- TOP 10 Chiến lược marketing B2C hiệu quả có thể bạn chưa biết
- 1. Marketing vì mục đích cao đẹp (Cause Marketing)
- 2. Bán hàng trực tiếp (Direct Selling)
- 3. Cobranding & Affinity marketing
- 4. Truyền thông lan truyền và PR (Earned media & PR)
- 5. Tiếp thị tại điểm mua hàng (Point of purchase marketing - POP)
- 6. Tiếp thị qua Internet (Internet Marketing)
- 7. Quảng cáo truyền thông mất phí (Paid Media Advertising)
- 8.Quảng cáo truyền miệng (Word of mouth advertising)
- 9. Mạng xã hội và marketing lan truyền (Social Networks & Viral marketing)
- 10. Storytelling
Bên cạnh mô hình B2B thì theo những chuyên gia về marketing, mô hình B2C (Business to Customer) cũng được đánh giá cao. B2C là mô hình kinh doanh với đối tượng hướng đến là người tiêu dùng cá nhân (customer). Nếu B2B cung cấp giải pháp cho doanh nghiệp giúp nâng cao hoạt động kinh doanh thì B2C làm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của khách hàng cá nhân.
Dưới đây là tổng hợp 10 chiến lược marketing B2C giúp doanh nghiệp đạt thành công nhất định trên thị trường.
TOP 10 Chiến lược marketing B2C hiệu quả có thể bạn chưa biết
1. Marketing vì mục đích cao đẹp (Cause Marketing)
Cause marketing hay còn được biết tới với tên gọi "Marketing vì mục đích cao đẹp". Đây là một hình thức marketing phối hợp giữa doanh nghiệp và tổ chức phi lợi nhuận để cùng phát triển, hưởng lợi từ các hoạt động xã hội, từ thiện vì cộng đồng.
Trong bối cảnh xã hội ngày nay, ngoài sản phẩm và dịch vụ, người tiêu dùng còn đòi hỏi cao hơn đối với doanh nghiệp về trách nhiệm xã hội. Các hoạt động tiếp thị không chỉ quảng cáo sản phẩm mà còn phải dựa trên những nghĩa cử, mục đích cao đẹp. 90% người tiêu dùng Mỹ thừa nhận, nếu mục đích cuối cùng của marketing không dựa trên lợi ích cộng đồng,họ sẽ có xu hướng chuyển sang mua hàng của các đối thủ cạnh tranh.
2. Bán hàng trực tiếp (Direct Selling)
Direct selling là hình thức bán sản phẩm trực tiếp cho người tiêu dùng, không qua các kênh trung gian như mạng xã hội, các kênh thương mại điện tử hay hệ thống siêu thị, cửa hàng. Các đại lý bán hàng sẽ mặt đối mặt (face to face) với khách hàng về tính năng và bán sản phẩm trực tiếp cho họ. Đây là một ưu điểm rất lớn bởi khách hàng sẽ hoàn toàn tập trung vào sản phẩm của bạn, cơ hội thuyết phục thành công họ mua hàng cũng vì thế mà cao hơn rất nhiều.
Top 3 thương hiệu sử dụng direct selling thành công là Amway, Avon, Herhalife (Theo số liệu 2015).
3. Cobranding & Affinity marketing
Co-branding (hợp tác thương hiệu) là thuật ngữ chỉ sự kết hợp giữa 2 thương hiệu, sản phẩm khác nhau để cho ra đời một sản phẩm, dịch vụ mới hoặc 2 công ty hình thành liên minh để cùng làm việc, tạo ra sự hợp lực về marketing. Trong khi đó, Affinity marketing (marketing hợp tác) cũng mang nghĩa gần tương tự với Co-branding, tuy nhiên Affinity bán hàng hóa và dịch bằng cách tạo quan hệ với các công ty đối tác, thương hiệu cùng ngành hoặc nhóm ngành.
Mục đích của Co-branding Affinity marketing nhằm kết hợp sức mạnh hai hoặc nhiều thường hiệu, tạo ra sự vượt trội về giá trị về sản phẩm, dịch vụ. Việc hợp tác thương hiệu giúp thỏa mãn nhu cầu khách hàng, tăng cường vị thế cạnh tranh, tăng doanh thu cho cả hai bên.
4. Truyền thông lan truyền và PR (Earned media & PR)
Đây là phương thức đã được nhắc đến và áp dụng ở mô hình marketing B2B. Earned media & PR tạo ra lợi ích lớn cho doanh nghiệp một cách tự nhiên, không mất nhiều chi phí cũng như cần chiến lược cụ thể nào cả.
Thông qua phương thức truyền thông lan truyền, các doanh nghiệp có thể lắng nghe được ý kiến khách hàng, từ đó thu thấp, cải tiến để tăng độ hiệu quả. Theo nghiên cứu, 92% khách hàng cho biết họ tin tưởng sản phẩm mà họ được quảng cáo, giới thiệu từ hình thức này.
5. Tiếp thị tại điểm mua hàng (Point of purchase marketing - POP)
Point of Purchase - điểm mua hàng là khu vực bán hàng mà khách hàng có thể nhìn thấy, tiếp cận sản phẩm hoặc chương trình khuyến mại.
