#1. Phá vỡ khuôn mẫu thương hiệu, sẵn sàng thử nghiệm những cá tính mới
Trong marketing, sự nhất quán của thương hiệu là một trong số những yếu tố mà các nhà tiếp thị thường xuyên nhắc tới. Tuy nhiên, đối với truyền thông mạng xã hội ngày nay, tính chất quán chưa chắc đã là một hướng đi đúng đắn cho thương hiệu.
Trong những năm vừa qua, có thể thấy rất nhiều thương hiệu đang ngày càng nới lỏng tính nhất quán của mình, bỏ qua các chiến lược tiếp thị truyền thống và sẵn sàng thể hiện những cá tính đặc biệt của thương hiệu trên mạng xã hội. Ví dụ, như thương hiệu bia Heineken đã sẵn sàng tôn vinh những cái tên viết sai của thương hiệu mà người tiêu dùng thường hay gọi trong chiến dịch kỷ niệm 150 năm, hay Coca-Cola đã sẵn sàng bóp méo logo mang tính biểu tượng của mình trong chiến dịch Recycle Me.
Việc mạnh dạn thể hiện những khía cạnh cá tính mới chưa từng xuất hiện của thương hiệu tạo nên sự tò mò, hứng thú và bầu không khí vui vẻ, giải trí cho người tiêu dùng trên mạng xã hội. Theo báo cáo của Hootsuite, gần 1/2 nhà tiếp thị cho rằng hơn 60% nội dung trên mạng xã hội nhằm mục đích giải trí, giáo dục hoặc thông tin cho người tiêu dùng mà không quảng cáo trực tiếp. Và 1/4 nhà tiếp thị cho rằng 80 đến 100% nội dung mạng xã hội mang tính chất giải trí.
Vì vậy, để chinh phục mạng xã hội trong năm 2015, hãy bước ra khỏi vùng an toàn của thương hiệu, thử nghiệm những nội dung lệch chuẩn so với câu chuyện, hình ảnh mà thương hiệu luôn theo đuổi để gây sự chú ý với người tiêu dùng.
>>> Tìm hiểu thêm: 12 Hình mẫu thương hiệu - Chạm đúng cảm xúc khách hàng
#2. Comment “Dạo” trở thành chiến lược thú vị mới
Khi lướt một vòng mạng xã hội trong thời gian gần đây, bạn sẽ bắt gặp một hiện tượng khá thú vị, đó là sự xuất hiện của các thương hiệu trong phần bình luận ở bài đăng của những người nổi tiếng hay thậm chí là những người dùng bình thường. Nhiều thương hiệu đã sử dụng tài khoản chính thức của mình để bình luận, tham gia vào các cuộc thảo luận về các chủ đề trên mạng xã hội giống như một người dùng bình thường. Điều đáng ngạc nhiên là những bình luận này đôi khi còn có lượt tương tác ấn tượng hơn so với các bài đăng chính thức trên trang của thương hiệu.
Trên thực tế, đây là một chiến lược tiếp cận người tiêu dùng rất thông minh, khéo léo và không tốn quá nhiều chi phí cho các thương hiệu. Khi để lại bình luận dưới các bài đăng của người nổi tiếng hay những bài đăng viral trên mạng xã hội, thương hiệu có thể tiếp cận và làm thân với rất nhiều người tiêu dùng mới. Bởi những bình luận này mang lại một cảm giác gần gũi, thân thiện và giống như một người thật hơn là một thương hiệu mang tính chất thương mại. Đó là lý do các bình luận này có khả năng thu hút và dễ dàng kích thích người tiêu dùng tương tác hơn cả những bài đăng quảng cáo của thương hiệu trên trang cá nhân của mình.
Đây cũng là cách để thương hiệu tiếp cận với người nổi tiếng và tạo dựng mối quan hệ hợp tác bền vững với họ. Báo cáo cho thấy, khi người sáng tạo trả lời bình luận của thương hiệu, lực tương tác có thể cao hơn tới 1,6 lần tương tác trung bình của thương hiệu.
Vậy, thương hiệu nên comment “dạo” như thế nào?
