cover

[Tự học content marketing][Chương 5] Cách lên ý tưởng content

10 Thg 11

Một ý tưởng tuyệt vời là cốt lõi của bất kì chiến dịch content nào. Sự hào hứng với ý tưởng chính là điều duy trì bạn trong khoảng thời gian dài ngồi viết content và nó cũng chính là...

Một ý tưởng tuyệt vời là cốt lõi của bất kì chiến dịch content nào. Sự hào hứng với ý tưởng chính là điều duy trì bạn trong khoảng thời gian dài ngồi viết content và nó cũng chính là một phần khiến người đọc chia sẻ.

Đổ thời gian và công sức vào một ý tường tồi sẽ tiêu tốn nguồn lực của bạn và có thể khiến khách hàng quay lưng với bạn. Thêm vào đó, nếu sếp bạn nhận thấy quá nhiều nguồn lực được đầu tư vào những ý tưởng thất bại thì bạn sẽ mất đi sự tín nhiệm, quyền hành và tệ hơn cả là công việc của bạn.

[Tự học content marketing][Chương 5] Cách lên ý tưởng content- Ảnh 1.

Điều này có thể khiến ý tưởng trở thành một điều gì đó đáng sợ. Nhưng tìm ra một ý tưởng tốt không hề khó. Và tìm ra một ý tưởng thực sự tốt có thể tạo ra lượng truy cập, chuyển đổi và nhận được sự ưu ái từ người đọc.

Bạn cũng có thể tìm được một ý tưởng tốt. Để làm được điều đó, các bạn có thể tham khảo những phần chúng tôi sẽ bao gồm trong bài viết này:

  • Ý tưởng đến từ đâu
  • Sự mới lạ của ý tưởng
  • Nguồn cảm hứng cho những ngành nhàm chán
  • Nhận ra đâu là ý tưởng tốt
  • Chọn mục tiêu và cung cấp giá trị

Ý tưởng đến từ đâu

Ý tưởng luôn ở xung quanh chúng ta. Đôi khi chúng ta cần tập trung kiếm tìm chúng và đôi khi chúng ta nên để tự nhiên. Những chiến thuật dưới đây sẽ giúp bạn và team của bạn tìm được ý tưởng tốt nhất.

Nguồn 1: Tích trữ file

[Tự học content marketing][Chương 5] Cách lên ý tưởng content- Ảnh 2.

Nếu bạn chưa tích trữ file chứa ý tưởng, hình ảnh, cách tiếp cận hoặc những công nghệ có thể truyền cảm hứng cho bạn hoặc bạn muốn học từ những file đó thì hãy bắt đầu ngay đi. Hãy tiếp tục tìm kiếm và lưu trữ những file này và sử dụng nó khi bạn cần thêm cảm hứng. Nếu những file bạn lưu trữ không nhiều thì hãy tìm thử những file ở quá khứ xa hơn một chút bởi ý tưởng tốt thường được sử dụng lại nhiều lần cho nhiều mục đích khác nhau qua thời gian. Xem những ý tưởng có thể truyền cảm hứng cho bạn là một cách tốt để chuẩn bị hiệu quả trước khi bắt đầu vào giai đoạn brainstorm.

Một file lưu trữ có thể ở bất kì dạng nào thuận tiện cho bạn: folder email, app hay file giấy. Một số trình duyệt có thể giúp bạn thu giữ ý tưởng là Pinterest, TrelloEvernote. Một vài ứng dụng cao cấp hơn như Musepeak hay Mural.ly cũng cho bạn những tùy chọn phức tạp hơn trong việc thu thập và lên ý tưởng.

Nguồn 2: Brainstorm thành công

[Tự học content marketing][Chương 5] Cách lên ý tưởng content- Ảnh 3.

