Nghệ thuật bán hàng là gì?
Nghệ thuật bán hàng là quá trình sử dụng các kỹ năng và chiến lược để thuyết phục khách hàng mua sản phẩm và dịch vụ. Thông qua nghệ thuật bán hàng, người bán có thể giao tiếp hiệu quả, tạo niềm tin và giá trị cho khách hàng.
Với những người có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực kinh doanh, họ có thể nắm bắt tâm lý của khách hàng một cách dễ dàng hơn. Họ hiểu rõ khách hàng và nắm bắt được những yếu tố quyết định của người mua, từ đó có thể dễ dàng thuyết phục khách hàng. Trong khi đó, đối với những người mới bắt đầu vào công việc bán hàng, do thiếu kinh nghiệm việc nắm bắt tâm lý của khách hàng có thể mất khá nhiều thời gian để đạt được đơn hàng. Thậm chí, đơn hàng đó có thể rơi vào tay người khác hoặc đối thủ cạnh tranh.
Vì vậy, hãy rèn luyện các kỹ năng cần thiết và nắm vững nghệ thuật bán hàng, bạn sẽ trở thành người chủ động đưa đơn hàng về theo đúng quy trình mà bạn mong muốn và không bỏ lỡ cơ hội mang lại doanh số cho bản thân và nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp.
>>> Xem thêm: Upsell là gì? Những điều bạn cần biết về nghệ thuật bán hàng đỉnh cao này
Lợi ích khi áp dụng nghệ thuật bán hàng vào kinh doanh
Việc áp dụng nghệ thuật bán hàng trong kinh doanh đem lại những lợi ích quan trọng cho người bán hàng cũng như doanh nghiệp.
1. Tăng tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng
Mục đích cuối cùng sau những nỗ lực bán hàng của người kinh doanh đó chính là chốt đơn hàng thành công. Với những người bán hàng chuyên nghiệp, khi áp dụng kỹ năng bán hàng đỉnh cao, việc “chốt đơn hàng thành công” trở nên dễ dàng và nhanh chóng. Bằng cách thuyết phục khách hàng đang chần chừ, phân vân, họ sẽ đưa ra quyết định tin tưởng mua hàng nhanh hơn. Điều này giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực tế hiệu quả hơn.
2. Mang lại lợi nhuận bền vững
Những nhân viên được trang bị nghệ thuật bán hàng luôn biết cách xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng. Điều này giúp họ tiết kiệm chi phí chăm sóc khách hàng và giữ chân khách hàng hiệu quả. Mỗi khách hàng có nhu cầu sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ, họ sẽ nghĩ ngay đến doanh nghiệp của bạn. Điều này giúp doanh nghiệp có một nguồn thu ổn định từ khách hàng thân thiết và trung thành.
Ví dụ về nghệ thuật bán hàng
Một ví dụ điển hình về thương hiệu đã áp dụng thành công nghệ thuật bán hàng đó chính là Apple. Với một chuỗi cửa hàng toàn cầu và doanh thu hàng tỷ đô hàng năm, Apple đã tạo ra một mô hình bán hàng độc đáo dựa trên sự sáng tạo và trải nghiệm của người dùng.
Đầu tiên, Apple không chỉ mang đến những sản phẩm điện tử thông thường, mà còn không ngừng đổi mới và đưa ra những sản phẩm độc đáo như iPhone, iPad, MacBook và Apple Watch. Chiến lược phát hành sản phẩm mới và cập nhật phần mềm thường xuyên giúp sản phẩm luôn duy trì sức hút và theo kịp xu hướng công nghệ. Mặc dù không hướng đến chiến lược giá thấp, apple đặt giá sản phẩm ở mức cao với cam kết về chất lượng và giá trị. Điều này khiến cho khách hàng luôn sẵn sàng chi trả cho các sản phẩm của “nhà táo”.
Thứ hai, không chỉ tập trung vào việc tạo ra các sản phẩm, Apple luôn lắng nghe và phản hồi người dùng nhanh nhất để nâng cao sản phẩm và dịch vụ của mình. Ngoài ra, các cửa hàng Apple đều được thiết kế mở, cửa sổ rộng, không gian sạch sẽ và thân thiện với khách hàng, tạo ra môi trường mua sắm thoải mái và hiện đại.
Một số nghệ thuật bán hàng đỉnh cao giúp bạn chốt đơn hiệu quả
Trong vòng hơn mười năm qua, Walmart đã trở thành ông vua bán lẻ có doanh thu lớn nhất thế giới. Theo Supply Chain Digest, Walmart vận hành hơn 11.000 cửa hàng ở 27 quốc gia trên thế giới với doanh thu hơn 500,3 tỉ đô la. Và một trong những lý do chủ chốt phía sau sự thành công đó là nghệ thuật bán hàng rất đáng học hỏi của Walmart.
1. Phạm vi hoạt động rộng lớn và đáp ứng mọi phân khúc khách hàng
Walmart đã có thể chiếm được thị phần rất lớn bằng cách bán hầu hết mọi thứ và hầu như ở khắp mọi nơi. Công ty luôn cố gắng để đáp ứng nhu cầu của các phân khúc khác nhau trong thị trường. Có rất nhiều loại cửa hàng, mặt hàng tương đương với từng phân khúc khác nhau như cửa hàng giảm giá, Siêu thị Walmart, nhà kho của Sam's Club (bán các mặt hàng số lượng lớn) và thị trường lân cận.
Theo quan sát của Charles Fishman, 90% người Mỹ sống trong vòng 15 dặm của ít nhất một cửa hàng Walmart. WalMart giống như đại gia bán lẻ toàn năng, từng bước thâm nhập vào thị trường của mỗi dân cư, trong cuộc sống của khách hàng. Từ đó, khả năng khách hàng đến mua tăng đều đặn theo doanh số của công ty. Trong những năm đầu Walmart trung thành với chiến lược mở rộng lạc hậu, mở cửa hàng ở các thị trấn nhỏ, nông thôn trước khi vào khu vực đô thị.
