Seo audit là gì? Cách dùng SEO Audit để "kiểm tra sức khỏe" cho website

Seo Audit là gì? Liệu nó có cần thiết không và cách tiến hành SEO Audit cho website nên diễn ra như thế nào? Trên thực tế, SEO Audit là quy trình tiêu chuẩn cho bất kỳ trang web nào....

Seo Audit là gì? Liệu nó có cần thiết không và cách tiến hành SEO Audit cho website nên diễn ra như thế nào? Trên thực tế, SEO Audit là quy trình tiêu chuẩn cho bất kỳ trang web nào. Và nếu bạn nghiêm túc với công việc kinh doanh trên internet của mình, bạn chắc chắn sẽ cần làm SEO Audit thường xuyên để tối ưu hóa website, phục vụ cho việc quảng bá thương hiệu cũng như hỗ trợ bán hàng. Không giống như phương thức SEO Audit truyền thống trước đây, SEO Audit thời nay chỉ được thực hiện cho các mục đích marketing. Việc kiểm tra SEO được thực hiện đúng cách sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn sâu sắc hơn về trang web, các trang riêng lẻ và lưu lượng truy cập tổng thể. Đó là một cách tuyệt vời để cải thiện hiệu suất cho website và giúp bạn tăng thứ hạng trong SERPs.

SEO Audit là gì?

SEO audit là gì? Thế nào là seo auditSEO audit là gì? Thế nào là seo audit (Ảnh: Forge & Smith)

SEO Audit là quá trình kiểm tra và đánh giá thực trạng của một website xem nó đang được tối ưu hóa đến đâu. Quá trình kiểm tra này sẽ phải dựa vào nhiều yếu tố và tiêu chí khác nhau, liên quan đến SEO và website. Mục đích của cuộc đánh giá là để xác định càng nhiều vấn đề cơ bản ảnh hưởng đến hiệu suất tìm kiếm tự nhiên càng tốt, qua đó có thể đánh giá mức độ thân thiện của website đối với các công cụ tìm kiếm cũng như với người dùng. Vì vậy, bạn có thể hiểu đơn giản SEO Audit là quá trình kiểm tra sức khỏe của website, nhằm tìm ra các vấn đề đang tồn tại và tìm cách khắc phục cũng như tối ưu hợp lý. 

SEO Audit sẽ tiết lộ:

  • Các vấn đề về kỹ thuật SEO
  • Các vấn đề về cấu trúc trang web
  • Các vấn đề về SEO on-page
  • Sự cố tiềm ẩn về SEO off-page
  • Các vấn đề về trải nghiệm người dùng
  • Khoảng cách giữa nội dung và cơ hội chuyển đổi
  • Insights về sự cạnh tranh trên thị trường và tiềm năng của các từ khóa

Việc kiểm tra có thể do chính chủ doanh nghiệp muốn tìm hiểu và tự làm cho trang web của công ty mình, nhưng trong trường hợp đó là các trang web nhỏ với ngân sách ít và là của các doanh nghiệp SMBs. Còn với các trang web lớn hơn, doanh nghiệp quy mô hơn, thì các dịch vụ SEO thuê ngoài sẽ là sự lựa chọn hợp lý. 

Sau khi kiểm tra, người thực hiện sẽ lập báo cáo đánh giá website, trong đó nêu rõ thực trạng kèm theo khuyến nghị về những việc cần làm để gia tăng tính thân thiện của website, từ đó cải thiện thứ hạng trên SERPs. Dưới đây là minh họa tầm quan trọng của các tiêu chí đánh giá thứ hạng website. Một số tiêu chí sẽ được MarketingAI phân tích kỹ hơn trong phần tiếp theo của bài viết này. 

Điều quan trọng là một cuộc đánh giá phải toàn diện. Nó phải bao gồm cả các thành phần cấu trúc và nội dung ảnh hưởng đến khả năng hiển thị SEO của bạn. Đồng thời, cung cấp một cái nhìn "toàn cảnh" về những gì đang xảy ra và phản ánh đúng trạng thái hiện tại của website. Bất kỳ phần nào bị thiếu đều có thể dẫn đến các đề xuất không cần thiết hoặc không phù hợp.

Ngoài ra, quy trình SEO Audit của bạn phải thật dễ hiểu. Với tư cách là chủ doanh nghiệp, bạn sẽ hiểu được vấn đề mà SEO đang gặp phải đang ảnh hưởng như thế nào đến các ưu tiên, mục tiêu hoặc việc kinh doanh online của bạn. Bất kỳ và tất cả các đề xuất đều phải củng cố rõ ràng cho các mục tiêu kinh doanh bao quát.

Cuối cùng, các đề xuất được đưa ra sau khi SEO Audit là gì? Chính là tất cả đề xuất đó đều phải có khả năng thực hiện được. Cần có một con đường rõ ràng để hoàn thành nó; và mức độ ưu tiên sẽ dựa trên tác động và công sức bỏ ra cho mỗi khuyến nghị. Tóm lại, đầu ra của bất kỳ cuộc kiểm tra SEO nào cũng phải truyền tải chính xác một lộ trình dễ thực hiện.