Ai cũng có thể brainstorm nhưng không phải ai cũng làm tốt được nó. Để giúp bạn thành công và tránh tư duy nhóm, hãy theo những chỉ dẫn và luôn nhớ rằng phần thời gian brainstorming là thiêng liêng. Điều đó có kể cả khi bạn đang họp hay xây dựng bảng chia sẻ ở Pinterest, mọi ý tưởng đều là tốt (ít nhất cho đến thời điểm hiện tại). Điều này là cực kì quan trọng, bởi vì chỉ cần một người cứ khăng khăng đặt câu hỏi về ý tưởng hoặc bám víu vào hiện thực trong quá trình brainstorming có thể làm giảm sự sáng tạo của toàn team.

Người tham gia

[Tự học content marketing][Chương 5] Cách lên ý tưởng content- Ảnh 4.

Brainstorm tốt là phải có sự góp sức của nhiều hơn 1 người xung quanh một mục đích chung duy nhất - làm trực tiếp hoặc online. Bạn có thể có bao nhiêu người trong team brainstorm tùy bạn, chỉ cần chia nhỏ nhóm lớn thành những nhóm nhỏ hơn và báo cáo lại với nhau để tạo thành tổng thể.

Nó có thể hữu ích khi bao gồm những người không biết gì về dự án trong quá trình brainstorm bởi họ sẽ đưa ra những góc nhìn mới. Cũng nên bao gồm thành viên của những bộ phận khác. Đôi khi sẽ là một designer nói với bạn và kĩ thuật hình ảnh và nếu bạn chưa có designer trong team brainstorm thì hãy tuyển ngay đi.

Một số người có thể brainstorm tốt hơn những người khác và những người khác sẽ có điểm mạnh riêng của mình. Đừng sợ khi xáo trộn nhóm của bạn cho đến khi tìm thấy một team phù hợp nhất.

Thông số

Vạch ra một thông số quan trọng khi bắt đầu quá trình brainstorm (Người xem của bạn là 10 hay 100 người? Dự án của bạn sẽ kéo dài 50 hay 500 giờ?) nhưng điều quan trọng là đừng quá cứng nhắc đối và gò bó - đừng giới hạn khả năng sáng tạo. Một người điều chế tốt sẽ hiểu độ quan trọng của sự kiềm hãm để đảm bảo mọi đề xuất đều đi đúng hướng ban đầu. Nhưng vẫn luôn nhớ phải giữ tinh thần của buổi brainstorm.

Tips để có một buổi brainstorm tốt [Tự học content marketing][Chương 5] Cách lên ý tưởng content- Ảnh 5.
  • Có một mạch sáng tạo: Nếu team của bạn bất ngờ yên lặng, hãy thử icebreak và đưa họ vào tinh thần của buổi brainstorm.
  • Hãy luôn cởi mở: Bởi mọi ý tưởng đều tốt ở giai đoạn này, nó thực sự quan trọng khi người chủ trì cuộc họp có thể đưa cuộc hội thảo đến với những câu trả lời “Đồng ý” thay vì “Không” hay “Nhưng”. Điều đó có nghĩa công nhận tính hợp lý của mỗi ý tưởng và giúp tìm ra các kết hợp nó. Ví dụ, với người bạn luôn bị ám ảnh bởi Space Monkey, bạn có thể nói “Vâng, tôi nghĩ Space Monkey là một ý tưởng tuyệt vời. Bạn nghĩ đâu là cách tốt nhất để giới thiệu sản phẩm thông qua nó.”
  • Tìm chìa khóa thành công: Vishal Verma từ New Media Guru đề xuất sử dụng công thức AIDA để tăng ROI tiềm năng cho content của bạn. Điều đó có nghĩa tìm kiếm những ý tưởng gây chú ý, thu hút sự quan tâm, mang lại ham muốn và truyền cảm hứng cho hành động. Thu hút lại các đối tác brainstorm về các tiêu chí này cũng có thể mang lại buổi brainstorm vượt trội và hiệu quả hơn.
  • Ghi lại mọi thứ: Ghi lại mọi ý tưởng (dù nó có điên rồ đến đâu) trên bảng hoặc bất kì nơi nào có thể. Chụp ảnh lại hoặc ghi chép lại. Luon quan trọng khi có một bản ghi chép cho quá trình brainstorm trong trường hợp bạn muốn tìm một ý tưởng thứ hai (hoặc nhớ những điểm lưu ý của ý tưởng thứ nhất). Một vài công cụ bạn có thể thử bao gồm bubble.us, Mindmapper, StormboardScapple (dành cho Mac).

