Với những người làm quản trị web, đặc biệt là làm SEO thì Pageview là một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá chất lượng hoạt động hiệu quả của trang web và uy tín của website trên Top tìm kiếm. Ngày nay, với sự hỗ trợ của nhiều công cụ tối ưu đặc biệt là từ Google Analytics đã giúp những người làm SEO nói riêng và quản trị mạng nói chung kiểm tra Pageview hiệu quả từ đó sẽ phát hiện ra những điểm yếu trên trang nhằm khắc phục và mang lại những trải nghiệm tốt nhất cho người dùng. Vậy Pageview là gì? Đâu là những "thủ thuật" để tăng lượng Pageview hiệu quả!
Pageview là gì?
Pageview là một thuật ngữ trong Analytics, được hiểu là lượt xem trang, kể cả là 1 trang được xem nhiều lần. Thuật ngữ này thường xuyên được sử dụng trên website, nó hiển thị số lần người dùng yêu cầu tải 1 tập tin dữ liệu của một trang web trên một website nào đó thông qua mạng internet hay là 1 thuật ngữ thường xuyên được dùng trong ngôn ngữ website, nó mô tả số lần người sử dụng yêu cầu tải 1 tập tin dữ liệu của một trang web (html) trên website nào đó thông qua Internet. Pageview là một trong các số loại Visitor Engagement – Tương tác người dùng lượt xem trang tại trang phổ biến nhất.
Cách tính một Pageview là gì?
1 Pageview thường sẽ cho kết quả của 1 người dùng web click chuột vào 1 liên kết trên trang hoặc truy cập trực tiếp từ 1 trình duyệt. Vậy nên pageview còn được gọi là số trang đã được xem hay click vào trong khoảng thời gian nhất định được đo bằng công cụ dữ liệu của Google Analytics.
Phân loại Pageview
Pageviews được chia thành 2 loại chính: Pageview của từng trang và Pageview của toàn website. Trong đó, Pageview của toàn website bao gồm tổng tất cả các trang vệ tinh của site đó cộng lại, tính cả trang chủ.
Pageview là chỉ số quan trọng, thể hiện vị thế và uy tín của 1 website. Pageview càng cao thể hiện lượt xem quảng cáo trên trang đó càng lớn. Bởi vậy nên với những người làm quảng cáo, họ đều tìm cách tối đa gia tăng chỉ số này trên trang để đảm bảo tiếp cận với nhiều người dùng nhất.
Nhiều người vẫn thường nhầm lẫn giữa số lần xem trang và số lần xem quảng cáo trên trang là giống nhau nhưng thực tế thì 2 chỉ số này hoàn toàn khác nhau về bản chất. Nếu 1 website của bạn có 3 quảng cáo trên site và trang đó được xem 2 lần thì sẽ được tính có 2 pageview và 6 lượt xem quảng cáo tất cả.
Hướng dẫn kiểm tra chỉ số Pageview trong Google Analytics
Hiện nay, có rất nhiều các công cụ hỗ trợ các những người làm SEO đo lường và kiểm tra chỉ số Pageview trên site, trong đó có một công cụ miễn phí và uy tín được rất nhiều người tin dùng đó là Google Analytics.
Bước 1: Truy cập vào tài khoản Google Analytics -> Chọn chế độ xem Master View (chế độ xem này đã loại bỏ các truy cập không mong muốn).
Bước 2: Để xem lưu lượng truy cập trang web, chọn Chuyển đổi (Convert) -> Tất cả lưu lượng truy cập (All Traffic) -> Kênh (Channels).
Bước 3: Chỉnh sửa khoảng thời gian mà bạn muốn đếm lượt truy cập trên website.
Bước 4: Kéo xuống cuối trang, bạn sẽ nhìn thấy một bảng xuất hiện như sau:
Để có thể xem lượt truy cập website, các bạn hãy nhìn đến cột Số phiên (Sessions). Con số đầu tiên trong Sessions chính là tổng lượt truy cập. Những con số ở bên dưới được phân bổ theo nguồn truy cập website. Một số nguồn truy cập các bạn thường thấy nhất là:
- Organic Search: Lượng truy cập đến từ các tìm kiếm của người dùng trên Google, Cốc Cốc, Bing,…
- Referral: Chỉ lượng truy cập của người dùng tới từ các backlink.(liên kết được trỏ tới website của bạn từ một website vệ tinh khác).