Tiếp thị tại điểm mua hàng là chiêu thức marketing trực tiếp cho đối tượng đã được định vị - những người mua sắm hiện đang có mặt tại cửa hàng, sẵn sàng trong tâm thế mua hàng. Có nhiều cách tiếp thị để thu hút khách hàng như trưng bày sản phẩm ở khu vực nổi bật, dán phiếu giảm giá trên bao bì, thuyết phục khách hàng bằng lợi ích, tính năng của sản phẩm.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, cứ 5/6 người mua sắm tại cửa hàng thừa nhận họ đã mua hàng không dự tính trước nếu được tiếp thị đúng cách.
6. Tiếp thị qua Internet (Internet Marketing)
Với sự phát triển của công nghệ số, tiếp thị qua internet đã không còn xa lạ. Internet marketing kết hợp giữa web và email để quảng cáo, thúc đẩy bán hàng trên các trang thương mại điện tử.
Các thương hiệu cũng tận dụng các nền tảng truyền thông xã hội để quảng bá hình ảnh cũng như sản phẩm, dịch vụ của mình. Chiến lược marketing này khác biệt hoàn toàn so với các phương thức quảng cáo truyền thống như radio, truyền hình và in ấn.
7. Quảng cáo truyền thông mất phí (Paid Media Advertising)
Paid media là hình thức quảng cáo mà các doanh nghiệp phải trả tiền để đạt được mục đích. Paid media bao gồm viết bài quảng cáo qua các trang báo chí, bài đăng của influencer trên mạng xã hội, quảng cáo PPC (per pay click) trên thanh tìm kiếm.
Theo nghiên cứu, 65% sẽ nhấp chuột vào các quảng cáo có trả tiền. Do đó, paid media là cách nhanh nhất để tăng lưu lượng truy cập cho trang và tăng cơ hội truyền bá thương hiệu tới người tiêu dùng.
Ưu điểm của paid media so với earn media là các liên kết quảng cáo có khả năng nhận được số lần click chuột vô hạn của người dùng. Ngoài ra, kết quả của paid media cũng dễ theo dõi và thống kê hơn với nội dung không phải trả phí.
8.Quảng cáo truyền miệng (Word of mouth advertising)
Quảng cáo truyền miệng là hình thức marketing miễn phí, được truyền từ người này sang người khác qua lời giới thiệu, thảo luận về thương hiệu.
Cách quảng cáo này cực kỳ hiệu quả bời con người có xu hướng tin vào những gì mà người thân, bạn bè của họ đã trải nghiệm. Niềm tin này thúc đẩy họ tham gia trải nghiệm sản phẩm, biến họ từ khách hàng tiềm năng thành khách hàng trung thành của thương hiệu.
Hình thức truyền miệng này không phải chỉ qua lời nói mà còn có thể bằng lời nhận xét, đánh giá trên các trang mạng xã hội truyền thông. Theo thống kê của các doanh nghiệp B2C, WOM đã thúc đẩy 6 nghìn tỉ USD chi tiêu hàng năm của người tiêu dùng, tạo ra 13% tổng doanh thu các doanh nghiệp.
9. Mạng xã hội và marketing lan truyền (Social Networks & Viral marketing)
Số lượng người dùng các nền tảng mạng xã hội hiện nay là rất lớn. Việc tập trung cung cấp cho người dùng những nội dung giá trị trên các trang mạng xã hội góp phần tăng khả năng hiển thị, tối ưu SEO và tăng traffic của website. Bởi hầu hết các kết quả tìm kiếm hiện nay đều dẫn đường link tới các nền tảng mạng xã hội hàng đầu như Facebook, Twitter, Instagram... hay các công cụ tìm kiếm như Google, Yahoo...
52% các công ty B2C báo cáo rằng truyền thông mạng xã hội đã ảnh hưởng tích cực đến doanh thu và lợi nhuận bán hàng của họ.
10. Storytelling
Storytelling (kể chuyện thương hiệu) là hình thức xây dựng, phát triển và tập trung vào những câu chuyện lý thú, có liên quan trực tiếp tới thương hiệu, hình ảnh của hãng.
Thay vì sử dụng các số liệu thống kê bán hàng khô khan, storytelling cho phép thương hiệu tạo dựng các giá trị và kết nối cảm xúc rõ ràng tới người tiêu dùng. 65% khách hàng cho biết, họ gắn bó với thương hiệu bởi nó tạo cho họ cảm xúc và làm họ cảm thấy "như đang được quan tâm".
Kết luận
Bất kỳ những chiến lược marketing nào dù bạn sử dụng mô hình B2B và B2C phải phụ thuộc rất nhiều vào cách mà bạn triển khai chúng. Những chiến lược trên đây được liệt kê ra sẽ phần nào giúp bạn thấy phù hợp với hoàn cảnh và vị trí của doanh nghiệp mình để có được cho mình những thành công nhất định trên thị trường.
Thắng Nguyễn - Marketing AI
Bình luận của bạn