Rob Carpenter từ Hitshop chia sẻ quan điểm về cách team của anh brainstorm:

“Khi chúng tôi nghĩ rằng mình đã có một ý tưởng tốt, chúng tôi sử dụng Publicate để đưa ra ý tưởng bằng cách biên soạn lại content cho một chủ đề cụ thể (đặc biệt là đối với những từ khóa chúng tôi đang nhắm tới). Ở Publicate, chung tôi có thể thêm ghi chú cho các phần của content chúng tôi lưu giữ về những yếu tố có thể được mở rộng và những cách diễn đạt khác nhau. Chúng tôi cũng đánh dấu những bài viết chúng tôi muốn link đến và trích dẫn để đưa vào bài. Bước này là đặc biệt quan trọng để giúp tạo ra những content không chỉ tốt mà còn độc đáo, những content chắc chắn sẽ tốt hơn x10 lần content hiện tại.”

Nguồn 3: Nghiên cứu cạnh tranh. Tìm hiểu đối thủ

Hiển nhiên bạn sẽ làm điều này bằng cách đọc content của đối thủ và tìm hiểu điều gì có thể hiệu quả với mình để áp dụng (và thực sự bạn cần thường xuyên làm điều này). Nhưng cũng có vài cách khác để bạn thâm nhập và vén tấm màn về những điều đối thủ đang làm.

[Tự học content marketing][Chương 5] Cách lên ý tưởng content- Ảnh 6.

Một lưu ý trước khi chúng ta đi đến phần “Cách làm một nghiên cứu”: bạn cần biết mình sẽ có 2 dạng đối thủ. Điều này có thể hay bị nhầm lẫn ở các doanh nghiệp đăc biệt khi liên quan đến thêm SEO vào content marketing mix. Bạn sẽ có những đối thủ truyền thống - ví dụ, nếu bạn đang bán cafe ở Seattle thì quán cafe đối diện bên đường sẽ là đối thủ của bạn. Nhưng bạn cũng có đối thủ ở SERPs (kết quả của công cụ tìm kiếm), những người đang cạnh tranh xếp hạng cụm từ “Cafe tốt nhất ở Seattle”. Thường có điểm giao nhau lớn giữa 2 tập đối thủ này nhưng đừng bỏ qua bất kì nhóm nào khi kiểm tra đối thủ vì bạn đều có thể học được rất nhiều từ họ.

Đây là một video giúp chỉ cho bạn một số công cụ trên Moz để bắt đầu nghiên cứu đối thủ. Chúng tôi sẽ nói đến một vài điều bên dưới nếu bạn muốn đào sâu thêm thông tin hoặc sử dụng nhiều công cụ hơn. SEO workflow chart có thể sẽ cho bạn vài ý tưởng.

Điều bạn cần biết trong nghiên cứu của mình là:

  • Xu hướng đang là gì?
  • Điều gì sẽ kiếm được links?
  • Từ khóa nào được nhiều lượng truy cập nhất?
  • Ai theo dõi ai và họ chia sẻ điều gì?
  • Dạng content nào mà các thương hiệu lớn đang sử dụng?

Vậy hãy cùng xem và đào sâu vào những câu hỏi này.

Xu hướng đang là gì?

Để đảm bảo bạn tập trung ý tưởng vào đúng từ khóa, hãy sử dụng Google Trends. Đã bao giờ bạn tự hỏi hướng dẫn này là vè content marketing thay vì content strategy? Biểu đồ dưới đây sẽ lí giải vì sao.

[Tự học content marketing][Chương 5] Cách lên ý tưởng content- Ảnh 7.

Điều gì kiếm được links?