Có hai yếu tố giúp một bình luận của thương hiệu có thể tiếp cận được nhiều người tiêu dùng nhất, đó là: Tính kịp thời và độ dài của bình luận. Thương hiệu nên bình luận những bài viết mới được đăng tải. Bởi lẽ, các nội dung sẽ chỉ nằm trong mục xu hướng một khoảng thời gian nhất định, lượng tương tác thường sẽ giảm đi đáng kể khi bình luận vào một bài đăng đã qua 24 giờ. Về độ dài, bình luận từ 10 đến 99 ký tự, bao gồm cả những biểu tượng cảm xúc sẽ là loại bình luận phù hợp nhất cho thương hiệu.
#3. Social listening sẽ dẫn dắt các chiến dịch Viral Marketing
Social Listening trở thành một công cụ không thể thiếu trên mạng xã hội
Từ trước đến nay, truyền thông trên mạng xã hội thường không tập trung nhiều vào ROI, bởi khả năng chuyển đổi khá khó khăn. Tuy nhiên, sự xuất hiện của các công cụ social listening đã thay đổi hoàn toàn chiến lược truyền thông mạng xã hội của các thương hiệu hiện nay.
Không còn phụ thuộc vào những con số phù phiếm, không rõ ràng như lượt chia sẻ, lượt thích, theo dõi, các công cụ social listening cho phép thương hiệu thực sự thấu hiểu những gì đang xảy ra đối với chính mình và người tiêu dùng. Từ những cuộc thảo luận của người tiêu dùng về thương hiệu, cảm xúc của người dùng với các sản phẩm, hoạt động truyền thông, cho tới thông tin về các đối thủ cạnh tranh,... Từ đó, thương hiệu có thể cải thiện chiến lược và đặc biệt là phòng ngừa những khủng hoảng truyền thông có thể xảy ra ngay từ khi nó đang nhen nhóm.
Hiện tại, có tới 62% các nhà tiếp thị trên mạng xã hội đang sử dụng các công cụ social listening. Trong đó, tỷ lệ khảo sát trên các nền tảng mạng xã hội đều cho thấy những thương hiệu đang sử dụng công cụ social listening có sự tự tin hơn về chỉ số chuyển đổi ROI của họ so với những thương hiệu không sử dụng.
Dẫn dắt các chiến dịch Viral Marketing
Trước đây, các nhà tiếp thị thường có quan điểm phải nắm bắt mọi xu hướng đang viral trên các trang mạng xã hội. Dần dần, những nỗ lực bắt trend mù quáng này dẫn tới một hiện trạng đáng buồn đó là các thương hiệu điên cuồng bon chen chạy theo những xu hướng hot mà bỏ quên sự phù hợp với thương hiệu và tính thời điểm của xu hướng. Và kết quả để lại là những cái nhìn tiêu cực từ phía người tiêu dùng vì thương hiệu bắt trend vô duyên, lỗi thời. Báo cáo thực tế cho thấy, thái độ của người tiêu dùng đối với các chiến dịch tiếp thị viral của thương hiệu trong năm 2024 đã trở nên khá tệ.
>>> Bạn có thể quan tâm: 21 Dự đoán về Social Marketing năm 2025
Vậy, thương hiệu có nên chạy theo xu hướng trong năm 2025?
Trên thực tế, lỗi không nằm ở các xu hướng mà đến từ việc các thương hiệu lựa chọn xu hướng, cũng như thời điểm nắm bắt và tận dụng xu hướng đó. Mặc dù không thích việc thương hiệu bắt trend quá đà, nhưng người tiêu dùng lại rất yêu thích các thương hiệu tham gia vào những khoảnh khắc về văn hóa, về xã hội trên mạng xã hội. Nó khiến thương hiệu thể hiện sự thấu hiểu, trở nên gần gũi và thân thuộc hơn với người tiêu dùng.
