Là một trong những định dạng tập tin phổ biến trong nhiều năm gần đây, nhưng không phải ai cũng hiểu chuyên sâu về RSS là gì và công dụng đắc lực của nó trong việc hỗ trợ trải nghiệm người dùng tại các website. Không chỉ hỗ trợ cung cấp chia sẻ thông tin, RSS còn giúp người đọc duy trì và cập nhật thường xuyên với những thông tin mới nhất trên trang web, từ đó góp phần làm gia tăng tương tác giữa người dùng và website. Để hiểu hơn về khái niệm RSS là gì và những ưu nhược điểm nổi trội của định dạng tập tin thuộc họ XML này, hãy cùng MarketingAI khám phá trong bài viết dưới đây nhé!
RSS là gì?
RSS là một định dạng tập tin XML được tạo ra để dùng trong việc chia sẻ tin tức Web (Web syndication) và thường được các website tin tức và weblog ưa chuộng. RSS là viết tắt của cụm từ “Really Simple Syndication” và là một phương pháp phân phối nội dung đơn giản, được tiêu chuẩn hóa có thể giúp bạn cập nhật tin tức từ các bản tin, blog, trang web và các kênh mạng xã hội yêu thích.
Thay vì phải liên tục truy cập các trang web để tìm bài viết mới hoặc đăng ký các trang web để nhận email thông báo (có thể khiến hộp thư email bị đầy), RSS là một cách tốt hơn để được thông báo về nội dung mới. Với RSS, thông báo về các trang web được xử lý dễ dàng và kết quả được trình bày một cách có tổ chức, dễ theo dõi và hoàn toàn khác biệt với email.
>>> Có thể bạn quan tâm: XML Site Map là gì
Khái niệm RSS là gì? Rss là viết tắt của từ gì (Nguồn: Wikipedia)
Công nghệ của RSS cho phép người dùng Internet có thể đặt mua thông tin từ các websites có cung cấp khả năng RSS (RSS feeds); chúng thường là các trang web có nội dung thay đổi và được cập nhật thường xuyên. Để có thể dùng công nghệ này, người quản trị site đó tạo ra hay quản lý một phần mềm chuyên dụng (tương tự như một hệ thống quản lý nội dung - CMS) và dựa trên định dạng XML, các bài tin sẽ hiển thị lên như một danh sách với 1 -2 dòng cho mỗi bài tin và đính kèm liên kết dẫn đến link bài đầy đủ luôn (đây là phần mà người dùng hay gọi là RSS feed, webfeed, RSS stream, hay RSS channel). Đặc biệt, chi phí mua RSS là miễn phí nên khá được người dùng ưa chuộng.
RSS feeds là gì?
RSS feeds là một loại tập tin XML giúp bạn tạo ra kênh tóm tắt thông tin (feed) để người đọc dễ dàng tìm kiếm và cập nhật thông tin. Đây là một công nghệ có ảnh hưởng đến nhiều công cụ internet hiện đại ngày nay mà bạn đã quen thuộc sử dụng và có định dạng không có thuận toán, có thể trở thành công cụ tuyệt vời giúp bạn đọc tin tức online.
RSS Aggregator là gì?
Để nhận được RSS feeds, bạn cần có quyền truy cập vào RSS Aggregator. RSS Aggregator (còn được gọi là "RSS Reader") là chương trình theo dõi và trình bày tất cả các RSS feeds mà bạn đã đăng ký. Có nhiều công cụ tổng hợp để lựa chọn, bao gồm nhiều công cụ mà bạn có thể sử dụng miễn phí. Một số là trực tuyến dưới dạng trang web, một số là các chương trình phần mềm chuyên dụng nằm trên máy tính của bạn và thậm chí còn có trình tổng hợp được tích hợp trong nhiều trình duyệt web.
Cách thức hoạt động của RSS
Cách mà RSS hoạt động (Nguồn: Internet)
RSS hoạt động bằng cách để tác giả trang web duy trì một danh sách các thông báo trên trang web của họ một cách tiêu chuẩn. Danh sách thông báo này như đã nói ở trên được gọi là "RSS Feed". Người dùng quan tâm và có thói quen cập nhật tin tức thường xuyên sẽ kiểm tra và đọc tin tức trên danh sách này mỗi ngày. Cũng như các ứng dụng khác, RSS có phần "Trình tổng hợp RSS" giúp người dùng tự động truy cập vào RSS feed của các trang web mà bạn quan tâm và sắp xếp kết quả cho bạn. RSS feed và trình tổng hợp RSS đôi khi cũng được gọi là "Kênh (channel) RSS" và "Trình đọc (reader) RSS".