Sử dụng Open Site Explorer để xem những trang trên site của đối thủ được nhiều link nhất và links đó thuộc về ai. Điều này sẽ cho bạn biết insight ở những chủ đề và loại content phù hợp với người đọc. Bạn cũng có thể sử dụng những công cụ trong OSE để có cơ hội tìm những nơi chỉ link đến đối thủ mà không phải bạn.

Từ khóa nào được nhiều lượng truy cập nhất?

Tìm kiếm đối thủ trên Similar Web để xem những từ khóa họ dùng để lôi kéo lượng truy cập và nhưng trang được gợi ý nhiều nhất từ họ. Hoặc vào thằng Ahrefs để xem những content tốt nhất của họ. Bạn có thể nhận ra một vài khái niệm phục vụ như là hạt giống cho một công cụ hoặc một phần nội dung bạn tạo ra. Ví dụ: nếu bạn kinh donah một quán cafe và cụm “công thức làm trà đào” là từ khóa hàng đầu của đối thủ, bạn có thể quyết định chia sẻ một vài công thức nấu ngon online.

Hoặc sử dụng Simply Measured để làm phân tích của riêng bạn về những bài đăng hàng đầu của đối thủ.

Ai theo dõi ai trên mạng xã hội và họ chia sẻ điều gì?

Sử dụng công cụ như Followerwonk để phân tích những người đối thủ của bạn theo dõi và được theo dõi trên Twitter. Bạn thậm chí có thể phân tích tweet của họ để xem những điều khách hàng của bạn retweet và yêu thích, cùng với những người họ đề cập đến thường xuyên. Nếu đối thủ quán cafe của bạn được theo dõi bởi những người sử dụng “thiết kế tự do” trong hồ sơ Twitter của họ, bạn có thể thu hút sự chú ý của họ với một loạt phỏng vấn với những người làm việc tự do thành công từ quán cafe của bạn.

BuzzSumo là một nơi tốt để xem những content nào đang phổ biến trên mạng xã hội.

Trên Facebook, bạn có thể đánh “Pages liked by people who like ” vào thanh tìm kiếm để có ý tưởng về sở thích mà những người theo dõi thương hiệu chia sẻ. Ví dụ, sử dụng địa điểm quán cafe ở Capitol Hill, bạn có thể tìm kiếm những fan của thương hiệu đối thử ưa thích Capitol Hill Block Party, từ đó truyền cảm hứng cho bạn viết một chuỗi bài đăng “Những nơi ngôi sao của Capital Hill Block Party thường đến”.

Một vài công cụ khác có thẻ giúp bạn thu thập thông tin về nỗ lực trên mạng xã hội của đối thủ như RivallQ hay Share Metric Plugin for Chrome

Dạng content nào mà các thương hiệu hàng đầu đang sử dụng?

Một công cụ như Fresh Web Explorer hay Google Alerts sẽ giúp bạn tìm thấy những đề cập về thương hiệu trên web, từ đó giúp bạn nhận ra loại content nào thu được nhiều sự chú ý cho đối thủ. Nó cũng là một cách tốt để tìm cơ hội link và hiểu những điều khách hàng nói về thương hiệu.

Nghiên cứu ngoài phạm vi trang blog

Đừng quên bao gồm cả các dạng content khác của đối thủ khi bạn đang làm phân tích. Đây là một cái nhìn qua về cách làm nghiên cứu đối thủ trên email. Ít nhất, subscribe mọi chiến dịch email để chú ý đến những điểm hiệu quả. Một số điều cần lưu ý: subject lines, độ dài, giọng điệu, ngày tháng, hình ảnh và bất kì điều gì khiến bạn chú ý.

Nguồn 4: Tư duy ngang (Horizontal thinking)

Đôi lúc cách tốt nhất để có một ý tưởng mới lạ là tiếp cận nó theo chiều ngang hay còn gọi là suy nghĩ tiếp tuyến. Vậy nếu bạn đang tìm kiếm cho bản thân ví dụ về “cách để viết một bài về các hoạt động nội bộ của mộ nhà vệ sinh” thì đã đến lúc nhìn vào chủ đề của bạn từ một góc mới.

