạn chính:

1. Khi thực hiện dự án mới

Trước khi bắt tay vào một dự án hay một kế hoạch, SEOer cần phải có cái nhìn tổng quan nhất về môi trường và doanh nghiệp. Trong đó, bước SEO audit cho website là điều cần thiết phải thực hiện để có sự rà soát và đánh giá chính xác “sức khoẻ” website trước khi thực hiện các chiến lược Marketing khác.

2. Giai đoạn đầu mỗi quý trong năm

Thực hiện SEO audit vào đầu mỗi quý sẽ giúp các Marketer nắm rõ được hiệu suất SEO của quý trước. Qua đó giúp đưa ra các giải pháp tối ưu hơn cho quý tiếp theo.

3. Trường hợp website xuất hiện các hiện tượng bất thường

Thông qua SEO audit, các SEOer sẽ nhận biết được tình trạng hoạt động của website. Tuy nhiên, cũng không nên quá tập trung vào công tác này, nếu website của bạn chưa quá lớn về mặt quy mô. Thay vào đó, cần có sự phân bổ nguồn lực hợp lý cho các các công việc khác quan trọng hơn.

Ngược lại, đối với các website từ tầm trung trở lên, công tác SEO audit nên được đặc biệt coi trong. Cần sát sao liên tục trong việc theo dõi tình trạng website. Trường hợp phát hiện những bất thường như sụt giảm lượng truy cập, không ra chuyển đổi, bạn cần audit website để rà soát các lỗi website đang gặp phải.

Khi nào nên thực hiện SEO Audit?

Hướng dẫn quy trình các bước audit website hiệu quả

Quy trình audit website được thực hiện theo các bước cơ bản như sau:

Bước 1: Đánh giá hiệu suất hoạt động của website

Trước tiên, cần đánh giá tình hình hoạt động của website và hiệu quả điều hướng người dùng của website đó. Trong đó, cần lưu ý các yếu tố như:

  • Thông tin chính được sắp xếp khoa học, hợp lý.
  • Thiết kế, bố cục trang đơn giản, trang không bị chèn quảng cáo quá dày. Bố trí CTA hoặc liên kết trang hợp lý.
  • Các dưỡng dẫn trên trang nổi bật, dễ truy cập.
  • Tốc độ load trang nên được tối ưu ở ngưỡng tốt nhất, tránh trường hợp bị trang bị tải chậm gây rắc rối cho người dùng.

Bước 2: Đánh giá SEO website

Ngoài việc đánh giá hiệu suất, bạn cũng cần quan tâm đặc biệt đến hiệu quả SEO web, Trong đó, tập trung mạnh vào nội dung, xây dựng nội dung hữu ích để tăng độ tin cậy cho website.

Bên cạnh đó, cũng cần kiểm tra nội dung SEO Onpage bao gồm xem xét, phân tích và đánh giá mức độ hiệu quả của các từ khoá và các yếu tố SEO Onpage, đảm bảo từ khóa xuất hiện ở những vị trí hợp lý.

Bước 3: Đánh giá các yếu tố kỹ thuật của website

Để thực hiện audit website, bạn cần thực hiện bước đánh giá tiếp theo liên quan đến các yếu tố kỹ thuật như:

  • Giao diện xem website đã được thiết kế responsive chưa
  • Web có bị lỗi không
  • Có URL nào bị hỏng hay bị cản trở về mặt điều hướng/truy cập không,...
  • Website có đang nằm trong vùng phạt của Google không
  • Website đã thực hiện đăng ký Google search console chưa
  • Website đã chèn mã từ Google Analytics chưa
  • Website đã có chứng chỉ SSL chưa
  • Trang web đã được tối ưu hoá file sitemap.xml, file robots.txt chưa,...
  • Sau khi đã tìm ra lỗi, hãy sử dụng các công cụ để khắc phục lỗi và tối ưu lại web.

Bước 4: Cải thiện tỷ lệ chuyển đổi trên website

Nhiều trường hợp website đã được tối ưu về mặt nội dung và có sự gia tăng về lượt truy cập song tỷ lệ chuyển đổi vẫn chưa thực sự tối ưu. Lúc này, bạn cần thực hiện bước thứ 4 đó là tối ưu lại CTAs và trang đích để cải thiện tỷ lệ chuyển đổi.

