Trong phần trước, chúng ta đã khám phá các chiến lược xây dựng trang Facebook Business cực kỳ thành công từ các thương hiệu Nike, Go Pro hay Charity: water. Trong phần này, hãy tiếp tục phân tích những "ông lớn" còn lại xem, đâu mới là thương hiệu giành ngôi vương trong cuộc đua triệu likes từ Facebook!
4. Tasty – 97 triệu likes
Nếu thỉnh thoảng hay lướt xem video trên Facebook, có thể bạn sẽ bắt gặp Tasty. Đây là thương hiệu thuộc sở hữu của BuzzFeed Company, chuyên sản xuất các video hấp dẫn về cách chế biến các món ăn ngon trong một khoảng thời gian ngắn.
Tasty đã làm rất tốt khi thu hút người dùng bằng video của họ, các video được đầu tư hấp dẫn về mặt hình ảnh, ngắn gọn và chỉ tập trung nói về về đồ ăn. Nhưng đó không phải là những lý do chính giúp họ đạt 97 triệu likes đâu. Có một điều mà Tasty làm tốt hơn hầu hết các đối thủ khác đó là các nhà tiếp thị Tasty rất thấu hiểu bối cảnh và trải nghiệm của người dùng trên Facebook.
Ví dụ, phương tiện chính của Tasty để cung cấp nội dung trên Facebook là video. Điều khiến những video đó trở nên độc đáo là chúng không yêu cầu bật âm thanh. Ví dụ khi đang cuộn qua Newfeed và tình cờ bắt gặp một video tự động phát, bạn vẫn có thể hiểu video đó mà không cần tiếng của nó. Điều đó sẽ khiến bạn dừng lại lâu và xem nó lâu hơn một chút, phải không? Chi tiết này tuy nhỏ nhưng nó cho thấy chiến lược tiếp thị cực kỳ tinh tế của Tasty.
Họ đã tìm ra cách để cung cấp nội dung của họ cho người dùng bất kể bối cảnh nào, cho dù trên fanpage hay trong nguồn cấp dữ liệu của người dùng. Vì vậy, mặc dù được hưởng lợi từ dạng content video ngắn gọn, trực quan, hấp dẫn, nhưng quan trọng hơn, họ đã hiểu bối cảnh nơi người dùng sẽ sử dụng nội dung đó.
Làm thế nào có thể học hỏi từ case này?
Khi đăng nội dung lên page của mình, hãy suy nghĩ về tất cả các lĩnh vực mà người dùng có thể tương tác với nội dung đó và đảm bảo rằng chúng đã được tối ưu hóa cho các lĩnh vực đó. Ví dụ: một video được đăng lên fanpage có thể không hoạt động tốt giống hệt như video được chia sẻ trong Stories Facebook. Bối cảnh khác nhau dẫn đến trải nghiệm người khác nhau và không thể áp dụng cái nào cũng giống cái nào được!
5. National Geographic – 46 triệu like
Khó mà tìm được một ai chưa từng nghe qua về kênh National Geographic. Trong những năm gần đây, thương hiệu này liên tục đứng đầu trong số các brand đình đám trên mạng xã hội tại Hoa Kỳ, với hơn 2,6 tỷ lượt tương tác trên mạng xã hội trên một số nền tảng.
National Geographic tự mô tả mình trong phần giới thiệu là điểm đến đa phương tiện hàng đầu thế giới cho những câu chuyện hay nhất về khoa học, khám phá và phiêu lưu. Thật khó có thể phủ nhận điều này!
Một lĩnh vực cụ thể mà National Geographic làm rất tốt trên Facebook đó là xây dựng mức độ tương tác của khán giả trong thời gian thực. Điều này đã được hiển thị đầy đủ trong loạt "Safari Live" của họ. Trong suốt loạt phim, các nhà khoa học, nhiếp ảnh gia của National Geographic và các nhóm khác đã phát các hoạt động quay chụp ngoài trời của họ trong thời gian thực bằng Facebook Live.
https://www.youtube.com/watch?app=desktop&v=mkw593Qa19U
Trong một chương trình phát sóng, người xem được mời tham gia cùng nhóm trực tiếp trên Safari một cảnh quay ở Nam Phi hình ảnh một con báo cái đang săn đuổi con mồi. Trong suốt chương trình phát sóng, người dùng có thể đăng nhận xét và đặt câu hỏi mà nhóm National Geographic sẽ trả lời ngay sau đó.
Thương hiệu này hiểu rằng cách giao tiếp và tương tác đạt hiệu quả tốt nhất đó là tạo sự kết nối hai chiều. Các chương trình phát sóng đã mở ra trải nghiệm mới để bắt đầu cuộc trò chuyện, tương tác với khán giả trên Facebook của National Geographic.
Làm thế nào có thể học hỏi từ case này?
Hãy tập sử dụng các công cụ như Facebook Live cho các sự kiện, triển lãm thương mại hoặc thậm chí là các chuyến đi chơi của công ty để tương tác với người dùng trong thời gian thưc. Khuyến khích họ tương tác với doanh nghiệp bằng cách đặt câu hỏi hoặc tạo cuộc thăm dò ý kiến. Thay vì tạo những nội dung tập trung vào giao tiếp một chiều, hãy tương tác bằng cách tạo kết nối, mời tham gia cuộc trò chuyện, khuyến khích phản hồi.