Để có một cách tiếp cận mới, đầu tiên cần bước một bước lớn trở lại nơi bạn bắt đầu chủ đề ban đầu (hoặc từ khóa đầu tiên, nếu bạn thích). Ở đây, chúng ta sẽ tập trung vào pumbling fixture (bởi vì nếu bạn có thể tìm một cách sáng tạo mới nói về ‘pumbling fixtures’, bạn có thể tìm thấy những cách sáng tạo cho mọi chủ đề). Như chúng ta đã nói từ trước, lối mòn suy nghĩ quá nhiều về vấn đề chủ đề mà chúng ta đang cố thoát ra, và cách tốt nhất để làm điều đó là khám phá mọi mối quan hệ hữu hình. Nó sẽ là một cách vui nếu bạn làm điều đó với ‘bubble chart’ (hình ảnh dưới đây được tạo nên nhờ sử dụng Coggle nhưng bạn hoàn toàn có thể dùng bút và giấy).

[Tự học content marketing][Chương 5] Cách lên ý tưởng content- Ảnh 8.

Bạn có thể còn tiến xa hơn nữa nhờ vào cách làm này nhưng trước tiên hãy cùng phân tích những gì chúng ta có ở đây đã. Đường “Installation” khá tốt.

Ở khu vực “material history” cũng khá thú vị. Ví dụ, nếu những chiếc toilet càng đắt khi được làm từ những vật liệu đắt là đúng, bạn có thể tăng sản lượng bán với một phép ẩn dụ sau khi sáp lên làm thế nào đồ sứ giúp thúc đẩy thương mại giữa thế giới Hồi Giáo và Trung Quốc cổ đại. Hoặc bạn có thể kể những câu chuyện về chiếc toilet hấp dẫn nhất đã từng được mua.

Nếu bạn cũng bán phụ kiện nhà tắm, hãy khiến khách hàng hứng thú với ý tưởng “Cultural bathroom traditions” (nhà tắm truyền thống). Điều thú vị là một số nhà vệ sinh kiểu Nhật được trang bị máy tạo tiếng ồn để bảo vệ sự khiêm tốn của phụ nữ hay nhà vệ sinh ở Ấn Độ đôi khi được tran bị một ống dẫn. Một loại bài như vậy có thể tạo ra những content đặc biệt và dễ được chia sẻ (và sẽ cho bạn một cái nhìn mới về toilets).

Nhìn vào cắc góc độ khác nhau trên “shower heads” (vòi hoa sen), có rất nhiều chỗ để khám phá dựa trên việc bạn đang chọn đối tượng cao cấp, thân thiện với môi trường hay thậm chí là tự làm. Và một khi bạn đã bắt đầu nói đến việc trang trí nhà tắm (từ vòi hoa sen đến các bài trí phòng), bạn đã có một lượng khán giả rất tiềm năng (cùng với một số các đối thủ cạnh tranh).

Khi nhắc đến tư duy bên cạnh, không bao giờ loại trừ sự may mắn khi tìm kiếm ý tưởng content. Nếu bạn nghe thượng nghị sĩ vừa chi tiêu một số lượng điên cuồng để phục hồi một phòng tắm, hãy xem nó là một ý tưởng tốt. Và sẽ có rất nhiều những món quà ý tưởng như vậy nếu bạn cứ giữ tinh thân của mình như thế.

Để biết cách Distilled sử dụng tư duy ngang trong cách lên ý tưởng, hãy xem thử bài trình bày của Mark Johnstone về “Các tạo ra một ý tưởng content tốt”. Mọi thứ sẽ bắt đầu trờ nên rất thú vị kể từ slide 32 khi ông ấy chỉ ra rằng “Ý tưởng như là sự kết hợp mới lạ của các yêu tố chưa được kết nối trước đây theo cách làm tăng giá trị của nó.” Mọi thứ còn thú vị hơn trong các slide tiếp theo khi ông cung cấp cái nhìn sâu sắc vào quá trình của mình.”