>>> Có thể bạn quan tâm: Content Audit là gì? Trọn bộ công cụ và hướng dẫn thực hiện Content Audit cho người mới bắt đầu

Khi nào thì cần thiết làm SEO Audit?

Nhìn chung, SEO Audit là một thủ tục tiêu chuẩn nên được diễn ra thường xuyên - và theo Gotchseo, một cuộc kiểm tra nên được thực hiện:

  1. Khi bắt đầu một dự án mới
  2. Vào đầu quý mới

Điều này có nghĩa là nếu có điều kiện, bạn nên thực hiện việc Audit website theo định kỳ mỗi quý một lần hoặc ít nhất là nửa năm một lần. Như vậy sẽ giúp cập nhật, chỉnh sửa, và tối ưu website không bị lạc hậu, nhất là khi các xu hướng công nghệ và các thuật toán mà các công cụ tìm kiếm ngày nay đưa ra khá thường xuyên. 

Tuy nhiên, điều này chỉ đúng khi bạn ở phía client, còn nếu bạn ở bên phía agency, thì có 2 thời điểm bạn nên cân nhắc thực hiện việc SEO Audit này:

1. Đang tiếp cận khách hàng, chưa chốt hợp đồng

Giai đoạn này bạn chỉ cần khảo sát qua thực trạng của website, xác định những vấn đề mà website đang gặp phải và nguyên nhân gốc rễ của nó, tại sao nó lại ảnh hưởng đến việc tối ưu hóa và thứ hạng của trang web. Nghĩa là bạn sẽ thực hiện đánh giá một cách nhanh chóng và sơ bộ chứ không đi sâu vào chi tiết. 

Dựa vào kết quả đánh giá sơ bộ đó, bạn sẽ làm việc với khách hàng để giới thiệu và chào bán gói dịch vụ phù hợp. Ở giai đoạn này, bạn cần có sự chuẩn bị tốt để thuyết phục khách hàng. Cho dù lúc này bạn chưa cần nghiên cứu website một cách sâu sắc và toàn diện vì khách hàng cũng chưa cần nhiều thông tin đến vậy, bạn cũng chưa chắc chốt được hợp đồng, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn không cần các số liệu và chứng cứ để bài thuyết trình trong buổi pitching diễn ra suôn sẻ.

Nhưng tất nhiên, không nên đổ hết công sức vào giai đoạn này. Việc SEO Audit toàn diện rất tốn thời gian, công sức, chi phí và đặc biệt là chất xám, vì vậy bạn không nên dồn sức 100% khi hợp đồng còn chưa ký kết, vì có khi khách hàng họ cũng chẳng quan tâm và coi trọng giá trị của việc đó. 

2. Triển khai hợp đồng SEO đã ký kết

Sau khi thuyết phục được khách hàng và đến bước triển khai hợp đồng đã ký kết, bạn sẽ phải thay đổi cách làm SEO Audit của mình. Việc khảo sát phải được thực hiện kỹ lưỡng, toàn diện, với tất cả các kỹ thuật cần thiết, đảm bảo rà soát ra hết các vấn đề của website. Như vậy bạn mới có thể biết website đang có vấn đề ở đâu, vấn đề nào ảnh hưởng đến chất lượng và độ thân thiện của website nhất, từ đó đưa ra đường hướng khắc phục hợp lý, hiệu quả. Một khi hợp đồng đã ký kết thì bạn đã được đảm bảo về mặt “phí công”, nên ngược lại, bạn cũng phải đảm bảo với khách hàng về chất lượng dịch vụ và thái độ làm việc hết mình, chuyên nghiệp. 

Lúc nào cần SEO audit, kế hoạch Seo audit là gìLúc nào cần SEO audit, kế hoạch Seo audit là gì (Ảnh: Internet)

Lý thuyết là như vậy, nhưng trên thực tế, không phải lúc nào việc Audit định kỳ cũng dễ thực hiện và diễn ra đúng kế hoạch. Lý do đầu tiên đó là nếu bạn là chủ website và không có đội ngũ SEO in-house, bạn sẽ không có nhiều thời gian và đủ kỹ năng để làm SEO Audit nhiều lần. Nếu thuê dịch vụ ngoài, khi hoàn tất hợp đồng xong, bạn sẽ phải mất thêm tiền nếu muốn đối tác Audit lại. Chi phí sẽ là rào cản trong trường hợp này. Ngược lại, ở phía agency, bạn cũng không có động lực và trách nhiệm để làm miễn phí SEO Audit cho khách trừ trường hợp bạn đã cam kết 100% bảo hành trọn đời từ trước. Kể cả trong trường hợp cam kết, agency cũng phải làm việc với nhiều khách hàng sau này, thời gian sẽ là rào cản khiến bạn không đủ đảm bảo chất lượng SEO Audit cho khách trong những lần kiểm tra sau.

Đây chính là nhược điểm của việc không có đội ngũ SEO in-house trong công ty, hoặc không đủ chi phí để duy trì chất lượng thuê ngoài. 

