Nói không ngoa khi gọi Walmart là "ông tổ" của ngành bán lẻ thế giới với sự ra đời và những chính sách hết sức khôn ngoan của mình. Nhắc đến hệ thống chuỗi bán lẻ, và những sự hợp tác với những thương hiệu lớn khác của Walmart người ta thấy ngay được tiềm lực và độ phủ của nó với thị trường. Tất cả những thành công này là nhờ vào chiến lược Marketing của Walmart tạo được đường đi nước bước hết sức khôn ngoan, "đánh đâu thắng đó" tạo sức ép với các đối thủ cùng ngành trên thế giới.
Walmart và những dấu mốc vàng son
Walmart là tập đoàn bán lẻ đa quốc gia hàng đầu được thành lập năm 1962 có trụ sở tại Bentonville, Arkansas. Công ty là một doanh nghiệp gia đình vì nó chủ yếu được kiểm soát bởi gia đình Walton. Công ty Walmart hoạt động trên toàn cầu với hơn 11.500 đơn vị bán lẻ tại 28 quốc gia và là nhà bán lẻ điện tử tại 11 quốc gia.
Công ty hoạt động trong các siêu thị, các cửa hàng giảm giá, bán lẻ điện tử và cửa hàng tạp hóa. Nó cung cấp hàng hóa chất lượng cao với giá rẻ nhất, Walmart luôn duy trì vị trí cao nhất với hiệu quả, hậu cần mạnh mẽ và quản lý chuỗi cung ứng. Ban đầu chỉ bắt đầu với các cửa hàng bán lẻ vật lý, Walmart sau đó cũng chuyển sang bán lẻ điện tử vào năm 2000.
Sự thành công của Walmart và những dấu mốc vàng son (Nguồn: gradsoflife.org)
Theo danh sách Fortune Global 500, Walmart được công bố là doanh nghiệp lớn nhất tính theo doanh thu. Walmart có kế hoạch khởi động các hoạt động trên toàn cầu và tiếp tục trở thành nhà bán lẻ lớn nhất vì nó đã lên kế hoạch đầu tư lên tới 1 tỷ đô la trong Flipkart, một công ty thương mại điện tử Ấn Độ. Những mốc thời gian quan trọng của Walmart trong quá trình thống trị thị trường bán lẻ toàn thế giới:
- 1983: Sam'club mở lần đầu tiên vào tháng 4 tại Midwest, Oklahoma.
- 1988: Supercenter đầu tiên của Walmart được đặt tại WashintonDC
- 1990: Walmart trở thành nhà bán lẻ số 1 tại nước Mỹ
- 1992: Walmart bắt đầu xâm nhập thị trường ngoại địa tại Puerto Rico
- 1993: Walmart International Division được thành lập với Bobby Martin làm chủ tịch
- 1996: Walmart xâm nhập thị trường Trung Quốc thông qua thỏa hiệp liên doanh
- 1997: Walmart trở thành công ty có số lượng nhân viên lớn nhất tại Mỹ
- 1998: Walmart xâm nhập thị trường tiềm năng Hàn Quốc, đẩy mạnh tại thị trường tiềm năng Châu Á
- 2006: Hãng bắt đầu tấn công vào thị trường bán lẻ Trung Mỹ
Những mốc sự kiện đó đã cho thấy hãng mất thời gian khá lâu để có thể phát triển và thâu tóm được thị phần cho mình. Hãy cùng xem những chiến lược Marketing của Walmart có điểm gì nổi trội để hãng có thể đạt được địa vị danh tiếng như ngày hôm nay.
>> Xem thêm: Chiến lược marketing bán lẻ ngầm dẫn dắt khách hàng
Chiến lược Marketing của Walmart thực hiện như thế nào?
Các cửa hàng của Walmart đem lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng
Hãy nhìn vào những gì mà Walmart xây dựng nên cho khách hàng nhằm đưa tới những trải nghiệm tuyệt vời cho họ. Chiến lược Marketing của Walmart nhắm vào những cửa hàng của mình với những phân khúc khác nhau để, xây dựng để bao quanh khách hàng, đưa tới cho người dân sự thân quen với những cửa hàng của mình. Những cửa hàng của Walmart bao gồm:
- Cửa hàng giảm giá Walmart
- Siêu trung tâm Walmart
- Siêu thị Walmart
- Supermercado de Walmart
- Walmart Express
Siêu trung tâm Walmart là một trong những khái niệm bán lẻ quan trọng nhất về cảnh quan tại thời điểm này. Siêu trung tâm của họ trung bình có 186.000 feet vuông dành cho không gian bán lẻ. Thêm vào đó, họ thường sử dụng 200 đến 500 chi nhánh liên kết với nhau, phụ thuộc vào kích thước cửa hàng và nhu cầu của người tiêu dùng. Hãng đã tạo ra được một khái niệm mới thế nào là đem đến "dịch vụ tốt nhất" cho người tiêu dùng thông qua những cửa hàng đa dạng về dịch vụ của mình.
