Trong lĩnh vực kinh doanh, nhân viên Sale hay bộ phận Sale thường không thể thiếu trong bất kỳ doanh nghiệp hay hoạt động kinh doanh nào. Mỗi Salesman (Nhân viên bán hàng - nhân viên sale marketing) được coi như bộ mặt của cả doanh nghiệp. Vậy bạn đã thực sự tìm hiểu nghề Sales là gì và cách xây dựng một chiến lược Sales như thế nào chưa?
Sales là gì ?
Sales là vị trí bán hàng cho doanh nghiệp. Nhân viên Sales có nhiệm vụ tiếp xúc trực tiếp với khách, tư vấn giúp khách hàng lựa chọn được những sản phẩm – dịch vụ phù hợp, cũng như giải đáp các thắc mắc về sản phẩm dịch vụ, thuyết phục khách mua hàng giúp tăng doanh thu cho công ty. Do đó, mỗi nhân viên Sales được coi là bộ mặt của cả công ty. Nếu bạn là đơn vị kinh doanh, Sales lại càng là bộ phận quan trọng giúp thúc đẩy doanh thu cho công ty và chắc chắn không thể thiếu trong toàn bộ quy trình cũng như chiến lược tiếp cận khách hàng tiềm năng. Hãy cùng xem video tóm tắt về Sales là gì qua video dưới đây:
Sales là gì? (Video: YTB Anis Khan)
Nghề sales là gì?
Làm nghề sales hay nhân viên kinh doanh là người sẽ chịu trách nhiệm bán sản phẩm và dịch vụ của thương hiệu cho khách hàng. Nghề sales sẽ tìm hiểu các vấn đề từ phía khách hàng và đưa ra các giải pháp bằng sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp theo quy trình tối ưu nhất.
Ngoài ra, nhân viên sales phải chủ động tìm kiếm thị trường, nguồn khách hàng mới tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Tuy nhiên ở một số trường hợp cụ thể, người sales chỉ cần tập trung vào các contact từ phòng marketing.
Làm sales học ngành gì? Một số gợi ý ngành học phù hợp cho nghề sales đó là: quản trị kinh doanh, marketing,...
Công việc của nhân viên sale là gì?
Tùy từng lĩnh vực mà nhân viên sales sẽ có nhiệm vụ riêng, tuy nhiên, những công việc dưới đây là những việc cơ bản của một nhân viên sale hàng ngày
- Nắm bắt thông tin sản phẩm, dịch vụ mà công ty cung cấp (mã sản phẩm, nguồn gốc, màu sắc, kiểu dáng...).
- Nhân viên sale làm việc ở các cửa hàng thì cần phải quan sát, tư vấn cho khách hàng về sản phẩm, dịch vụ khi cần thiết và giúp khách hàng lựa chọn sản phẩm phù hợp, ngoài ra cũng cần kiểm tra tốc độ tiêu thụ hàng hóa và báo cáo lại.
- Tìm kiếm khách hàng bằng cách gặp gỡ, gọi điện để giới thiệu cho khách hàng về sản phẩm và dịch vụ doanh nghiệp cung cấp. Giúp khách hàng tiếp cận các sản phẩm họ cần mua.
- Báo giá, đàm phán giá cả, thảo thuận thời hạn thanh toán và giao hàng.
- Kiểm kê hàng hóa, bổ sung mặt hàng thiếu.
- Gửi báo cáo kinh doanh cho quản lý.
Tại sao Sales lại quan trọng?
Xin nhắc lại, nhân viên Sales là người tiếp xúc trực tiếp với khách để thúc đẩy hành vi mua hàng. Nếu khách hàng không hài lòng hoặc có ấn tượng không tốt với nhân viên Sales, họ có thể sẽ không bao giờ sử dụng sản phẩm dịch vụ của công ty dù nó có tốt đi chăng nữa. Chính vì vậy, các công ty thường đầu tư nhiều vào chính sách đào tạo nhân viên Sales. Một nhân viên Sales đòi hỏi rất nhiều kỹ năng sale cơ bản và đạo đức nghề nghiệp để có thể đủ tiêu chuẩn “chinh chiến” trong cuộc đua tạo doanh thu cho công ty.