Trong đó, những công cụ Social Listening - social listening cũng sẽ là một trợ thủ rất đắc lực trong việc nắm bắt xu hướng này. Trước đây, các thương hiệu thường nắm bắt xu hướng khá trễ, bởi khi xu hướng đã đạt đỉnh viral thì các marketer mới kịp nhận biết và tới khi chiến dịch được công bố thì xu hướng đó đã ở giai đoạn thoái trào.
Social Listening sẽ giúp thương hiệu khắc phục vấn đề này. Các công cụ Social Listening sẽ cho thương hiệu biết một xu hướng đang giai đoạn nào của quá trình phát triển: Đỉnh điểm, đang thoái trào hay vẫn còn tiềm năng phát triển tới đỉnh cao mới. Từ đó giúp thương hiệu xác định được thời điểm để bắt trend hiệu quả.
Hiện nay, đã có tới 1/3 thương hiệu sử dụng các công cụ social listening để cập nhật các xu hướng truyền thông xã hội và 31% người dùng các công cụ này cho biết họ chủ yếu sử dụng để phân tích những xu hướng văn hóa của người tiêu dùng. Vì vậy, sử dụng các công cụ social listening và tận dụng các xu hướng văn hóa trên mạng xã hội sẽ là hai yếu tố quan trọng giúp thương hiệu chinh phục các nền tảng này trong năm tới.
Ngoài ra, thực hiện các chiến dịch cũng nên định nghĩa lại về các chiến dịch viral marketing. Thay vì cố gắng lên xu hướng trong một cộng đồng lớn, thương hiệu có thể tập trung để tạo ra những chiến dịch viral trong một cộng đồng văn hóa có quy mô nhỏ hơn. Từ đó tác động tới những đối tượng mục tiêu đặc thù hơn, nhưng mang lại hiệu quả chuyển đổi cao hơn cho chiến dịch.
#4. Sử dụng AI trở thành hoạt động thường niên
Không còn lo ngại về AI như trước, 69% nhà tiếp thị hiện nay nhận thấy AI là công nghệ mang tính cách mạng và có thể tạo ra cơ hội việc làm. Vì vậy, việc sử dụng AI để tạo ra các nội dung truyền thông trên mạng xã hội cũng đã tăng vọt trong thời gian vừa qua.
Theo nghiên cứu chỉ ra rằng, các thương hiệu nên tạo ra từ 48 đến 72 bài đăng mỗi tuần trên nhiều nền tảng. Bởi vậy, sự hỗ trợ của AI đã trở thành cánh tay phải đắc lực cho các thương hiệu trong thời gian vừa qua.
Trong đó, những ứng dụng phổ biến nhất của AI vẫn phải kể đến như:
- Chỉnh sửa và tối ưu nội dung
- Tạo một nội dung từ đầu
- Sửa đổi và viết lại nội dung
- Phát triển ý tưởng mới
- Chỉnh sửa và sửa đổi hình ảnh
- Tạo hình ảnh
Đặc biệt, có thể thấy những ứng dụng của AI trong mảng chỉnh sửa hình ảnh đã tăng trưởng rất đột phá trong năm vừa qua, cho thấy khả năng của công cụ này trong lĩnh vực hình ảnh càng ngày càng tăng cao.
>>> Đọc thêm: Xu hướng tiếp thị năm 2025
Lời kết:
Nhìn chung, trong năm 2025, các thương hiệu nên bước ra khỏi những khuôn mẫu thường thấy, sẵn sàng thử nghiệm những tính cách thương hiệu độc mới trên mạng xã hội. Đặc biệt, thương hiệu cũng có thể hóa thân thành một người dùng mạng xã hội và “bình luận dạo” trên những nội dung viral, hoặc nội dung từ người nổi tiếng. Chiến thuật rất đơn giản này lại đang giúp cho thương hiệu tiếp cận rất nhiều người tiêu dùng mới và trở nên gần gũi hơn với người tiêu dùng.Ngoài ra, Social Listening cũng sẽ là một công cụ được ưa chuộng hơn trong năm 2025, giúp thương hiệu nắm bắt xu hướng chính xác, xây dựng kế hoạch truyền thông đúng trọng tâm và phòng ngừa khủng hoảng.
Tham khảo: Hootsuite
Bình luận của bạn