Walmart có hơn 11500 đơn vị bán lẻ trên toàn thế giới dưới 63 biểu ngữ ở 28 quốc gia, trong đó bao gồm 4600+ Walmart US, 650+ câu lạc bộ của Sam và 6200+ cửa hàng Walmart International. Chiến lược này của Walmart nhắm vào tâm lý của khách hàng, một khi xây dựng được sự tiện lợi, cũng như mức độ phủ sóng tốt thì người tiêu dùng sẽ ưu tiên sử dụng sản phẩm hơn. Chính vì thế, vị thế số 1 tại nước Mỹ là thành quả rất lớn mà Walmart có được từ chiến lược này.
>>> Xem thêm: Phân tích chiến lược marketing của starbucks>>> Có thể bạn quan tâm: Chiến lược marketing của Saigontourist - Bí kíp kiến tạo thành công
Chiến lược khuyến mãi nhờ vào thương mại điện tử
Walmart quảng bá thông qua một loạt các chương trình khuyến mãi bán hàng như gói sản phẩm và chiến lược giá cả cạnh tranh của nó. Là một phần trong chiến lược quảng cáo kết hợp tiếp thị của mình, Walmart áp dụng chiến lược quảng bá thương hiệu tích cực. Trang web thương mại điện tử thu hút khách hàng bằng cách tặng quà cho khách hàng của mình. Walmart sử dụng chiến lược định giá đóng góp vào doanh thu tối đa của công ty.
Các trang web sử dụng khẩu hiệu như "Mua trước khi nó hết" để thu hút khách hàng của họ để họ mua sản phẩm của Walmart mà không suy nghĩ nhiều chỉ để tránh hết hạn. Tuy nhiên, bất kể mọi chiến lược quảng cáo khác, như "Mỗi ngày giá thấp" đều là chiến lược quan trọng nhất của Walmart để quảng bá chính nó.
Walmart sử dụng một loạt các phương tiện quảng cáo đa dạng, từ quảng cáo truyền hình, biển quảng cáo, phương tiện truyền thông xã hội và thậm chí nền tảng thương mại điện tử của họ. Các phương thức giao hàng an toàn đảm bảo mức dịch vụ cao nhất cho khách hàng mua hàng trực tuyến. Hãng không chỉ dừng lại ở một thương hiệu bán lẻ mà còn tận dụng tối đa website thương mại điện tử của mình.
Chính bởi lẽ đó mà thành công từ những khuyến mãi của hãng được tăng lên tối đa. Hãy nhìn xem chiến dịch của các thương hiệu E-commerce Việt Nam như Lazada, Tiki, Shopee... cũng học hỏi rất nhiều nhờ phương pháp khuyến mãi tất cả các mùa. Có thể nói Walmart là người tạo xu hướng trên thị trường, nhờ chính bởi sự đi đầu thị trường này đã tạo nên chiến lược Marketing của Walmart thành công.
>> Xem thêm: Chiến lược Marketing của Vinmart
Cách định giá sản phẩm thấp nhưng đủ tinh tế
Chiến lược Marketing của Walmart rất thành công với việc định giá các sản phẩm của mình khi xét về yếu tố lâu dài. Hãng đã thu về lợi nhuận rất lớn và độ phủ rất cao từ chiến lược giá thấp của mình khi đem đến thị trường mức giá "mềm" hơn khiến nhu cầu của khách hàng tăng cao. Giá thân thiện với khách hàng và tập trung vào việc bán hàng số lượng lớn để tối đa hóa giá hơn là các sản phẩm đắt đỏ. Đây là nước đi thông minh của hãng khi đánh vào số lượng khách hàng trước đã, hãng muốn xây dựng lượng khách hàng trung thành trước khi đánh vào những phân khúc cao hơn.
Hơn thế nữa, các chiến lược mua sắm tuyệt vời cho phép công ty thương lượng với những nhà cung ứng giá cả phải chăng nhất trong chuỗi cung ứng để giữ giá thấp đem đến thị trường mà vẫn thu về lợi nhuận cao. Đa dạng hóa đảm bảo rằng hàng hóa miễn phí có thể thúc đẩy doanh số bán sản phẩm khác nếu sản phẩm không được quảng bá.
Thay đổi các tùy chọn mua hàng, với khả năng thanh toán tiền mặt hoặc trả góp cho các giao dịch mua lớn hơn (chẳng hạn như trong trường hợp thiết bị hoặc đồ nội thất...). Chiến lược Marketing của Walmart thực sự tinh tế và hãng có được thành công rất lớn khi đem về lượng khách hàng tiềm năng khổng lồ. Bây giờ hãy nhìn xem, Walmart đang là siêu thị bán lẻ có lượng khách đông nhất trên thế giới, xếp trên cả tên tuổi đang nổi như cồn của "Amazon".
>> Xem thêm: Chiến lược Marketing của Ebay
Kết luận
Vị thế số 1 của Walmart có lẽ đang bị lung lay bởi sự cạnh tranh "khủng khiếp" của các tên tuổi mới nổi trên thị trường bán lẻ thế giới. Có thể thấy rằng chiến lược Marketing của Walmart từ trước đến nay rất bắt kịp xu thế của thời đại khi liên tục áp dụng vào những công nghệ tiên tiến nhất trên thị trường áp vào sản phẩm của mình. Mặc dù cạnh tranh khốc liệt là vậy, nhưng với những kinh nghiệm của người dẫn đầu thì Walmart sẽ luôn là tập đoàn bán lẻ số 1 thế giới với những chiến lược thông minh.
Thắng Nguyễn - MarketingAI
Bình luận của bạn