Học sale ở đâu? - Có nên làm sale không? - Thu nhập nghề sale - (Ảnh: hr-az.com)
Khi bán sản phẩm hay dịch vụ, bạn cần tìm hiểu và nghiên cứu về nhu cầu đang có trên thị trường, nhu cầu đó đang diễn ra như thế nào, ở đâu và khi nào. Các nhóm Sales và Marketing không chỉ giao tiếp và bán các giá trị sản phẩm của công ty tới khách hàng mà còn liên tục thu thập, tổng hợp các thông tin thị trường giúp công ty xây dựng và phát triển chiến lược kinh doanh. Hiểu biết về thị trường và có thể đưa ra các quyết định về phù hợp với thị trường sản phẩm chính là công việc của những nhân viên Sales đây cũng là câu trả lời cho những thắc mắc như: làm sale là làm gì, sale là công việc gì hay công việc của nhân viên bán hàng... Bên cạnh đó, quản lý dòng tiền luôn quan trọng đối với tính bền vững của doanh nghiệp. Không có bộ phận nào khác có tác động đến sự phát triển của dòng tiền hơn phận Sales (và Marketing).
>>> Xem thêm: Cách chốt sale hiệu quả, đỉnh cao khiến khách hàng không kịp trở tay
Những kỹ năng cần có của người làm Sales là gì?
Bán hàng là một công việc có tính nghệ thuật cao, đòi hỏi phải có sự ứng xử năng động, tư duy sáng tạo kết hợp với sự thông minh và lòng kiên nhẫn. Cụ thể chính là việc bạn thuyết phục khách hàng mua hoặc sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn hoặc của công ty bạn. Dưới đây sẽ là những kỹ năng cơ bản sales cần có:
- Hiểu những gì khách hàng muốn: Điều quan trọng nhất trong kỹ năng bán hàng (kỹ năng sale cơ bản) là hiểu người mua. Đó là nền tảng của việc bán hàng hiệu quả.
- Biết cách bán hàng theo cách thức phản hồi của người mua: Khi đã thực sự hiểu người mua, nhân viên Sales phải biết nắm bắt được họ cần gì, và khi nào họ cần. Ví dụ, người mua đang lưỡng lự và cần đánh giá về sản phẩm, hãy cho họ dùng thử miễn phí. Nếu họ không có nhiều thời gian, hãy cho họ dùng thử sản phẩm nào dễ sử dụng, chỉ trong 5 phút có thể thể hiện được giá trị của sản phẩm.
- Sử dụng tâm lý học để thu hút khách hàng: Điều đáng chú ý là có bao nhiêu nhân viên Sales biết cách sử dụng tâm lý học để thu hút người mua hiệu quả hơn. Có nhiều kỹ thuật bạn có thể học được từ ngành tâm lý học để tạo sự tương tác sâu hơn với người mua của mình. Một mẹo thực sự hiệu quả là ngay từ đầu, hãy đảm bảo rằng khách hàng biết rằng bạn sẽ không lấy quá nhiều thời gian của họ.
- Thiết lập niềm tin với người mua: Người mua chỉ muốn làm việc với những người họ thực sự tin tưởng. Hãy coi thiết lập sự tin tưởng với khách hàng là một kỹ năng bán hàng cốt lõi. Nếu thất bại với khách hàng trong hợp đồng đầu tiên, hãy đi cùng khách hàng trong quãng đường dài để tạo sự tin tưởng với họ.
- Giao tiếp ngắn gọn: Với mức độ bận rộn của người mua trung bình hiện nay, một kỹ năng bán hàng quan trọng là đảm bảo rằng bạn giao tiếp ngắn gọn, rành mạnh, không dài dòng và lạc đề. Người mua đánh giá cách thông tin được trình bày nhiều hơn chính bản thân thông tin đó. Một lưu ý là không bao giờ cố gắng truyền đạt nhiều hơn ba điểm quan trọng trong một cuộc trò chuyện với người mua.