Lợi ích của việc SEO Audit là gì

Sau khi quá trình kiểm tra hoàn tất, bạn sẽ thấy rõ ràng lợi ích của việc SEO Audit trong việc đưa ra và thực hiện một chiến lược SEO hiệu quả cũng như cải thiện hoạt động Inbound Marketing của mình. Hãy cùng MarketingAI đi qua những lợi ích chính của việc SEO Audit.

Lợi ích của việc SEO Audit là gìLợi ích của việc seo audit cho website là gì? (Ảnh: SEOease)

1. Cải thiện hiệu suất tổng thể của trang web của bạn

Không có gì ngạc nhiên khi Google luôn đánh giá cao các website lành mạnh. Trên thực tế, hiệu suất của website là một yếu tố quan trọng trong việc đánh giá xếp hạng trên SERPs. Chạy kiểm tra SEO hay còn gọi là SEO Audit sẽ gắn cờ bất kỳ vấn đề nào mà trang web của bạn gặp phải, chẳng hạn như tốc độ tải chậm hoặc các vấn đề với bản đồ trang web. Quá trình này cũng có thể chỉ ra các vấn đề về bảo mật mà trang web của bạn đang gặp phải.

Một số vấn đề này có thể được khắc phục ngay lập tức, tuy nhiên, một số vấn đề sẽ mất nhiều thời gian hơn. Đừng lo lắng nếu bạn đã thực hiện các thay đổi mà vẫn không thấy cải thiện ngay lập tức - trong một số trường hợp, Google có thể mất vài tuần để nhận ra các thay đổi này và thực hiện đánh giá lại website của bạn. 

Đó là lý do tại sao bạn nên thực hiện SEO Audit một cách thường xuyên. Những thay đổi bên ngoài có thể ảnh hưởng đến hiệu suất của trang web và do đó cần phải bảo trì thường xuyên.

2. Chấm dứt mọi hoạt động SEO trong quá khứ khiến bạn đang bị phạt

SEO là một ngành không ngừng phát triển. Một vài năm trước, một trong những việc giúp tối ưu hóa SEO phổ biến là mua các liên kết dẫn trực tiếp đến trang của bạn. Ngày nay, mặc dù xây dựng liên kết vẫn là một tính năng quan trọng của bất kỳ chiến lược SEO nào, nhưng những liên kết độc hại này có thể gây bất lợi cho thứ hạng tìm kiếm. SEO Audit có thể giúp xác định các hoạt động tiêu cực này trong quá khứ, sau khi bị loại bỏ, sẽ cải thiện SEO tổng thể của trang web. 

3. Tìm ra những từ khóa bạn thực sự đang xếp hạng

Mọi người thường không biết từ khóa mà website họ đang thực sự leo top là gì và ngạc nhiên khi biết kết quả. SEO Audit sẽ giúp bạn biết từ khóa nào đang thực sự đạt được lượt tìm kiếm tự nhiên cao nhất. Và khi bạn biết bạn đang đứng top ở lĩnh vực nào, bạn có thể tối ưu hóa nội dung sao cho phù hợp. 

Nội dung bạn viết có thể hay, nhưng nếu nó không được tối ưu hóa đúng cách cho các từ khóa chính xác, thì làm sao khách hàng mục tiêu của bạn có thể tìm thấy nó? Vậy nên, hãy thực hiện SEO Audit thường xuyên để đảm bảo việc tối ưu website đang đi đúng hướng. 

4. Biết được từ khóa nào đang mang lại traffic và leads

Việc từ khóa bạn tối ưu đạt top là điều rất tốt, nhưng nếu nó không tạo ra traffic hoặc leads thì cái mà bạn đạt được chỉ là vô nghĩa. Nếu bạn đang rơi vào tình trạng này thì có thể là do khách hàng của bạn không tìm kiếm từ khóa đó hoặc từ khóa đó có volume không cao. 

Sử dụng SEO Audit để biến các từ khóa tìm kiếm và từ khóa liên quan nào mà khách hàng mục tiêu của bạn đang sử dụng. Sau đó, bạn có thể khai thác kiến thức này trong chiến lược SEO của mình bằng cách tạo và tối ưu hóa nội dung để lấp đầy khoảng trống.

>>> Có thể bạn quan tâm: Referral là gì và Referral traffic là gì? Những điều cần biết về Referral traffic

5. Xác định rõ vị trí của website trên thị trường

Khi bạn đã chạy SEO Audit và triển khai các thay đổi, điều quan trọng là phải lặp lại quy trình này thường xuyên. Điều này không chỉ giúp bạn theo dõi tiến trình của mình trong việc cải thiện sự hiện diện trong các công cụ tìm kiếm mà còn cung cấp ý tưởng lớn hơn về những gì bạn có thể làm tiếp theo. Xét cho cùng, SEO là một hoạt động Digital Marketing liên tục. Các công cụ SEO như SEMrush có thể giúp theo dõi tiến độ này.