Độ mới lạ của content

[Tự học content marketing][Chương 5] Cách lên ý tưởng content- Ảnh 9.

Một vài công ty có thể phụ thuộc toàn bộ chiến lược content marketing của mình vào newsjacking (phản ứng với những tin tức mới nhất một cách trực tiếp hoặc gián tiếp), nhưng, đặc biệt nếu bạn mới bắt đầu, bạn sẽ muốn tìm cách cân bằng giữa ý tưởng tạm thời và những ý tường sẽ trường tồn mãi mãi và luôn mới lạ trong một thời gian dài.

Một cách để tạo nên những ý tưởng mãi mãi là nhìn vào thời điểm content của bạn sẽ lên sóng và điều gì có thể xảy ra vào thời điểm đó (ngày lễ, ngày ra mắt phim bom tấn, thay đổi thời tiết, chương trình trao giải âm nhạc). Điều ngạc nhiên là sẽ rất dễ để quên đi những ý tưởng về tuần lễ đến trường khi bạn đang lên ý tưởng vào tháng 3. Hãy tạo lịch cho những sự kiện mà quan trọng trong ngành của bạn và lưu nó lại cho những ý tưởng của năm tới.


Cảm hứng cho những ngành nhàm chán và khó khăn

[Tự học content marketing][Chương 5] Cách lên ý tưởng content- Ảnh 10.

Chúng ta đã nói qua về cách tạo ra ‘plubing fixtures’. Điều gì có thể khó hơn? Nhiều người coi rằng mọi thứ ngoài ngành thời trang/giải trí (kèm theo bất kì điều gì bạn có thể liên kết với tên của người nổi tiềng) là chủ đề khó để viết về.

Nó không hề đúng. Không có bất kì chủ đề nào là quá khó nếu bạn có thể tìm thấy chìa khóa khiến bạn cảm thấy hứng thú với nó. Bởi vì có rất nhiều người ngoài kia giống như bạn, cũng tò mò và sẵn sàng tìm hiểu về những thứ giống như bạn.

  • Cách bạn có thể tối ưu lợi nhuận từ đạo luật IRA?
  • Loại ốc vít nào tốt nhất để sử dụng với võng mạc tuyết tùng?
  • Xói mòn thế nào là quá nhiều?

Mọi chủ đề đều có những đối tượng thích hợp.

Hãy brainstorm điều khiến ngành của bạn trở nên thú vị với chính bạn cũng như khán giả của bạn. Hãy xem những bộ phim họ xem, đọc nguồn thông tin họ đọc, nghe những bản nhạc yêu thích của họ. Hãy tìm hiểu về ngành và luôn giữ đầu óc cởi mở với mọi câu hỏi sẽ đến với bạn và bắt đầu trả lời nó.


Nhận ra đâu là ý tưởng tốt

[Tự học content marketing][Chương 5] Cách lên ý tưởng content- Ảnh 11.

Giờ bạn đang có đầy một cuốn sổ, kín một tấm bảng trắng với những ý tưởng và giờ là cách để lọc ra đâu là ý tưởng xuất sắc nhất. Điều này thường dễ làm nhất khi bạn làm một mình hoặc với nhóm nhỏ. Bạn sẽ muốn:

  • Gạch đi bất kì điều gì khiến bạn nhàm chán
  • Để ngoài những điều không hợp với mục tiêu tính toán của bạn (ví dụ nó sẽ tốn quá nhiều thời gian hoặc tiền bạc). Bạn có thể sẽ muốn lưu giữ vài ý tưởng cho sau này nếu muốn nên đừng vội bỏ chúng đi vội.
  • Hãy làm một danh sách riêng biệt những ý tưởng gây hứng thú cho bạn. Bạn không cần biết vì sao bạn yêu thích chúng ở bước này, bạn có thể làm điều đó sau, hãy tin vào dự cảm của mình.
  • Nghĩ xem liệu ý tưởng sẽ tốt cho một content hay bạn có thể biến nó thành một chuỗi content.
  • Hãy tìm những ý tưởng mà vừa có tác động mạnh mẽ lại vừa liên quan. Một vài tips từ Honed SEO sẽ giúp đánh dấu những ý tưởng có thể thành công với bạn.

