cover

PEST là gì? Nắm bắt toàn cảnh môi trường kinh doanh nhờ phân tích mô hình PEST

23 Thg 06

PEST là gì? PEST có vai trò như thế nào đối với doanh nghiệp? Đây là những câu hỏi được nhiều người gửi về cho MarketingAI trong thời gian gần đây. Chính vì vậy bài viết này chúng tôi sẽ...

PEST là gì? PEST có vai trò như thế nào đối với doanh nghiệp? Đây là những câu hỏi được nhiều người gửi về cho MarketingAI trong thời gian gần đây. Chính vì vậy bài viết này chúng tôi sẽ giải đáp cho các bạn toàn bộ những thắc mắc về khái niệm mô hình PEST là gì và áp dụng mô hình PEST như thế nào vào trong doanh nghiệp hiệu quả.

Trước khi bắt đầu một kế hoạch kinh doanh hay khi muốn đánh giá tình hình hoạt động hiện tại của doanh nghiệp thì người quản lý luôn cần nắm rõ tổng quan về môi trường kinh doanh. Có rất nhiều phương pháp mà doanh nghiệp có thể sử dụng để phân tích môi trường kinh doanh, trong đó một trong những phương pháp phổ biến đó là sử dụng phân tích PEST. Ngay bây giờ cùng tìm hiểu tất cả thông tin về mô hình phân tích PEST nhé.

Phân tích PEST là gì?

Giải thích mô hình PEST nghĩa là gì? (Ảnh: Saga)

Phân tích PEST là gì?

Theo bạn mô hình PEST là gì? PEST là 4 cdal - chính trị/luật pháp, Economic - kinh tế, Social - xã hội, Technological - môi trường công nghệ. Theo đó, mô hình phân tích PEST sẽ phân tích 4 yếu tố chính ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế:

  • Political Factors - yếu tố chính trị
  • Economic Factors - yếu tố kinh tế
  • Social Factors - yếu tố xã hội
  • Technological Factors - yếu tố môi trường công nghệ

Chúng ta có thể thấy các yếu tố trên trong mô hình PEST đều là những yếu tố ngoài doanh nghiệp, mang tính khách quan. Nhà quản lý từ góc nhìn tổng thể các yếu tố trên để có thể đưa có những quyết định khách quan cho chiến lược marketing và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

>>> Xem thêm: Brandkey - Chìa Khóa Không Thể Đánh Rơi Khi Làm Thương Hiệu

Vai trò của phân tích PEST

PEST là công cụ hữu ích giúp doanh nghiệp nắm được tổng quan về môi trường kinh doanh mà doanh nghiệp đang hoạt động, từ đó nhận dạng được những cơ hội và mối đe dọa tiềm ẩn trong nó. Việc phân tích mô hình PEST là gì giúp doanh nghiêp thấu hiểu môi trường kinh doanh. Sau đó, họ có thể vạch ra kế hoạch rõ ràng và phù hợp đối với từng khu vực cụ thể, tận dụng tối đa cơ hội đến với mình và giảm thiểu các mối de dọa.

Vai trò của phân tích PEST

Phân tích các yếu tố trong PEST

Như vậy các bạn đã biết 4 yếu tố quan trọng trong PEST là gì rồi đúng không nào? Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết 4 yếu tố đó nhé.

Các yếu tố chính trị (Political Factors)

Các nhân tố chính trị đo lường mức độ ổn định của chính trị, mức độ can thiệp của Chính Phủ vào nền kinh tế. Môi trường chính trị sẽ ảnh hưởng đến mức độ ổn định của nền kinh tế tại địa phương/khu vực nó nó ảnh hưởng, cùng với đó luật pháp sẽ là nhân tố có thể khuyến khích hay kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp ở từng lĩnh vực cụ thể.

Các khía cạnh thường được xét đến ở đây bao gồm: các chính sách của Nhà Nước ảnh hưởng tới doanh nghiệp như chính sách thương mại, chính sách phát triển kinh tế, các chính sách bảo vệ người tiêu dùng; tình hình chính trị như thể chế chính trị, các xung đột chính trị hiện có; các chính sách thuế như thuế xuất khẩu/nhập khẩu, thuế tiêu thụ, thuế thu nhập sẽ ảnh hưởng tới doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp.

Các yếu tố kinh tế (Economic Factors)

Phân tích các yếu tố trong PEST

Yếu tố kinh tế trong PEST là gì? Mô hình pest của coca cola - mô hình pest của apple (Ảnh: Lanacion)

Các yếu tố về kinh tế là một trong những yếu tố hàng đầu tác động mạnh mẽ tới doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh. Các nhân tố kinh tế này được xem xét ở cả trong dài hạn và trong ngắn hạn. Các vấn đề cần xem xét bao gồm tăng trưởng kinh tế, trao đổi, lạm phát và lãi suất, ổn định kinh tế, chi phí hàng hóa và tài nguyên, chính sách thất nghiệp, tín dụng,... Các nhân tố này sẽ giúp người quản lý đánh giá được tình trạng của nền kinh tế, các nhân tố tác động đến nó và triển vọng của nền kinh tế.

Các yếu tố xã hội (Social Factors)

Yếu tố xã hội phân tích các khía cạnh về nhân khẩu học và văn hóa của thị trường của công ty. Những yếu tố này giúp doanh nghiệp xác định được nhu cầu của người tiêu dùng và phân tích điều gì thúc đẩy họ mua hàng.