6. Xem những gì đối thủ cạnh tranh của bạn đang làm

Đối thủ cạnh tranh dường như đang làm tốt hơn bạn? Bạn muốn hiểu hơn về các từ khóa mà họ đang xếp hạng cao. Hãy chạy SEO Audit cho website của họ. Hãy thực hiện kiểm tra trên một hoặc hai đối thủ cạnh tranh. Đó là một cách tuyệt vời để phân tích mức độ cạnh tranh trên thị trường của bạn và thu thập thông tin mà bạn có thể sử dụng trong chiến lược SEO của mình. Phân tích SEO cạnh tranh là hoàn toàn có thể chấp nhận được và chắc chắn là điều đáng làm.

Cách kiểm tra điểm SEO hiện tại cho website của bạn

Trong phần này, MarketingAI muốn nhắc đến cách làm SEO Audit tự động bằng các công cụ. Chúng sẽ giúp bạn kiểm tra, chấm điểm SEO hiện tại cho website của bạn. SEO SiteCheckup là một công cụ khá phổ biến trong trường hợp này, bạn có thể dùng nó để kiểm tra website mỗi ngày hoặc đăng ký tài khoản để kiểm tra với tần suất dày hơn. Qua đây bạn cũng có thể nhìn thấy những điểm làm được, chưa làm được, những vấn đề đang lỗi trên website để tìm cách khắc phục. 

Ngoài SEO SiteCheckup, bạn cũng có thể sử dụng một vài công cụ khác như: Ahref (mất phí); Screaming Frog (miễn phí hoặc trả phí); Beam Us Up (miễn phí - cài đặt trên máy tính) và SEMrush DeepCrawl.

Cách kiểm tra điểm SEO hiện tại cho website của bạnẢnh minh họa 1 website kiểm tra SEO Audit bằng công cụ SEMrush (Ảnh: SEMrush)

Việc sử dụng các công cụ này để kiểm tra, chấm điểm SEO cho website tương đối tiện lợi và nhanh chóng, nhưng bạn cũng sẽ chỉ nhận được những kết quả sơ bộ về website mà thôi. Đôi khi nó sẽ không cung cấp cho bạn được chi tiết những vấn đề đang gặp phải, vì vậy, để kiểm tra website một cách toàn diện và hiệu quả hơn, bạn cần biết cách thực hiện SEO Audit thủ công, mà chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn trong phần dưới đây. 

Cách SEO Audit cho website

Trước khi bắt đầu, bạn cần tạo ra một chiến lược khả thi giúp bạn đạt được mục tiêu của mình. Một chiến lược SEO Audit toàn diện phải bao gồm tất cả các bước liên quan sau:

  1. Phân tích SEO Audit về mặt kỹ thuật
  2. Phân tích SEO Audit on-page
  3. Phân tích SEO Audit off-page
  4. Phân tích cạnh tranh và nghiên cứu từ khóa

>>> Xem thêm: SEO Onpage 2020: Cẩm nang toàn tập cho các SEOer cần nắm bắt

1. Phân tích SEO Audit về mặt kỹ thuật

Điều đầu tiên bạn phải xác định xem trang web của bạn có đang hoạt động bình thường hay không. Điều này có thể được thực hiện với một phân tích kỹ thuật - để biết bước đầu tiên trong chiến lược SEO Audit là gì. Nếu nền tảng website không tốt, bạn sẽ không thể xây dựng trang web của mình theo hướng đúng đắn ngay từ đầu đúng không?

Phân tích kỹ thuật giúp chúng ta khám phá mọi ngóc ngách của website và phát hiện ra những lỗi cần khắc phục. Chúng ta có thể chia các thành phần cần kiểm tra thành 2 nhóm khác nhau, bao gồm:

  • Khả năng tiếp cận
  • Khả năng lập chỉ mục

Khả năng tiếp cận (Accessibility)

Như đã nói ở trên, khả năng tiếp cận được kết nối với khả năng truy cập website của Google và của người dùng. Nói cách khác, Accessibility là mức độ khả dụng cho phép Google nói riêng và các công cụ tìm kiếm khác nói chung thu thập dữ liệu từ website của bạn. Nói đơn giản hơn, đây là yếu tố giúp xác định xem liệu những nội dung chất lượng của website của bạn có được Google tìm thấy hay không. 

Nếu Google và khách truy cập tiềm năng của bạn không thể xem các trang của bạn, thì cũng sẽ chẳng có ích gì khi tạo nội dung mới. 

Khả năng tiếp cận (Accessibility)

Khả năng tiếp cận và trải nghiệm người dùng tốt đi đôi với tìm kiếm.

Điều đầu tiên bạn phải kiểm tra là file robots.txt và các thẻ meta robots. Đây là file dạng text và cũng được đưa vào thư mục gốc (root) của trang web, có vai trò quan trọng trong việc quyết định trang nào sẽ được dò tìm bởi các công cụ tìm kiếm. Nghĩa là chúng có thể hạn chế quyền truy cập vào một số khu vực nhất định trên trang web. Đôi khi quản trị viên web có thể đã vô tình chặn một số trang nhất định khiến Google không thể truy cập chúng. 