Áp dụng những điều trên sẽ giúp bạn lên danh sách những ý tưởng tiềm năng từ đó lọc ra một đến hai ý tưởng thành công với công việc của bạn. Nếu không, hãy tìm những mục không hiệu quả lần này như một điểm khởi đầu để thảo luận.


Chọn khách hàng mục tiêu và tạo ra giá trị cho họ

[Tự học content marketing][Chương 5] Cách lên ý tưởng content- Ảnh 12.

Nếu bạn chưa nghiên cứu khách hàng khi làm chiến lược content, bạn có thể làm điều đó ở bất kì khâu nào trong khi lên ý tưởng. Nhiều người thích sử dụng thông tin để tạo persona (hồ sơ khách hàng) giúp định hình ý tưởng từ những bước đầu tiên. Những người khác thích để ý tưởng dẫn lỗi trước để xem họ có thể bay xa thế nào và rồi thu nhỏ xuống những lựa chọn dựa vào thông tin khách hàng.

Xây dựng thông tin khách hàng

[Tự học content marketing][Chương 5] Cách lên ý tưởng content- Ảnh 13.

Tạo ra những mẫu hình tượng sẽ đại diện cho khách hàng mục tiêu của bạn có thể là một quá trình rất phức tạo hoặc là một phác thảo đơn giản. Bạn có thể bắt đầu với những thông tin nhân khẩu học cơ bản và một vài dự đoán về ‘pain points’ và mục tiêu của họ, nhưng để hiểu hơn về những nghiên cứu định tính và định lượng giúp bạn tạo nên hồ sơ khách hàng thì bạn có thể đọc “Hướng dẫn chi tiết để làm hồ sơ khách hàng” của Mike King hay ”Nghiên cứu khách hàng” của Kyra Kuil và Harriet Cummings.

Hiều mong muốn của khách hàng

Hãy nhớ tập hợp mọi thông tin của bạn để tìm được mục đích của khách hàng như một phần của quá trình, bởi vì chỉ đơn giản biết rằng khách hàng có hứng thú với chủ đề của bạn không thôi là chưa đủ. Bạn cần phải hiểu điều họ muốn từ những thông tin trong chủ đề của bạn (Họ có phải đang nghiên cứu để lựa chọn? Hay đang mua sắm? Hay đang muốn bán lại hàng?) để khiến content marketing thực sự trở nên đáng tiền.

Đừng quên để ý những nơi mà khách hàng đã đang giao tiếp với bạn. Khảo sát dịch vụ khách hàng, tương tác mạng xã hội, và cả phần Q&A đều là những nguồn hữu ích. Tìm những điểm kết nối với khách hàng.

Sở thích ngẫu nhiên

[Tự học content marketing][Chương 5] Cách lên ý tưởng content- Ảnh 14.

Một khi bạ biêt đươc khách hàng mục tiêu là ai và điều họ đang tìm kiếm, đã đến lúc bước xa hơn và tìm content sẽ kết nối được với sở thích của họ. Sở thích ngẫu nhiên (random affinities) là cách tốt để làm điều này. Hãy liên hệ với lối suy nghĩ tiếp tuyến (tangential thinking), bạn đang tìm kiếm sự chồng chéo trong sở thích mà có thể giúp bạn xây dựng mối quan hệ mạnh mẽ hơn với khán giả của mình.

Chúng tôi đã làm điều này bằng cách đưa Capitol Hill Block Party lên bàn ý tưởng. Nhưng bằng cách đào sâu hơn bạn sẽ thấy rằng những người thích các quán cafe cũng thường thích yoga. Mặc dù đó chỉ là một tập khán giả nhỏ (một vài người thích quán cafe có thể sẽ không thích yoga), nếu bạn phục vụ cho một giao điểm trong những mối uan tâm, bạn sẽ tạo ra một kết nối sâu sắc hơn với những người nghiện cafe và yêu thích yoga. Hãy để Lurie chỉ bạn cách để khám phá ra những loại sở thích ngẫu nhiên này.