Hiện nay, hàng trăm ngàn trang web trên thế giới hiện nay cũng đang cung cấp tính năng này, bao gồm các tờ báo, tạo chí tin tức lớn như New York Times, BBC và Reuters, cũng như nhiều weblog nổi tiếng khác.
>>> Xem thêm: Blog là gì? Các bước cơ bản để bắt đầu một làm Blog cho doanh nghiệp
Ưu, nhược điểm của RSS là gì?
Ưu điểm
Lợi ích cho người quản trị trang web không muốn triển khai nguồn cấp RSS trên trang web của họ là rất nhiều:
1. Tiết kiệm thời gian
Nguồn cấp RSS tiết kiệm thời gian. Người đăng ký RSS có thể nhanh chóng quét các RSS Feeds mà không cần phải truy cập từng trang web. Người đăng ký sau đó có thể nhấp vào bất kỳ mục nào họ quan tâm để có thêm thông tin.
2. Kịp thời
RSS feeds luôn được cập nhật kịp thời. RSS feeds sẽ tự động cập nhật bất cứ khi nào thông tin mới được đăng, vì vậy thông tin mà người đăng ký của bạn nhận được thông qua trình đọc RSS (RSS Reader) hoặc trình tổng hợp tin tức của họ (RSS Aggregator) luôn là mới nhất.
3. Không spam
RSS miễn phí không có thư rác. Người đăng ký không phải lo lắng về việc lội qua số lượng lớn thư rác khi muốn tìm kiếm và đọc những thông tin mà họ thực sự quan tâm.
4. Đăng ký nhận thông tin (Opt-in)
Người đăng ký RSS chọn ra những gì họ muốn xem và loại thông tin họ muốn nhận . Việc biết rằng bản thân có toàn quyền kiểm soát và không phải cung cấp bất kỳ thông tin cá nhân nào khi đăng ký, khách hàng sẽ có nhiều khả năng chọn tham gia hơn.
5. Hủy đăng ký dễ dàng
Việc hủy đăng ký RSS feeds cũng khá dễ dàng. Nếu khách hàng không thích thông tin có trong RSS feeds, họ có thể chỉ cần xóa RSS feeds khỏi trình đọc RSS (RSS readers) hoặc trình tổng hợp tin tức (RSS Aggregator) để hủy đăng ký.
6. Kênh truyền thông thay thế
RSS cung cấp một kênh truyền thông thay thế cho doanh nghiệp của bạn. Và nếu cung cấp càng nhiều kênh, bạn càng có nhiều cơ hội kết nối với khách hàng và khách hàng tiềm năng của mình.
Ưu điểm của RSS là gì (Nguồn: ADScreen)
7. Mở rộng đối tượng thông qua việc đồng bộ hóa
Bản chất của RSS là gì? Thực chất nó được thiết kế dành riêng cho việc đồng bộ hóa (tức là do người khác đăng tải). Và việc đồng bộ hóa rộng rãi có thể mở rộng phạm vi của một công ty và củng cố thương hiệu của công ty đó.
8. Có thể tăng Backlinks
Khi một RSS feed được đồng bộ hóa, nó có thể giúp gia tăng số lượng backlinks liên kết ngược lại trang web gốc. Và các liên kết đến bổ sung thường sẽ giúp một trang web xếp hạng tốt hơn trong bảng xếp hạng tìm kiếm tự nhiên.
9. Tăng năng suất
RSS giúp gia tăng năng suất, cho phép mọi người lướt nhanh qua các bài đăng và tiêu đề mới, và chỉ nhấp qua và dành thời gian cho các mục quan tâm.
10. Tính cạnh tranh
Cho dù bạn có quyết định triển khai RSS feeds hay không, đối thủ của bạn cũng có khả năng làm vậy. Vì vậy, một cách để duy trì tính cạnh tranh là triển khai các RSS feeds và công nghệ web 2.0 khác và không cho phép đối thủ của bạn vượt lên trước bạn.
Nhược điểm
1. Không được áp dụng rộng rãi
Ngoài phạm vi kỹ thuật, RSS vẫn chưa được áp dụng rộng rãi trên thị trường. Mặc dù nó đang ngày càng trở nên phổ biến, nhưng còn rất lâu nữa nó mới có thể trở thành một công nghệ chủ đạo.