Tình trạng không có file này trên website hoặc có nhưng chưa tối ưu cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng website. Vì vậy, bạn cần phải kiểm tra cả 2 yếu tố này theo cách thủ công, cài đặt và tối ưu nó để đảm bảo mọi thứ đều ổn. 

Bên cạnh đó, file sitemap.xml là một khía cạnh quan trọng khác của website mà bạn cũng cần phải lưu ý đến. Mục đích chính của file này là hướng dẫn các trình thu thập thông tin của các công cụ tìm kiếm như Google về sơ đồ website. File sitemap XML này cần phải được định dạng đúng dưới dạng .xml và có cấu trúc nhất định. Ngoài ra, bạn cũng cần đặt nó trong thư mục gốc của website và gửi đến tài khoản công cụ quản trị trang web của Google để có thể truy cập. (chỉ cần gửi 1 lần đầu). 

Một điều quan trọng khác ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận Accessibility đó là cấu trúc trang web tổng thể - liệu đã được tối ưu hay chưa? Cấu trúc website cần rõ ràng về nội dung, như vậy sẽ giúp tăng trải nghiệm người dùng tích cực cũng như tăng tính thân thiện của website đối với các công cụ tìm kiếm. 

Ở đây, người làm SEO Audit cần kiểm tra những chi tiết sau:

+) Website đã có cấu trúc rõ ràng về nội dung chưa?

+) Cần bao nhiêu cú nhấp chuột để 1 người dùng từ trang chủ đến 1 trang đích nào đó. Số càng nhỏ thì trình thu thập thông tin càng dễ dàng truy cập vào trang đó

+) Trang web đã được phân thành các danh mục liên quan chưa? Những trang như Giới thiệu, Liên hệ,... đã có trong trang web chưa. 

Vấn đề chuyển hướng url liên kết (Redirect) cũng có thể gây ra sự cố. Đôi khi, bạn có thể xóa hoặc di chuyển nội dung của mình. Điều này thường xảy ra khi bạn phát hiện ra những liên kết bị đứt gãy. Tuy nhiên, việc cập nhật lại link đúng hoặc dùng chuyển hướng 301 Redirect trỏ về link đúng có thể khiến các công cụ thu thập thông tin như Google không thể truy cập vào trang đó. Để cho phép truy cập, bạn phải tạo một liên kết chuyển hướng, dẫn họ đến trang đã chuyển. Đó là thủ tục bạn phải thực hiện để xoa dịu Google. Nhưng nó vô hình chung vẫn ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng.

Vậy chúng ta phải làm gì với những người dùng không hài lòng? Có một số điều mà bạn phải ghi nhớ khi nói đến khách truy cập. Đầu tiên và quan trọng nhất, bạn phải cải thiện tốc độ tải trang nếu không muốn người dùng nhanh chóng thoát khỏi trang web của bạn.

Ngay cả khi bạn thích có một giao diện đẹp và có tính tương tác với người dùng, bạn vẫn phải cân nhắc xem liệu nó có để lại ấn tượng gì sâu sắc cho độc giả không, và liệu nó có đáng để bạn hy vọng tốc độ tải trang không, vì các thuật toán cài đặt một giao diện đẹp đôi khi sẽ khiến web bạn load chậm.

Hầu hết mọi người đều muốn có được thông tin nhanh chóng và đáng tin cậy khi lướt web, và nếu bạn không thể cung cấp nó cho độc giả, thì ít nhất bạn phải tìm được một giải pháp thay thế.

Tương tự đối với các thiết bị di động. Ngày nay, hầu hết mọi người đều sử dụng thiết bị di động để truy cập Internet. Lưu ý rằng, trang web của bạn cần phải thân thiện với thiết bị di động để khách truy cập có thể thực hiện mọi tùy chọn mà họ có thể thực hiện trên PC, tránh để lãng phí traffic và tụt thứ hạng.

Khả năng lập chỉ mục (Indexability)

Sau khi thực hiện xong các bước trên, hãy chuyển sang nhóm Khả năng lập chỉ mục. Khi nói đến Google, khả năng tiếp cận và khả năng lập chỉ mục đi đôi với nhau. Cả hai đều cần thiết để các trang của bạn được hiển thị cho người dùng cuối.

Nếu như khả năng tiếp cận đề cập đến việc các công cụ thu thập thông tin có thể truy cập vào các trang của bạn thì khả năng lập chỉ mục đề cập đến việc các trang đó liệu có được hiển thị trong công cụ tìm kiếm sau khi được truy cập không.

Đôi khi bạn sẽ không khỏi tự hỏi rằng, tại sao robot đã xem nội dung của bạn mà lại không hiển thị chúng cho người dùng? Nguyên do đầu tiên bạn có thể nghĩ đến là hình phạt của Google.

Trong hầu hết các trường hợp, đây sẽ là lý do chính giải thích tại sao một số trang sẽ không được hiển thị. Hãy nhớ rằng trình thu thập thông tin hoạt động khác nhau giữa các trang web. Nếu bạn là một công ty lớn với nhiều nội dung, các trang của bạn sẽ được lập chỉ mục gần như ngay lập tức.