6. Fitbit - 2,8 triệu likes
Fitbit là một thương hiệu vẫn còn khá "non trẻ" so với các ông lớn đã từng đề cập ở trên. Thế nhưng dù mới thành lập không lâu, họ đã xây dựng tên tuổi khá tiếng tăm trên thị trường thông qua các sản phẩm thiết bị theo dõi và đồng hồ thông minh cho phép đo lường sức khỏe. Nếu bạn đang có kế hoạch giảm cân, Fitbit sẽ giúp bạn theo dõi lượng calo đốt cháy hàng ngày và tiến độ tập luyện tổng thể.
Tuy nhiên, với Fitbit, họ thực sự rất ít khi quảng bá sản phẩm trên trang Facebook. Thay vào đó, cách tiếp cận của họ tập trung vào sức khỏe thể chất và tinh thần với các mẹo khuyến khích tập thể dục.
Chiến lược của Fibit bắt nguồn từ việc cho phép khách hàng thiết lập các mục tiêu liên quan đến thể dục. Khi bạn thích trang Fitbit, bạn sẽ được tham gia một nhóm hỗ trợ thể dục. Nhiều bài đăng của họ bao gồm các câu trích dẫn đầy cảm hứng với các nguồn tài nguyên để tuân theo chế độ chăm sóc sức khỏe một cách đầy đủ và ngắn gọn.
Một cách khác để tạo ra một cộng đồng luôn hỗ trợ nhau là Fibit luôn khuyến khích người dùng chia sẻ số liệu thống kê với bạn bè trên Facebook. Mọi số liệu về Fitbit đều có thể được đăng trực tiếp, vì vậy đây là một cách tuyệt vời để "khoe" thành quả nỗ lực của bạn và thiết lập mục tiêu tập luyện đi đúng hướng.
Họ cũng có chương trình giới thiệu bạn bè thông qua Facebook, người dùng có thể nhận được 10$ cho mỗi người mà họ giới thiệu mua Fitbit. Cung cấp các chương trình ưu đãi như thế này vừa mang lại nguồn lợi nhuận hấp dẫn cho khách, đồng thời dễ dàng thiết lập một hệ thống hỗ trợ những người đã và đang tham gia hành trình tập luyện thể dục cùng nhau.
Ngay cả khi không quan tâm đến việc mua Fitbit, trang Facebook của công ty này cũng cấp rất nhiều mẹo và nguồn cảm hứng có thể giúp khách hàng luôn cảm thấy hào hứng mỗi lần tập thể dục.
Làm thế nào có thể học hỏi từ case này?Fitbit quản lý và hỗ trợ khách hàng thông qua nội dung họ đăng, từ đó tạo ra ý thức cộng đồng. Khách hàng không cần sử dụng đồng hồ Fibit mà vẫn được hưởng lợi từ các nội dung mà họ chia sẻ.
Bài học rút ra ở đây là hãy nghĩ cách bạn có thể cung cấp giá trị cho khách hàng ngay từ trước khi họ mua sản phẩm của bạn. Điều này về lâu dài có thể tạo cho họ thói quen, trở thành khách hàng trung thành của thương hiệu. Đừng nghĩ về kết quả hay lợi nhuận quá nhiều, hãy show cho khách hàng thấy bạn mang lại giá trị gì cho họ trước!
7. Netflix - 63 triệu likes
Hãy nghĩ về các cách tạo ra giá trị trên Facebook mà khách hàng của bạn không thể tìm thấy ở những nơi khác. Nếu bạn làm việc cho một thương hiệu B2B, hãy tạo một đường link độc quyền được chia sẻ riêng trên trang Facebook, nhắm mục tiêu đến website công ty. Nếu bạn là thương hiệu B2C, hãy cung cấp các phiếu giảm giá hoặc mã khuyến mãi độc quyền cho những khách hàng tương tác tích cực trên Facebook.
Kết
Nhìn vào bảy thương hiệu trên, chúng ta có thể tìm thấy một số điểm tương đồng giữa các chiến lược Facebook của họ giúp làm nổi bật giữa các đối thủ cạnh tranh. Ví dụ: tất cả các doanh nghiệp này đều sử dụng thẻ bắt đầu bằng # gắn tên thương hiệu để kết nối các nền tảng truyền thông xã hội với nhau, cũng như liên tục tìm cách chia sẻ nội dung do người dùng tạo - dạng UGC content. Đây là những lĩnh vực mà Facebook rất "mạnh" mà bởi họ khuyến khích sự hợp tác và gắn kết. Nhưng dù sử dụng cách nào, mẹo nào thì hãy vẫn cứ là chính bạn, tạo những giá trị "cộp mác" chỉ mình thương hiệu bạn có. Đó là cách tự nhiên nhất để "kéo" những người dùng trung thành, biến họ trở thành "fan" của thương hiệu!
Hải Yến - MarketingAI
Theo blog.hubspot
>> Có thể bạn chưa biết: Những bài học vô giá từ 4 case study tiêu biểu về truyền thông, quảng cáo trên Facebook
Bình luận của bạn