2. Nội dung có thể dễ dàng bị sao chép
Nhược điểm của RSS là gì (Nguồn: Tribulant Software)
Nội dung chứa trong RSS feeds có thể dễ dàng được sao chép và thay thế, bất kể bạn có muốn hay không. Rất ít người tổng hợp nội dung trên đây tôn trọng bản quyền của nội dung có trong RSS feeds
3. Khó khăn trong việc theo dõi người đăng ký
Rất khó để theo dõi chính xác số lượng người đăng ký đọc RSS feeds hoặc các mục có trong RSS feeds. Điều này một phần là do thực tế là tại trung tâm của nó, RSS là tất cả về việc đạt được sự cung cấp rộng nhất có thể.
4. Khó khăn trong việc xác định nguồn gốc
Đôi khi rất khó để phân biệt nguồn gốc của một mục RSS feeds. Khi một mục được cung cấp, yếu tố nguồn gốc là không bắt buộc. Các số liệu có sẵn không phải lúc nào cũng phản ánh đúng lượng truy cập nhận được.
Cân nhắc những ưu và nhược điểm của việc triển khai RSS feeds như một kênh truyền thông và xác định xem các lợi ích đó có cao hơn các rủi ro trong trường hợp của doanh nghiệp bạn hay không.
Tại sao nên sử dụng RSS?
Như đã nói ở trên, RSS giúp mở rộng đối tượng thông qua tính năng đồng bộ hóa. Tức là nó giúp cho những nội dung được xuất bản từ cùng một nguồn có thể phát tán qua nhiều kênh khác nhau bằng cách đồng bộ hóa (syndicated). Lợi ích lớn nhất của hình thức này đó là thông tin từ website gốc sẽ được “đẩy” đi liên tục đến đông đảo độc giả, mở rộng phạm vi hoạt động của công ty cũng như củng cố thương hiệu thêm bền vững.
Ngoài ra, dù tổng hợp nhiều nguồn nhưng vấn đề bản quyền của các nội dung vẫn luôn được đảm bảo do RSS luôn gắn link bài gốc trong ứng dụng của nó. Nó chỉ giúp người dùng tiết kiệm được thời gian và cập nhật thông tin mới nhất theo sở thích và nhu cầu của họ mà thôi. Điều này ngược lại sẽ giúp gia tăng trải nghiệm người dùng hơn.
Wordpress RSS feeds là gì?
Wordpress RSS feeds là một loại web feed. Nó giúp cho người đọc có thể dễ dàng và nhanh chóng cập nhật các bài viết, blog entry, audio, tin tức, video trên website mà không cần phải truy cập vào website đó.
>>>Có thể bạn quan tâm: Wordpress là gì
Lý do nên sử dụng RSS cho website là gì? (Nguồn: inithtml)
Cách sử dụng Wordpress RSS feeds
WordPress RSS Feed hoạt động tương tự cách đẩy nội dung của kênh Youtube. Mọi người đăng ký vào một kênh họ thích, họ sẽ thấy “video feed” hiện lên trên thông báo của họ mỗi khi kênh đó xuất bản video mới. WordPress RSS Feed cũng hoạt động tương tự như vậy bằng cách kéo bài viết mới về cho người đọc.
Những hình thức sử dụng RSS Feeds phổ biến hiện nay
Có 4 cách để sử dụng RSS Feeds phổ biến bạn có thể tham khảo
Quảng bá RSS Feeds WordPress
Hiện nay các website đều có hệ thống quản lý nội dung riêng hoặc CMS, mỗi CMS sẽ cung cấp cho website một RSS. Nhưng muốn để người dùng có thể thấy RSS feed của bạn thì hãy bổ sung biểu tượng RSS vào những vị trí nổi bật để người dùng click vào để theo dõi. Đối với những website tạo bằng Wordpress thì thường được cấu hình sẵn để cung cấp RSS Feeds cho người đọc. Còn nếu website được xây dựng bằng nên tảng khác thì bạn có thể sử dụng công cụ tạo feed.
Tạo danh sách email bằng cách dùng RSS Feeds
Khi người dùng đã đăng ký RSS Feeds thì đồng nghĩa với việc họ quan tâm tới các thông tin từ website của bạn. Chính vì thế, việc kết nối RSS Feeds và những dịch vụ email marketing sẽ mang lại hiệu quả cao hơn cho doanh nghiệp của bạn.