- Hành động dựa trên những gì khách hàng nói: Rất nhiều nhà lãnh đạo và chuyên gia nói rằng những những nhân viên Sales giỏi là những người lắng nghe giỏi. Những nhân viên Sales nên hành xử dựa trên những gì họ nghe được từ khách hàng. Bạn cần tiếp thu và phản hồi với khách hàng chứ không nên chỉ nói về sản phẩm, dịch vụ của công ty mình.
- Có chuyên môn về sản phẩm: Nhân viên Sales thực sự cần phải là chuyên gia trong hai lĩnh vực. Đầu tiên, họ cần hiểu người mua. Điều này liên quan đến việc hiểu về các vấn đề bức xúc mà người mua đang phải đối mặt và những gì người mua muốn khi mua hàng. Thứ hai, nhân viên Sales phải cần hiểu rất sâu về sản phẩm và dịch vụ của họ.
- Luôn thể hiện sự giúp đỡ: Người mua luôn muốn được giúp đỡ. Đây không hẳn là một kỹ năng, nó thiên về suy nghĩ hơn là một kỹ năng. Rất nhiều nhân viên Sales gặp khó khăn với điều này, nhưng hãy nên cố gắng nhớ về nó mỗi khi bạn tương tác với một người mua.
- Kể những câu chuyện thực sự hấp dẫn: Thực chất người mua cũng không muốn nghe về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Nhân viên Sales giỏi nên biết điều này và phải biến những sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ đang bán thành câu chuyện hấp dẫn, liên quan tới nhu cầu thực sự của họ. Ví dụ, khi bạn muốn bán một hệ thống điện thoại. Khách hàng không thực sự muôn mua hệ thống điện thoại, mà cái họ muốn là tăng doanh thu. Nhân viên Sales hãy chỉ cho họ thấy điện thoại chính là công cụ hiệu quả để tăng doanh thu.
- Tương tác qua mạng xã hội với khách hàng: Các mạng xã hội đang tăng mạnh trong lĩnh vực bán hàng. Rất nhiều nhân viên Sales giỏi giờ đây đã xem sự tham gia của họ trên Facebook, Twitter và LinkedIn là một trong những kỹ năng bán hàng hiệu quả. Đó là một cách thực sự thu hút người mua. Thâm chí, một số nhân viên Sales còn coi người mua như bạn bè, và tổ chức bữa tối cho các nhóm người mua mà họ quan tâm đến việc tìm hiểu.
- Bán hàng hiệu quả qua điện thoại: Lĩnh vực bán hàng đang thay đổi từ việc gặp trực tiếp sang gọi điện/ họp từ xa. Và kết quả là, nhân viên Sales cần phải có kỹ năng trong việc quản lý các cuộc gọi bán hàng bằng cách sử dụng điện thoại. Điều này đòi hỏi các kỹ năng khác nhau như: khả năng đọc và hiểu được giọng điệu của ai đó qua điện thoại hoặc đo nhịp độ của cuộc trò chuyện để xác định liệu khách hàng tiềm năng có hài lòng hay không.
- Cá nhân hóa tương tác của họ: Rất nhiều người mua không muốn nhận được thông điệp chung hoặc quảng cáo bán hàng . Họ muốn cái gì đó cụ thể cho họ. Một cách để làm điều này là tạo thông điệp và nội dung cụ thể theo nhân khẩu học cho từng người. Về phía người tiêu dùng, điều này có thể liên quan đến cách bạn giao tiếp với người mua tùy thuộc vào độ tuổi và giới tính của họ. Bạn cũng có thể tham khảo các sự kiện gần đây trong cuộc sống cá nhân hoặc chuyên nghiệp của khách hàng để cá nhân hóa các tương tác của bạn.