Văn hóa là những giá trị làm lên một xã hội, có thể vun đắp cho xã hội đó tồn tại và phát triển. Chính vì thế các yếu tố văn hóa thông thường được bảo vệ hết sức quy mô và chặt chẽ, đặc biệt là văn hóa tinh thần. Các vấn đề về văn hóa thường phức tạp và sẽ mang nét đặc trung cho từng khu vực nên doanh nghiệp nhất là khi có chiến lược thâm nhập thị trường mới cần xem xét kĩ lưỡng và điều chỉnh sản phẩm cho phù hợp.

Về nhân khẩu học các chỉ tiêu quan trọng là nhân khẩu học, tỷ lệ tăng dân số, phân bố tuổi, thái độ đối với công việc và xu hướng thị trường việc làm.

Các yếu tố công nghệ (Technological Factors)

Các vấn đề về công nghệ ảnh hưởng đến cách thức doanh nghiệp cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ của mình cho thị trường hay còn gọi là kênh phân phối. Sự phát triển về công nghệ và Internet sẽ khiến các doanh nghiệp dịch chuyển sang thương mại điện tử nhiều hơn, marketing theo phương pháp mới để tiếp cận tới các khách hàng với hành vi thay đổi do sự phát triển công nghệ nhanh chóng.

Cũng giống như các yếu tố khác, các công ty nên xem xét sự thay đổi và kỳ vọng công nghệ liên quan của khách hàng để tìm ra sự ảnh hưởng của nó tới khách hàng.

Áp dụng mô hình phân tích PEST

Hiểu được mô hình PEST là gì chúng ta sẽ thấy: tuỳ thuộc vào môi trường từng lĩnh vực và các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp cung cấp mà ảnh hưởng của các yếu tố trong mô hình phân tích PEST cũng khác nhau.

Ví dụ: Các yếu tố xã hội sẽ tác động nhiều đến doannh nghiệp B2B và người tiêu dùng, trong khi các yếu tố về chính trị sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các tổ chức cung cấp dịch vụ cho chính phủ.

Ngoài ra, các yếu tố có thể thay đổi trong tương lai. Những yếu tố có tính liên quan chặt chẽ đến doanh nghiệp tổ chức thì tầm quan trọng cũng sẽ lớn hơn.

Ví dụ: Một doanh nghiệp làm về tài chính thì chắc chắn yếu tố kinh tế sẽ quan trọng hơn so với yếu tố chính trị hay xã hội.

Một số biến thể khác của mô hình PEST là gì?

PEST là gì hẳn các bạn đã biết! Mô hình PEST có 4 yếu tố chính là công nghệ, kinh tế, chính trị, xã hội. Tuy nhiên cũng có khá nhiều biến thể từ mô hình phân tích PEST hoặc biến thể bổ sung cho bốn yếu tố chính đang có. Ví dụ:

  • STEEPLED: Mô hình biến thể từ PEST mới xuất hiện gần đây. Steepled bao gồm: Kinh tế công nghệ- Techonological Economic, Xã hội-Social, Pháp luật-Legal, Môi trường-Environment, Giáo dục-Education, Nhân khẩu học-Demographic, Chính trị-Political.
  • DESTEP: Biến thể bổ sung thêm các nhân tố về sinh thái học (Ecological) và nhân khẩu học (Demographic).
  • PESTLE: Là mô hình biến thể có thêm sự góp mặt của yếu tố pháp luật (Legal) và môi trường (Environment).

Bên cạnh đó, nếu mọi người muốn áp dụng theo cấp địa phương, quốc gia, toàn cầu, còn có thể tham khảo thêm mô hình biến thể LONGPESTEL.

Một số biến thể khác của mô hình PEST

Nghiên cứu pestle là gì - Mô hình pest trong du lịch - Mô hình PEST trong thương mại điện tử (Ảnh: Pinterest)

Kết luận:

Như vậy chúng ta đã có câu trả lời cho câu hỏi PEST là gì và áp dụng PEST như thế nào? Phân tích PEST sẽ cho người quản lý có được sự nắm bắt tổng thể về các yếu yếu tố môi trường khách quan bên ngoài doanh nghiệp. Tuy nhiên, phân tích PEST lại chỉ cho bức tranh về môi trường bên ngoài mà không hề nhắc tới môi trường bên trong và cạnh tranh. Vậy nên chỉ phân tích PEST thì sẽ là không đủ căn cứ cho việc lập kế hoạch kinh doanh. Giải pháp ở đây cho doanh nghiệp là phân tích chéo mô hình PEST với các mô hình phân tích khác.

Hiểu rõ căn bản mô hình PEST là gì, để phân tích PEST có những đóng góp đáng giá, sử dụng nó cùng với SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và mối đe dọa), MOST (nhiệm vụ, mục tiêu, chiến lược, chiến thuật) hoặc phân tích SCRS (chiến lược, hiện trạng, yêu cầu, giải pháp).

Càng cân nhắc nhiều yếu tố để phân tích, bạn càng đạt được kết quả tốt hơn từ chiến lược của mình.

>>> Xem thêm: Môi trường vi mô là gì? Vai trò của môi trường vi mô trong kinh doanh

Ngọc Mai - MarketingAI

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.