Mặt khác, các blogger cá nhân thỉnh thoảng đăng bài sẽ có nội dung được lập chỉ mục chậm hơn.

Hầu hết mọi người sẽ bắt đầu hoảng sợ vào thời điểm này, nghĩ rằng Google đã phạt mình rất nặng, cho đến khi phát hiện ra website của mình có vấn đề về khả năng truy cập hoặc một số vấn đề nhỏ khác.

Tuy nhiên, nếu bạn thực sự bị phạt, bạn sẽ nhận được một thông báo trong tài khoản công cụ quản trị trang web của mình. Và sau đó, quy trình bạn cần thực hiện sẽ như sau:

  1. Xác định lý do phạt
  2. Khắc phục sự cố
  3. Yêu cầu Google xem xét lại

Điều tồi tệ nhất mà bạn có thể làm là từ chối những hành động của mình đang kéo dài cơn đau đớn. Đối mặt với các khoản phí, thực hiện các thay đổi và giải quyết vấn đề.

2. Phân tích SEO Audit on-page

Sau cuộc rà soát kỹ thuật ban đầu, trang web của bạn đã trông đẹp đẽ hơn phần nào.

Bạn đã đảm bảo rằng mọi thứ đều tuân theo theo thứ tự, cả người dùng và công cụ thu thập thông tin đều có thể truy cập trang web và mọi thứ đều ở trong tình trạng hoạt động ổn định. Việc cần làm bây giờ là bạn phải phân tích SEO Audit các yếu tố trên trang (on-page). Có hai cách để bạn xem phân tích trên trang:

  • Các vấn đề chung về nội dung
  • Các vấn đề về trang cá nhân

Các vấn đề chung về nội dung

Về mặt logic, mọi bài đăng bạn tạo ra đều phải có ý nghĩa. Từ góc độ SEO, sẽ thật tệ nếu trang web của bạn có quá nhiều chủ đề mâu thuẫn khác nhau được tạo ra mà không liên quan đến thông điệp chính của website. 

Có rất nhiều người viết blog nhận được tiền để quảng bá cho các nội dung và sản phẩm khác nhau, điều này có thể mang lại cho bạn lợi ích trong thời gian ngắn, nhưng xét về mặt lâu dài, nó lại gây ra những hậu quả tai hại ảnh hưởng đến việc tối ưu hóa website nói chung. Vậy nên, nói một cách đơn giản, bạn hãy tạo ra các nội dung dựa trên việc bám sát thông điệp chính của website và tiếp tục xây dựng các danh mục, content pillar, content angle dựa trên chủ đề chung. 

Ngoài ra, khi nói đến các vấn đề liên quan đến nội dung chung, rất nhiều blogger gặp phải 2 tình trạng:

+) Tình trạng từ khóa “ăn thịt” lẫn nhau (Keyword Cannibalization) hay còn gọi là tranh chấp, xung đột từ khóa - xảy ra khi có nhiều bài viết trên website cùng xếp hạng cho cùng một truy vấn tìm kiếm trên Google. Khi bạn nhắm mục tiêu cùng một từ khóa cho hai hoặc nhiều bài viết trên website, chúng sẽ tự “ăn thịt” lẫn nhau, khiến Google “bối rối” khi xếp hạng cho các kết quả này. 

+) Tình trạng nội dung trùng lặp. Đúng như tên gọi, đây là tình trạng mà nội dung trên một bài viết của bạn trùng lặp với nội dung trong hoặc ngoài website. Nó thường xảy ra trên các url khác nhau hoặc thậm chí là một tên miền khác. 

Trong ví dụ trên, các tên miền phụ ở Hoa Kỳ và Vương quốc Anh của Alpharoom đang cạnh tranh với nhau. Như bạn có thể thấy, chỉ có một phiên bản xếp hạng cùng một lúc.

Tại sao điều này xảy ra?

Rất nhiều website trong quá trình cố gắng quảng bá trang web và đẩy top trên bảng xếp hạng tìm kiếm của Google, bắt đầu tập trung viết về cùng một chủ đề cụ thể nào đó. Điều này có thể khiến cho lượng traffic của website tăng lên vì nó sẽ khuyến khích các khách truy cập quan tâm đến chủ đề này ồ ạt kéo đến, nhưng vô hình chung nó cũng khiến tình trạng nội dung trùng lặp xảy ra. 

Khi bạn viết hai bài báo có nội dung giống nhau hoặc tương tự nhau, Google sẽ nhầm lẫn dẫn đến các vấn đề về lập chỉ mục. Nó có thể lập chỉ mục cho nhiều trang hơn số trang thực tế có trên website của bạn.

Những điều tương tự cũng xảy ra với việc “ăn thịt” từ khóa.

