cover

Top 10 xu hướng Big Data đáng chú ý năm 2020

Anton Dziatkovskii, Founder của MicroMoney, chia sẻ về xu hướng Big Data trong năm 2020: "Data chính là xu hướng thời thượng nhất’ cho các doanh nghiệp ngày nay. Những công ty không nhận ra tầm quan trọng của Big...

Anton Dziatkovskii, Founder của MicroMoney, chia sẻ về xu hướng Big Data trong năm 2020: "Data chính là xu hướng thời thượng nhất’ cho các doanh nghiệp ngày nay. Những công ty không nhận ra tầm quan trọng của Big Data (hay còn gọi là dữ liệu lớn) thì sớm muộn gì cũng sẽ trì hoãn sự phát triển của mình trong tương lai." Theo nghiên cứu từ Forrester cho thấy, dự kiến sẽ có 70% công ty áp dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) và Big Data vào mô hình doanh nghiệp, con số này tương lai sẽ còn tăng hơn nữa. 

Top 10 xu hướng Big Data đáng chú ý năm 2020- Ảnh 1.

(Ảnh: TNW)

>>> Có thể bạn quan tâm: Big data là gì?

Top 10 xu hướng Big Data đáng chú ý năm 2020

Phần mềm nguồn mở (Open Source Applications) và Big Data

Phần mềm nguồn mở là phần mềm với mã nguồn được công bố và sử dụng với giấy phép nguồn mở. Giấy phép này cho phép bất cứ ai cũng có thể nghiên cứu, thay đổi và cải tiến phần mềm và có khả năng phân phối phần mềm ở dạng chưa thay đổi hoặc đã thay đổi. Ngày nay có rất nhiều dạng nguồn mở như: phần cứng, phần mềm nguồn mở, tài liệu/ học liệu mở, thiết kế mở...

Theo nghiên cứu của Forrest, tương lai của Big Data sẽ bị chi phối bởi các phần mềm nguồn mở như Spark, Apache Hadoop và một số ứng dụng khác. Forrester Research cho rằng xu hướng này vẫn đang tăng với tỉ lệ 32,9% mỗi năm. Tại Việt Nam, phần mềm tự do nguồn mở khá được khuyến khích sử dụng, do đó, tỉ lệ này sẽ còn phát triển hơn nữa tại nước ta.

Internet vạn vật / Internet of Things (IoT)

Internet vạn vật (IoT) cho phép truy cập dữ liệu từ nhiều thiết bị khác nhau. Không có gì đáng ngạc nhiên, năm nay hứa hẹn sẽ cho thấy một cuộc cách mạng về sự đa kết nối của công nghệ nhà thông minh. Khi mà hầu như mọi người trong thế giới phát triển ngày nay đều thường xuyên sử dụng nhiều thiết bị, loT giúp lấp đầy khoảng trống của việc thu thập dữ liệu và cho phép dễ dàng giao tiếp giữa các nguồn khác nhau.

Internet vạn vật / Internet of Things (IoT)

(Ảnh: Trải nghiệm số)

Điện toán đám mây (Cloud Computing)

Các doanh nghiệp trên toàn cầu đã bắt đầu sử dụng công nghệ điện toán đám mây cho các hoạt động công nghệ thông tin (CNTT) của họ. Nhiều công ty đang chủ yếu sử dụng nền tảng đám mây để vận hành các ứng dụng. Dự đoán cho thấy rằng tỷ lệ phần trăm các công ty phụ thuộc vào công nghệ này sẽ còn tiếp tục tăng trong vài năm tới. Phân tích Big Data (Big Data Analytics) cũng là một xu hướng quan trọng khác trong giới CNTT. Nó không chỉ ảnh hưởng đến cách chúng ta sử dụng nền tảng đám mây mà còn giúp tạo cơ hội đổi mới cũng như giải quyết nhu cầu đang ngày càng tăng cao.

Hiện nay ở Việt Nam, doanh nghiệp sử dụng điện toán đám mây vào mô hình vận hành ứng dụng đang tăng theo cấp số nhân.Năm 2018, Việt Nam đạt 41/100 điểm và trở thành nước đứng thứ 14 trong bảng xếp hạng về độ phủ dịch vụ Cloud.

Công nghệ học máy và trí tuệ nhân tạo AI (Machine Learning / AI)

Không hề nói qua khi kỷ nguyên công nghệ học máy và trí tuệ nhân tạo đang chiếm ánh hào quang và càng ngày càng có nhiều công ty đầu tư vào nó. Công nghệ học máy có thể được xem như một nhánh của AI, với khả năng phân tích dữ liệu lớn mà không cần phải lập trình riêng biệt.

Những phần mềm công nghệ có sử dụng trí tuệ nhân tạo như Zalo, Facebook, Instagram đều đang phát triển nhanh như diều gặp gió, và tương lai không xa, công nghệ học máy và trí tuệ nhân tạo sẽ trở nên vô cùng thiết yếu với cuộc sống của mỗi người.

>> Xem thêm: Trí tuệ nhân tạo AI sẽ làm thay đổi ngành quảng cáo truyền hình như thế nào?