Sử dụng RSS Feeds để đẩy mạnh truyền thông xã hội
Mạng xã hội là nơi bạn có thể tiếp cận nhiều người nhất có thể và đó cũng là cơ hội giúp doanh nghiệp thu về khách hàng tiềm năng. Vì thế, bạn nên tập trung đầu tư truyền thông trên các mạng xã hội lớn. Để làm được điều đó, hãy sử dụng RSS Feeds kết hợp với IFTTT để tự động chia sẻ bài viết mới lên mạng xã hội.
Sử dụng RSS Feeds để quảng cáo chéo cho website
Nếu bạn có nhiều website thì hãy thêm vào những tiện ích RSS hiển thị bài đăng mới nhất giữa các website khác của mình.
Cách lấy WordPress RSS Feeds từ tài khoản WordPress
Vì WordPress.com đã mặc định có sẵn Feed Reader nên bạn chỉ cần lấy link RSS Feed và không cần làm gì thêm. Quy trình này được thực hiện đơn giản với 4 bước sau:
Bước 1: Đăng nhập vào tài khoản Wordpress.com
Hướng dẫn cách lấy wordpress SS Feeds từ tài khoản WordPress, Cách tạo RSS cho wordpress (Nguồn: matbao)
Bước 2: Click vào rút Reader bên góc trái màn hình
Bước 3: Hệ thống xuất hiện một trang thông tin. Ở đây, bạn có thể tìm kiếm các chủ đề để đọc hay đăng ký bất kỳ bài viết/video/audio/vv... nào trên WordPress. Mỗi khi có bài viết mới được xuất bản, nó sẽ hiển thị trực tiếp trên trang Reader này.
Bước 4: Nếu muốn tìm kiếm thêm website yêu thích, bạn có thể đăng ký trang mới trong mục Reader và tiếp tục cập nhật tin tức mới.
Cách lấy RSS Feeds từ Feed Reader
Nếu không sử dụng tài khoản WordPress, bạn có thể sử dụng rất nhiều ứng dụng đọc RSS Feeds, hỗ trợ nhiều hệ điều hành khác nhau như:
- Inoreader: sử dụng cho trình duyệt web, Android và iOS.
- The Old Reader: sử dụng cho trình duyệt web, Mac, Windows, Android và iOS.
- Bloglovin: sử dụng cho trình duyệt web, Android và iOS.
- Feedly: sử dụng cho web, Add-ons của trình duyệt, Android, iOS, Kindle
Như đã nói ở trên, Feed Reader sẽ tự động sắp xếp các tin trong feed của bạn. Nhưng nếu muốn xem nội dung feed theo mong muốn nào khác, bạn có thể thêm /feed/ vào cuối URL của trang blog/website mà mình muốn lấy RSS.
Cách lấy RSS của 1 trang web
Quy trình này rất đơn giản, bạn chỉ cần tuân theo 3 bước sau:
Bước 1: Vào trang web/blog mà bạn muốn lấy link RSS, sau đó bấm Ctrl + U, hoặc click chuột phải vào trang web và chọn kiểm tra nguồn trang.
Đối với các trang được cài đặt chống copy, tức là cả 2 thao tác trên đều bị vô hiệu hóa, thì bạn có thể thêm “view-source” trước link của trang web. Ví dụ: “view-source: http://example.com/”
Bước 2: Nhấn Ctrl + F để tìm kiếm trong phần Source code của trang web. Bạn nhấn tìm kiếm từ “feed”. Kết quả sẽ hiển thị ngay, bạn có thể thấy link RSS của trang web mình cần tìm dưới dạng: https://example.com/feed/
Kết
Về cơ bản, cách sử dụng và cài đặt RSS khá đơn giản và không mất quá nhiều thời gian. Do đó, bạn có thể thực hiện ngay với trang web hiện tại của mình hoặc trang web mà bạn đang quan tâm, để hiểu rõ hơn về định nghĩa RSS là gì và những mặt lợi, mặt hại của công cụ hỗ trợ này. Hy vọng bài viết trên đây cũng đã giải đáp được phần nào những câu hỏi của các bạn, từ việc giải thích khái niệm RSS là gì đến những hướng dẫn để bạn có thể lấy một Wordpress RSS Feeds từ tài khoản Wordpress của riêng bạn.
Tô Linh - MarketingAI
Tổng hợp
Bình luận của bạn