>>> Xem thêm: Nắm lòng 10 bước SEO Audit để cải thiện thứ hạng trang web

Các công cụ hỗ trợ Audit Website SEOer không thể không biết

Với sự phát triển không ngừng của công nghệ, hàng loạt các công cụ hiện đại đã ra đời, hỗ trợ nhiều hơn cho các SEOer trong việc audit website. Dưới đây là một số công cụ không thể không nhắc đến:

1. SEOPtimer

SEOPtimer là công cụ audit website ưu việt, cho phép người dùng xem xét tình trạng website một cách dễ dàng, toàn diện. Thông qua SEOPtimer, bạn có thể phát hiện nhanh chóng các vấn đề của web và đưa ra phương án xử lý kịp thời.

SEOPtimer là công cụ audit website ưu việt

2. Raven Tool

Raven Tool tập trung vào các yếu tố kỹ thuật và kiểm toán trang. Raven Tool cho phép các nhà quản trị theo dõi thứ hạng web, cập nhật báo cáo nhanh tức thời về tình hình hoạt động của trang. Với Raven Tool, SEOer có thể sử dụng để nghiên cứu đối thủ, nghiên cứu từ khoá, phân tích backlink và đề ra chiến lược SEO.

3. My Site Auditor

Bằng cách nhúng My Site Auditor vào website, SEOer có thể thực hiện theo dõi và đánh giá hiệu suất hoạt động của website. Tính năng này được phân bổ từ cơ bản đến nâng cao, tuỳ thuộc theo yêu cầu SEOer đưa ra.

4. WooRank

WooRank là công cụ audit website được sử dụng rộng rãi bởi các SEOer. Công cụ này vừa giúp kiểm tra về độ chuẩn SEO của web, đồng thời có thể chấm điểm độ chuẩn SEO của web (trên thang điểm 100). WooRank cũng có khả năng cung cấp báo và đưa ra nhận xét tổng quan về website cho các nhà quản trị nhanh chóng.

Cần chú ý gì trong Website Auditor?

Để hoạt động audit website diễn đạt hiệu quả, bạn cần lưu ý các điều nên làm và nên tránh dưới đây:

1. Những điều nên làm khi tiến hành audit website

  • Thực hiện audit website một cách toàn diện bằng cách kiểm tra những thành phần dù là nhỏ nhất như cấu trúc web, nội dung bài viết hay yếu tố SEO Onpage/SEO Offpage.
  • Khi SEO audit cần liên kết các vấn đề để xác định rõ các sự cố đang làm ảnh hưởng xấu đến quá trình SEO web cũng như các kết quả, mục tiêu và mức doanh thu mong muốn đạt được.
  • Áp dụng các biện pháp khắc phục để cải thiện tình hình hoạt động của website, tối ưu hoá công cụ tìm kiếm và thứ hạng website trên trang tìm kiếm.
  • Sau khi thực hiện quá trình audit, cần xây dựng kế hoạch với lộ trình cụ thể, rõ ràng và đảm bảo tính khả thi. Cần xây dựng những hướng đi đúng đắn trong tương lai cho các hoạt động phát triển web.
Những điều nên làm khi tiến hành audit website

2. Những điều không nên làm khi thực hiện audit SEO

  • Không nên thực hiện audit web kiểu nóng vội, qua loa. Cần dành nhiều thời gian kiểm tra từng khía cạnh để tìm ra nguyên nhân cốt lõi làm ảnh hưởng đến website Thời gian audit web có thể kéo dài từ 2 đến 6 tuần tuỳ thuộc vào quy mô mỗi web.
  • Sau khi phát hiện ra vấn đề, cần phải đưa ra hướng giải quyết tốt nhất. Tuy nhiên trước tiên phải trao đổi với chủ sở hữu web để chủ web nắm rõ. Tránh cắt bước, gây tranh cãi về sau.
  • Tuyệt đối không áp dụng chuẩn SEO audit cho mọi web.
  • Không nên sử dụng lãng phí nguồn lực. Thay vào đó cần nghiên cứu, đánh giá kỹ càng để có sự phân bổ hợp lý nguồn nhân lực, vật lực hợp lý, đảm bảo phù hợp với quy mô, mục đích và lĩnh vực hoạt động của website đó.

Tạm kết:

Trên đây là những thông tin chia sẻ về audit website là gì và quy trình chuẩn các bước audit website hiệu quả. Có thể thấy, audit website là nhiệm vụ cần thiết đối với mọi doanh nghiệp, tổ chức. Audit web giúp rà soát và phát hiện lỗi website nhanh chóng, từ đó giúp nhà quản trị đưa ra hướng xử lý kịp thời, tối ưu lại hoạt động của trang trên các công cụ tìm kiếm.

TAGS:

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.