Zalo ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI

Ứng dụng Zalo ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI vào nền tảng (Ảnh: Zalo)

Chatbot

Chatbot là một chương trình nhắn tin dựa trên trí tuệ nhân tạo giúp thực hiện cuộc trò chuyện qua phương pháp tin nhắn văn bản hoặc tin nhắn thoại. Sự xuất hiện của các ứng dụng nhắn tin đang góp phần thúc đẩy sự phát triển của chatbot. Với sự giúp đỡ của chatbot, bạn có thể thực hiện một số nhiệm vụ khác nhau, chẳng hạn như trò chuyện với người dùng, giúp đỡ họ mua hàng hoặc tăng cường các hoạt động truyền thông xã hội – tương tự như bộ công cụ nổi tiếng Crowdfire.

Phân tích dự đoán (Predictive Analytics)

Phân tích dự đoán bao gồm nhiều kỹ thuật thống kê khác nhau từ khai thác dữ liệu, mô hình dự đoán và học máy, phân tích các sự kiện trong quá khứ và hiện tại để đưa ra dự đoán về các sự kiện trong tương lai. Phân tích dự đoán đem lại tầm nhìn cụ thể cho doanh nghiệp, giúp họ xác định khách hàng tiềm năng và xây dựng dữ liệu phù hợp với họ.

An ninh mạng (Cyber Security)

Bảo mật mạng là bảo vệ các hệ thống kết nối internet, bao gồm phần cứng, phần mềm và dữ liệu, từ các cuộc tấn công mạng. Trong bối cảnh hiện nay, bảo mật bao gồm an ninh mạng và bảo mật vật lý - cả hai đều được các doanh nghiệp sử dụng để bảo vệ chống truy cập trái phép vào các trung tâm dữ liệu và các hệ thống máy tính khác.

Khi an ninh mạng phát triển và thích nghi để đáp ứng nhu cầu của xã hội, các yêu cầu, chức năng và vai trò của nó cũng buộc phải tiến hoá vì lí do bảo mật. Do đó, các công ty chống vi phạm bản quyền sẽ lên như diều gặp gió, giúp các doanh nghiệp ngăn chặn nội dung bất hợp pháp, bảo vệ dữ liệu máy tính khỏi các cuộc tấn công bất chính.

Kinh doanh thông minh / Trí tuệ doanh nghiệp (Business Intelligence)

Việc đưa ra quyết định của các công ty sẽ dựa trên Big Data. Ngay cả với một công ty quy mô nhỏ, việc lơ là tầm quan trọng của khoa học dữ liệu sẽ dẫn đến thoái lui quá trình quản lý và mất lợi nhuận. Việc sử dụng trí tuệ doanh nghiệp từ nền tảng đám mây Cloud cũng sẽ tăng mạnh. Tất cả các quyết định liên quan đến tăng trưởng thị trường hoặc mở rộng sang các khu vực / thị trường mới sẽ đều phải dựa trên Big Data.

Kinh doanh thông minh / Trí tuệ doanh nghiệp (Business Intelligence)

Bảo mật an ninh mạng sẽ lên như diều gặp gió (Ảnh: IMG Cop)

Các ứng dụng thông minh tập trung vào Big Data

Đây là những ứng dụng có khả năng kết hợp với phân tích Big Data để cung cấp các dịch vụ cải thiện và mang tính cá nhân hóa hơn. Công nghệ trí tuệ nhân tạo và học máy sẽ được áp dụng trong hầu hết các ứng dụng này.

Quy định bảo vệ dữ  liệu chung / General Data Protection Regulation (GDPR)

Quy định bảo vệ dữ liệu chung của Liên minh Châu Âu bắt đầu có hiệu lực từ tháng Năm năm nay; đã có nhiều tổ chức và công ty phải lưu ý để đảm bảo tuân thủ quy định này.

Khi được đặt câu hỏi về chức năng của Big Data trong các tổ chức/ doanh nghiệp của mình, khoảng 66 phần trăm số người trả lời cho biết họ nhận thức được nó “mang tính chiến lược lâu dài” hoặc “có thể thay đổi cục diện trò chơi”. Chỉ có 17% nói rằng Big Data vẫn mới chỉ là “thử nghiệm” tại các công ty của họ, và khoảng 17% mô tả Big Data như một “sách lược hiện thời”.

Kết

Sự tiến bộ công nghệ bạn tận hưởng ngày hôm nay đều có thể được truy nguồn từ Big Data. Big Data đã giúp tạo ra các thành phố thông minh hơn, các đột phá đáng nể và giúp lập kế hoạch nguồn lực doanh nghiệp hiệu quả hơn. Nhưng để đạt được tiềm năng đầy đủ, bạn phải thấu hiểu và sử dụng đúng công nghệ, kỹ năng, quy trình, quy hoạch và ứng dụng công nghiệp. Trong tương lai, marketer có thể mong đợi nhiều thay đổi và xu hướng sẽ giúp doanh nghiệp của bạn phát triển nhanh và mạnh hơn nữa.

Nguồn: BrandsVietnam

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.