Điều gì khiến content của bạn đáng giá

Nếu content của bạn không đáp ứng được những tiêu chuẩn này thì hãy tiếp tục suy nghĩ. Thường sẽ có một điều gì đó cần thay đổi một chút. Đôi khi bạn cần phải bắt đầu lại từ đầu. Tất cả đều đáng giá khi bạn tìm thấy ý tưởng đặc sắc với người đọc của mình.

  • Đặc biệt: không xuất hiện ở bất kì nơi nào khác trên trang web của bạn
  • Tương quan: liên quan đến chủ đề bạn đang viết
  • Hữu ích: giải quyết hoặc đáp ứng được mong đợi của người đọc
  • Giá trị đặc biệt: không xuất hiện ở bất kì trang nào khác
  • Trải nghiệm khách hàng (UX) tuyệt vời: dễ dàng và thoải mái cho người dùng trên  mọi phương tiện
  • Dễ lan truyền: dễ dàng được lan tỏa trên các phương tiện truyền thông

Tránh content fatigue (content mệt mỏi)

Một điều ban cần lưu ý khi lên ý tưởng content đó là internet tràn ngập vô số content. Theo Wirldometers, hơn 2.5 triệu blog được đăng mỗi ngày. Điều đó có nghĩa ý tưởng của bạn đang phải đối mặt với khá nhiều đối thủ tầm cỡ để được để ý.

[Tự học content marketing][Chương 5] Cách lên ý tưởng content- Ảnh 15.


Điều gì khiến một content tốt và tại sao content lại thất bại

Dejan Marketing đã làm khảo sát về những lí do vì sao người đọc chỉ lướt qua content của bạn thay vì đọc kĩ từng chữ:

[Tự học content marketing][Chương 5] Cách lên ý tưởng content- Ảnh 16.

Lí do khiến một ý tưởng content là tốt:

  • Liên quan và luôn cập nhật: Đừng viết về cách làm một video tốt thay vào đó hãy viết về “Các một chính trị gia có thể cải thiện video chiến dịch tranh cử của mình”, liên hệ những lời khuyên với sự kiện hiện tại.
  • Viết dạng bài viết dài: Thay vì viết những tóm tắt về một chủ đề mà mọi người đều đã có, hãy đào sâu vào thông tin như “chờ đã vậy tại sao…” với Ferrmi Paradox.
  • Có tính trường tồn: bạn càng đào sâu, bạn càng muốn content của mình sẽ trường tồn với thời gian. Chúng tôi làm điều đó ở Admicro bằng cách cập nhật thông tin thường xuyên.
  • Tính tùy chỉnh: Cho phép người dùng được điều khiển trải nghiệm của họ. Đôi khi người đọc của bạn không thích đọc chữ nữa.
  • Tính cá nhân: Chúng ta đều muốn điều gì đó đặc biệt riêng cho mình. Ví dụ, sử dụng địa chỉ IP để tập trung content vào những vùng người đọc như The New York Times đã làm với “The best and worst places to grow up” (Nơi tốt nhất và tệ nhất để lớn lên)

Ngay cả ý tưởng tốt nhất của bạn cũng không thể đáp ứng mọi yêu cầu như trên, nhưng chúng có thể là một khởi đầu tốt để bắt đầu.


Xem lại:

Chap 1: Content marketing là gì?

Chap 2: Content strategy

Chương 3: Content và phễu marketing

Chương 4: Xây dựng framework và team content

Xem tiếp:

Chương 6: Cách tạo content

Chương 7: Cách quảng bá content

Chương 8: Phân tích và báo cáo

Chương 9: Duy trì và phát triển

Ngọc Anh/ Marketing AI

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.