Điều này dẫn đến chi phí hoạt động thấp hơn, và đảm bảo rằng địa điểm tất cả các cửa hàng là chỉ trong vòng hơn một trăm dặm của trung tâm phân phối, về cơ bản là để tiết kiệm chi phí và tránh sự thiếu hụt hàng hóa. Sau khi có đủ điều kiện kinh doanh, Walmart mới lan rộng ra toàn thế giới. Khối lượng lớn các mặt hàng cho phép Walmart tạo ra lợi nhuận đáng kể, ngay cả trong trường hợp lợi nhuận từng mặt hàng đơn lẻ có thể ít hơn so với các đối thủ cạnh tranh.
Quản lý chuỗi cung ứng dựa trên sản phẩm điện tử hiện đại nhất
Hệ thống quản lý chuỗi cung ứng của Walmart được coi là hiện đại bâc nhất thế giới. WalMart là nhà tiên phong trong việc thu thập thông tin điện tử chi tiết về sản phẩm để chuyển tiếp tới cơ sở dữ liệu chung. Mục tiêu của Walmart là để làm chủ thế giới hàng hóa rộng lớn mà Walmart đang quản lý, từ đó đưa ra cơ sở cho những mặt hàng thiết yếu, bao nhiêu là đủ, và khi nào khách hàng cần đến sản phẩm ấy.
Trong 8 tháng đầu năm 2005, Walmart cho biết đã giảm 16% hàng hóa tồn kho tại các cửa hàng được trang bị thiết bị hiện đại RFID. Công nghệ RFID cho phép Wal-mart kiểm soát được hàng hóa khi chúng được chuyển từ trung tâm phân phối vào các xe tải để vận chuyển đến các cửa hàng.
Walmart cũng sử dụng đội tàu vận tải đường bộ của riêng mình vào quá trình vận hành. Người vận tải phải có ba năm kinh nghiệm với 250.000 dặm lái xe. Việc vận dụng đội tàu của riêng mình giúp Walmart không cần đến bên thứ ba vận chuyển, do đó tiết kiệm chi phí hơn nhiều. Đến năm 1989, chi phí phân phối của Walmart là 1,7% doanh số bán hàng, nghĩa là ít hơn một nửa chi phí của Kmart, và chỉ bằng một phần ba những gì Sears (SHLD) đã chi tiêu - theo Arkansas Business.
>>> Xem thêm: Chiến lược Marketing của Walmart: Yếu tố tạo nên tập đoàn bán lẻ số 1 thế giới
Kiếm soát mọi chi phí vận hành
Tiếp tục mô hình Walton được thành lập với chi phí thấp, Walmart kiểm soát mọi chi phí vận hành của công ty. Trong suốt nhiều thập kỷ kinh doanh, tỷ lệ chi phí vận hành trên doanh số bán hàng của Walmart luôn ở mức cực kì thấp, so với thị trường. Những tỉ lệ này chỉ xấp xỉ 2%.
Tuy nhiên, điều đáng chú ý là mô hình này - được xây dựng trên giá thấp, trên quy mô lớn, với chi phí tối thiểu - không bao giờ thay đổi, mà thay vào đó liên tiếp hoạt động như cơ chế đòn bẩy cho thực thể bán lẻ này, từ đó có được nhiều sự bành trướng hơn và cung cấp giá thậm chí còn thấp hơn, với quy mô lớn hơn, và chi phí còn ít hơn nữa. Kết quả là nghệ thuật bán hàng bậc cao của Walmart giống như một tượng đài sừng sững, nhuwgn đối với một số người nó không khác gì một cơn ác mộng phải đương đầu.
Everyday low price (Giảm giá liên tục)
Chiến lược giảm giá liên tục chính là quân bài chủ chốt của Walmart. Nghệ thuật bán hàng bậc cao không bao giờ lỗi thời chính là giảm giá, và giảm và nhiều hơn nữa. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, con người nghiện việc giảm giá đến nỗi họ sẵn sàng bước vào bẫy giảm giá và bỏ qua mất những thương hiệu không giảm giá.
Trong suốt thời kỳ suy thoái, Walmart sử dụng chiến lược giảm giá để thu hút khách hàng của họ mua hàng nhiều hơn nữa. Và thực tế đã chứng minh, Walmart có doanh thu lớn nhất trong số các công ty bán lẻ trên thế giới, vượt xa công ty đứng thứ nhì là Carrefour. Hệ thống Walmart gồm hơn 11.000 cửa hàng tại 27 nước trên khắp thế giới khắp thế giới, hơn hai phần ba ở tại nước Mỹ.
Việc áp dụng các chương trình khuyến mãi, giảm giá sẽ giúp cửa hàng đạt thêm doanh thu khủng. Đó như một nghệ thuật tri ân khách hàng đã mua, mời gọi khách hàng mới và giữ chân những khách hàng hiện tại. Đây là nghệ thuật bán hàng bậc cao mà bất kì nhà bán lẻ nào cũng nên sử dụng.
Kết
Có thể nói nghệ thuật bán hàng luôn được coi là một kỹ năng vô cùng quan trọng, đòi hỏi sự tinh tế và khả năng giao tiếp xuất sắc từ người thực hiện công việc này. Hy vọng, với những nghệ thuật bán hàng mà Marketing AI đã chia sẻ có thể giúp những người bán hàng hay doanh nghiệp có thể có thêm những kinh nghiệm quý báu trong việc chinh phục khách hàng.
Bình luận của bạn