- Direct: Lượng truy cập được tính khi người dùng gõ trực tiếp địa chỉ website của bạn trên URL.
- Social: Chỉ lượng truy cập tới từ các mạng xã hội phổ biến như: Facebook, Youtube, Zalo, Instagram… (khi bạn để link website trên bài viết)
Bên cạnh đó, lượng truy cập còn đến từ nhiều nguồn khác như: Email, Paid Search (nếu bạn sử dụng Google Ads),…
>> Tham khảo thêm chỉ số trong Google Analytic: Session là gì?
Những ý tưởng giúp tăng pageview cho website của bạn
Nội dung chất lượng tốt hơn nhiều nội dung
Những bài viết được tìm kiếm nhiều nhất và luôn hiện top đầu trên kết quả tìm kiếm Google đều là những bài viết tốt, nội dung hấp dẫn được nhiều người đọc nhất. Nhiều người vẫn lầm tưởng viết càng nhiều, càng dài thì bài viết sẽ dễ lên top và mang về nhiều traffic cho trang nhưng thực tế không phải vậy. Những bài viết dài, nhiều nội dung nhỏ chưa chắc đã thuyết phục người đọc bằng 1 bài dung lượng ngắn hơn nhưng nội dung "chất".
Nắm lấy những nội dung huyền thoại
Dài dòng, lan man và đi xa trọng tâm là những điều rất dễ gây phản cảm cho người xem. Đôi khi những cách vào bài ngắn gọn, xúc tích vào thẳng chủ đề sẽ nhận được thiện cảm từ người đọc. Chọn ra những chủ đề bạn tâm đắc nhất và nắm lấy những nội dung mang giá trị cốt lõi để khai thác và phát triển. Tạo ra những nội dung mới hấp dẫn với những cách viết content marketing hiệu quả làm mới thương hiệu, thu hút hàng triệu khách hàng.
Xây dựng và đầu tư vào quảng cáo
Chúng ta đang sống trong thời đại công nghệ 4.0, thời của công nghệ và các thiết bị thông minh lên ngôi, do đó thói quen và hành vi của người dùng cũng dần thay đổi. Các thiết bị điện thoại di động thông minh ngày càng trở nên phổ biến, việc tra cứu thông tin, truy cập Internet dần thật nhanh chóng và tiện dụng. Tất cả đã tạo tiền đề để ngành quảng cáo digital phát triển và tăng trưởng mạnh.
Chi tiêu dành cho quảng cáo Digital tăng lên 10,3 tỷ bảng trong năm 2016, tăng lên 17,3% so với năm 2015, trong đó quảng cáo trên thiết bị di động chiếm phần lớn ngân sách. Dù được thể hiện dưới nhiều cách thức khác nhau nhưng không thể phủ nhận một điều rằng: Muốn sản phẩm lan rộng hơn với người dùng và tạo được hiệu ứng tốt với truyền thông thì hãy đẩy mạnh chi tiêu vào quảng cáo là một xu hướng đúng đắn.
Quan tâm đến nhu cầu và những điều người xem mong muốn
Công nghệ luôn phát triển với những công cụ mới ngày càng tối ưu nhằm thỏa mãn thị hiếu con người. Bởi vậy nên tâm lý người dùng luôn thay đổi buộc các nhà kinh doanh, bán lẻ cũng phải định hướng chiến lược phát triển phù hợp với nhu cầu của họ. Hãy nghiên cứu những từ khóa về xu hướng tìm kiếm của người dùng và đẩy mạnh quảng cáo những sản phẩm liên quan không những giúp bạn tăng traffic về cho trang mà còn thúc đẩy doanh số bán hàng.
Lời kết
Với những tips kể trên, hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ về Pageview là gì cùng những "thủ thuật" để tăng lượng Pageview hiệu quả cho trang hiệu quả. Không chỉ vậy, bài viết này sẽ giúp bạn biết cách xem Pageview nói riêng và những chỉ số trong Google Analytics nói chung, để khắc phục được điểm yếu của website và có lượng traffic cao hơn trong thời gian tới.
Phương Thảo - MarketingAI
Tổng hợp
Bình luận của bạn