Trong trường hợp này, chủ sở hữu trang web cố gắng xếp hạng cho cùng một từ khóa từ các trang khác nhau. Google sẽ không thừa nhận các trang khác nhau, chỉ công nhận trang mạnh nhất. Kết quả là bạn sẽ có rất nhiều bài viết khác nhau vô dụng về mặt SEO và không thể truy cập được từ công cụ tìm kiếm.

Các vấn đề về trang cá nhân

Các vấn đề về trang cá nhân đề cập đến cách mỗi trang được viết và cấu trúc. Nội dung tốt sẽ là chìa khóa cho một thứ hạng tốt, nhưng cấu trúc của một bài viết cũng phải thật tốt, để đảm bảo sự chú ý của người dùng cuối. Điều này không chỉ quan trọng đối với công cụ tìm kiếm mà còn đối với tất cả các blogger và khách truy cập, những người sẽ truy cập hoặc chia sẻ nội dung đã nói. Nếu không có nội dung tốt, bạn thậm chí không nên thử tối ưu hóa trang web của mình.

Hãy bắt đầu với link URL: Kiểm tra xem URL đã thân thiện chưa. Một URL đẹp đẽ, ngắn gọn, mô tả đúng nội dung của bài viết sẽ được coi là thân thiện. Nếu bạn cần tách các từ, tốt nhất là sử dụng dấu gạch nối. Và cuối cùng, đừng bao giờ quên URL phải chứa từ khóa chính của bài viết. 

Dựa trên tiêu chí này, tiêu đề của bài viết cũng cần có từ khóa chính trong đó và tối ưu nhất nên chỉ có 65 ký tự đổ xuống. 

Về phần nội dung, hãy đảm bảo bài viết có độ dài và chuyên sâu nhất định. Trong thế giới SEO ngày nay, bạn cần có một bài viết dài tối thiểu 500 từ và tối ưu nhất là 1500-2000 từ, thậm chí là hơn. Bài viết của bạn cần cung cấp giá trị cho người đọc, có sự độc đáo, chứa từ khóa chính và từ khóa liên quan, sử dụng ngữ pháp phù hợp và mức độ dễ đọc cao.

Đồng thời, hình ảnh được chèn vào trong bài viết cũng cần được tối ưu hóa vì nó sẽ giúp chúng có cơ hội xếp hạng trong mục tìm kiếm hình ảnh của Google.

Ngày trước, meta description là một công cụ SEO rất quan trọng. Ngày nay, chúng được sử dụng nhiều với mục đích quảng bá hơn. Tuy nhiên, vẫn phải đảm bảo một mô tả hay, ngắn gọn vì chúng sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ chuyển đổi.

Các liên kết cũng không thể bỏ qua.

Cho đến ngày nay, vẫn còn rất nhiều người ghét việc chèn liên kết đến một trang web khác vào trong bài viết của mình, vì nghĩ rằng nó làm thúc đẩy sự cạnh tranh, nhưng các SEOer lại không nghĩ vậy. 

Liên kết đến các bài viết khác là điều tuyệt vời cho trang web của bạn vì nó cải thiện chất lượng nội dung. Đôi khi các liên kết này lại khiến bài viết của bạn trở nên phù hợp và đáng tin cậy hơn (miễn là trang web bạn liên kết đến có độ tin cậy cao).

Đảm bảo rằng tất cả các liên kết của bạn hoạt động bình thường, chúng liên quan đến bài viết, lành mạnh và chứa các từ khóa thích hợp.

3. Phân tích SEO Audit off-page

Về cơ bản, mọi thứ đã được thực hiện trong hai bước đầu tiên (trong quá trình phân tích kỹ thuật và on-page), website của bạn đã được rà soát kỹ lưỡng và có cơ hội hiển thị nhiều hơn với Google. Và đây là lúc chúng ta đến với phần phân tích các yếu tố từ bên ngoài trang web, hay còn gọi là SEO Audit off-page.

Theo một cách nào đó, các yếu tố xếp hạng off-page là kết quả của những nỗ lực xây web của bạn. Chúng cho biết trang web của bạn đang phát triển như thế nào, mọi người có đang liên kết đến nó hay không và từ những trang web nào, nó có đáng tin cậy không,...

Ở đây, chúng ta có thể bắt đầu bằng cách đề cập đến yếu tố niềm tin, sự tin cậy. Điều này có nghĩa là gì về mặt SEO?

Nó có nghĩa là một trang web được các công cụ tìm kiếm như Google tin cậy. Nói cách khác, nếu bạn tránh xa tất cả các phương pháp SEO tiêu cực (còn được gọi là Black hat SEO), bạn sẽ nhận được nhiều sự tin tưởng hơn.

Đây là bước đầu tiên mà bạn phải thực hiện trước khi làm bất cứ điều gì khác. Bạn có thể đo lường việc này bằng cách kiểm tra số lượng backlink từ website khác - càng nhiều backlink chất lượng thì càng có lợi cho website của bạn. Bạn có thể kiểm tra backlink bằng các công cụ như Google Search Console (ở phần Links to your site), Ahref hoặc SEMrush. 