- Là những người Copy Writer tuyệt vời: Để trở thành một best sales thì Nhân viên Sales phải có khả năng viết. Đó là một trong những kỹ năng bán hàng quan trọng hiện nay bởi số lượng doanh số bán hàng sử dụng email để giao tiếp với người mua là rất lớn. Có một vài quy tắc cần lưu ý khi nói đến Copywriting bán hàng. Đầu tiên, bạn càng viết ít thì càng tốt. Cố gắng giữ liên lạc bằng văn bản ngắn và rõ ràng. Thứ hai, tránh sử dụng lại các form văn bản chung. Bạn nên dành thời gian để cá nhân hóa càng nhiều thông tin khách hàng càng tốt. Thứ ba, sử dụng dấu đầu dòng để định dạng văn bản của bạn. Định dạng danh sách sẽ khiến khách hàng dễ đọc, dễ tiếp thu hơn. Cuối cùng, bắt đầu và kết thúc văn bản của bạn với Call to action để yêu cầu người mua thực hiện bước tiếp theo.
Bí quyết nghề sale là gì? Nhân viên kinh doanh là làm gì? (Ảnh: Itsourtree)
- Kỹ năng Marketing trong bán hàng: Nhân viên Sales có rất nhiều cần học rất nhiều từ Marketing và thực tế cho thấy những nhân viên Sales có kỹ năng Marketing sẽ có kết quả tốt hơn các nhân viên khác. Ngày nay, các quản lý Sales đang sử dụng nhiều yếu tố từ Marketing và tiến hành trong nhiều hoạt động bán hàng.
- Giúp khách hàng tiềm năng đạt được các bước tiếp theo: Giả sử người mua của bạn cần có sự chấp thuận của Giám đốc điều hành trước khi họ có thể đưa ra quyết định mua. Bạn nên giúp người mua đạt được bước tiếp theo này bằng cách cung cấp cho họ thông tin, nội dung và công cụ họ cần để thuyết phục Giám đốc điều hành rằng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn là hoàn toàn phù hợp.
- Sử dụng công nghệ để tăng năng suất: Nhiều tổ chức bán hàng đang sử dụng công nghệ để trở nên hiệu quả hơn và rút ngắn thời gian của chu kỳ bán hàng trung bình. Theo báo cáo CSO Insights gần đây cho thấy rằng nhân viên bán hàng chỉ dành 37% thời gian của họ thực sự để bán hàng.
>> Có thể bạn quan tâm: Sales Executive là gì
Top những nghề Sales lương cao nhất hiện nay
Nhân viên sales bất động sản
Thu nhập nghề sales bất động sản dao động từ 4.500.000 - 6.000.000 đồng/tháng. Tuy nhiên mức hoa hồng khá ấn tượng, có thể gấp nhiều lần lương cứng. Thông thường, nhân viên sales bất động sản thương được thưởng từ 10-20% giá trị hợp đồng.
Nhân viên sales ô tô
Lương cứng của nhân viên sales ô tô rơi vào khoảng 4.000.000 - 5.00.000 đồng/ tháng. Vì sản phẩm bán có giá trị tương đối cao nên mức thu nhập từ hoa hồng cũng hấp dẫn ứng viên.
Nhân viên sales tín dụng
Nhân viên kinh doanh mảng này cần có cả kỹ năng của một nhà tư vấn, phân tích tín dụng. Các công việc chủ yếu của họ là giới thiệu các khoản vay, ưu đãi vay cho khách hàng. Họ cũng được thưởng hoa hồng dựa trên doanh số.
>>> Xem thêm: Nghề Sales Và Những Điều Bạn Nên Biết
Hy vọng bài viết trên đã giúp cho các bạn hiểu rõ hơn về khái niệm Sales là gì và giúp các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về nghề Sales và những kỹ năng cần có của một người làm sales.
Trang Ami – MarketingAI
Theo Topo
>>> Từ khóa tìm kiếm: hàng sale là gì, sale là gì trên facebook, sale hay sales, nhân viên sale tiếng anh là gì, sự khác nhau giữa sale và sales, diễn đàn nghề sale, nghề sale bạc bẽo, giảm giá tiếng anh là gì, sale off là gì, sales manager, net sales, flash sales, sales assistant, saleman là gì.
Bình luận của bạn