Google liên tục được cải tiến và điều đó khiến cho việc bạn có thể thao túng hệ thống không còn được nhiều. Còn nếu trong trường hợp bạn vẫn cố tình làm nó, nó sẽ khiến trang web của họ gặp phải rủi ro cao.

Sự tin cậy không chỉ tốt cho công cụ tìm kiếm; mà nó còn rất quan trọng đối với danh tiếng tổng thể của website, thương hiệu. 

Tương tự với các công ty trong thế giới thực, việc tham gia vào các hoạt động trái pháp luật có thể dẫn đến hậu quả lâu dài tai hại cho tổ chức. Do đó, cần phải xây dựng niềm tin nơi độc giả và tuân thủ các nguyên tắc dành cho quản trị viên web của Google.

Tiếp theo, bạn cần đảm bảo rằng nội dung của bạn phổ biến đối với độc giả và các blogger khác.

Điều này có thể đo lường dựa trên các tiêu chí như lượng traffic truy cập vào, các liên kết tốt hơn và nhiều hơn, nhiều đề cập và tương tác với mạng xã hội hơn, thời gian trên web lâu hơn (time-on-site) và tỷ lệ thoát (bounce rate) nhỏ hơn. 

Theo một cách nào đó, phân tích SEO Audit off-page sẽ cho chúng ta thấy cách người khác phản ứng với trang web của chúng ta.

Các website thành công sẽ chứng kiến sự gia tăng đồng thời của hầu hết các chỉ số thống kê này (trừ bounce rate). 

4. Phân tích cạnh tranh và nghiên cứu từ khóa

Sau khi phân tích và xử lý các vấn đề nội bộ, chúng ta cần chuẩn bị cho việc phân tích từ khóa. Trong thế giới SEO, nghiên cứu từ khóa và phân tích cạnh tranh gần như đồng nghĩa với nhau.

Tại sao lại nói như vậy?

Vì từ khóa là đơn vị đo lường nhỏ nhất trong SEO. Bằng cách phân tích các từ khóa đó, bạn đồng thời phân tích sự cạnh tranh trên thị trường của mình.

Ví dụ: bạn là nhà sản xuất thực phẩm. Đối thủ cạnh tranh của bạn có X sản phẩm (từ khóa), mỗi sản phẩm cho kết quả khác nhau. Bằng cách phân tích chúng, bạn có thể đưa ra chiến lược của riêng mình, quyết định nơi bạn có thể cạnh tranh và xác định sản phẩm (từ khóa) nào mà họ không thể chạm tới.

Về cơ bản, có hai điều bạn cần xem xét với mỗi từ khóa: độ khó và lưu lượng truy cập.

Độ khó cho chúng ta biết mức độ khó hay dễ để xếp hạng trong khi lưu lượng truy cập cho chúng ta biết có bao nhiêu người tìm kiếm cụm từ đó trong một tháng.

Từ khóa lý tưởng của bạn nên ở đâu đó ở khoảng giữa trong cả 2 tiêu chí này, nghĩa là độ khó lẫn volume tìm kiếm đều phải đạt mức trung bình trở lên. Tuy nhiên, nếu bạn muốn đánh bại đối thủ cạnh tranh và tiếp tục tăng traffic, thì cần phải tìm các từ khóa đang hoạt động trên mức trung bình (ví dụ: từ khóa có độ khó trung bình và lưu lượng truy cập cao hoặc từ khóa có độ khó thấp và lưu lượng truy cập trung bình).

Một người làm SEO Audit cần phải cân nhắc nhiều lựa chọn trước khi đề xuất một số từ khóa cho khách hàng của mình. Những từ khóa này sẽ là xương sống của website và nó sẽ quyết định tốc độ tăng trưởng nhanh hay chậm của website đó. 

Bạn có thể thực hiện phân tích dựa trên nhiều công cụ SEO khác nhau. Google Keyword Planner là một gợi ý không tồi. Ngoài ra, khi nói đến công cụ trả phí, Ahrefs là một lựa chọn thay thế tuyệt vời.

>>> Xem thêm: Digital Audit là gì? thành phần cơ bản của Digital Audit

Tạm kết

Như vậy là MarketingAI đã cùng bạn đi tìm hiểu qua những bước thực hiện SEO Audit cho website. Với những ai còn chưa biết SEO Audit là gì, đặc biệt là các marketer hoặc SEO-er tương lai, hãy nhanh chóng bổ sung kiến thức cho mình để có được một website “khỏe mạnh” trong tương lai. SEO Audit là một quá trình quan trọng đối với trang web, và nhiều người thường bỏ qua nó vì tin rằng danh tiếng và kỹ năng viết tốt là đủ để thành công. Nhưng điều này là không đúng vì có các yếu tố khác liên quan. Khi bạn đã hiểu rõ được SEO audit là gì thì với SEO Audit, bạn có thể phát hiện ra điều gì đang sai và những gì bạn cần cải thiện, từ đó, làm cho website của mình tốt hơn và hiển thị nhiều hơn với Google, dẫn đến tăng traffic và chuyển đổi hơn.

Tô Linh - MarketingAI

Tổng hợp

Đánh giá của bạn

TAGS:

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.