cover

[Case study] Những bài học vô giá từ 4 case study tiêu biểu về truyền thông, quảng cáo trên Facebook

12 Thg 11

Mặc dù Facebook là một trong những mạng xã hội có tuổi đời khá "lớn" song đây vẫn là nền tảng phát triển hàng đầu cho các doanh nghiệp muốn nâng cao nhận thức thương hiệu. Với hơn 2,38 tỷ người...

Mặc dù Facebook là một trong những mạng xã hội có tuổi đời khá "lớn" song đây vẫn là nền tảng phát triển hàng đầu cho các doanh nghiệp muốn nâng cao nhận thức thương hiệu.

Với hơn 2,38 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng, bạn có thể sử dụng Facebook để quảng bá về doanh nghiệp của mình theo nhiều cách khác nhau - từ hình ảnh hoặc video đến quảng cáo trả phí. Có nhiều lựa chọn cũng như các cách marketing trên Facebook nên khó có thể nói chiến lược nào thực sự tốt nhất cho thương hiệu của bạn. 

Nếu không biết bắt đầu từ đâu, bạn có thể tham khảo 5 case study tiêu biểu dưới đây. Mỗi case sẽ bao gồm bối cảnh, thử thách, mục tiêu cùng những hoạt động nổi bật, kết quả cùng những bài học rút ra từ chúng. Hy vọng rằng sẽ truyền ít nhiều cảm hứng cho bạn và gợi ý những idea marketing mới cho doanh nghiệp. 

Facebook Brand Awareness Case Studies - Pandora

Trong mùa lễ năm 2017, công ty trang sức Pandora muốn nâng cao nhận thức về thương hiệu tại thị trường Đức. Họ cũng muốn xem liệu quảng cáo video có thể thành công như các định dạng quảng cáo Facebook khác của họ hay không.

Họ đã bắt đầu thử nghiệm này bằng cách hợp tác với Facebook để chuyển thể một quảng cáo truyền hình thành công trên nền tảng này.

Đoạn quảng cáo được cắt thành một đoạn clip dài 15 giây quay cảnh một người phụ nữ đang nhận một chiếc vòng Pandora từ người bạn thân thiết của cô ấy. Video này cũn được cắt theo khung vuông để phù hợp với người dùng di động.

Pandora sau đó đã chạy quảng cáo nhắm mục tiêu đến khán giả Đức trong độ tuổi từ 18-50. Nó xuất hiện trong nguồn cấp tin tức và dưới dạng in-stream video ad.

[Case study] Những bài học vô giá từ 4 case study tiêu biểu về truyền thông, quảng cáo trên Facebook- Ảnh 1.

Kết quả: Chiến dịch video đã nâng cao tình cảm thương hiệu trong mùa lễ, với mức tăng 10 điểm về mức độ ưa thích. Mặc dù Pandora không tiết lộ cách họ đo thang điểm yêu thích song thương hiệu này tự tin rằng nhiều người dùng ưa chuộng Pandora hơn các trang sức khác nhờ thành công của quảng cáo.

Về mặt doanh thu, chiến dịch cũng cung cấp ROI với số lần mua hàng tăng 61% và số người mua mới tăng 42%.

Bài học: Sự linh hoạt trong việc thay đổi định dạng video đã giúp Pandora nâng cao brand awereness một cách cực kỳ thuyết phục.

Chỉ trong 15 giây, Pandora đã có thể kể một câu chuyện ngắn, vừa xác định được đối tượng mục tiêu, vừa giới thiệu được sản phẩm. Điều này cũng chứng minh rằng, Pandora đã tạo được mối liên hệ giữa khách hàng với câu chuyện trong video marketing sản phẩm. Một phần thành công khác cũng phải kể đến là Pandora đã tạo sự tương thích với nền tảng thông qua việc crop video. Đây là ví dụ điển hình về cách công ty biến đổi chiến lược họ phù hợp với nền tảng để khán giả có thể tiếp cận dễ dàng nhất.

Facebook Reach Case Study - Buffer

Vào đầu năm 2016, Buffer bắt đầu thấy sự sụt giảm trong phạm vi tiếp cận thương hiệu và mức độ tương tác của họ trên Facebook khi nền tảng này thay đổi thuật toán.

Nhằm ngăn chặn độ reach giảm nhiều hơn nữa, thương hiệu này đã quyết định cắt giảm 50% tần suất đăng bài của họ. Bằng cách này, họ có nhiều thời gian tập trung vào chất lượng hơn là số lượng các bài đăng.

Ví dụ, trước đây Buffer chỉ đăng một số đường link kèm caption ngắn. Về sau họ bắt đầu thử nghiệm với các định dạng khác nhau như bài đăng với caption dài hơn, kèm video, ảnh động... Chiến lược này được sử dụng liên tục trong 2 năm 2016-2018.

[Case study] Những bài học vô giá từ 4 case study tiêu biểu về truyền thông, quảng cáo trên Facebook- Ảnh 2.

Kết quả: Đến năm 2018, Buffer cho biết, số lượt truy cập trung bình hàng tuần tăng gần gấp ba lần từ 44.000 lên 120.000. Tương tác hàng ngày trung bình của trang cũng tăng gấp đôi từ khoảng 500 mỗi ngày lên khoảng 1.000.

Vào năm 2018, lượt reach các bài đăng của họ đã đạt từ 5.000 đến 20.000 người, trong khi các bài đăng từ trước khi thử nghiệm chỉ đạt dưới 2.000.

Bài học: Bất cứ ai cũng có thể đăng hàng chục, hàng trăm bài post mỗi ngày lên Facebook. Tuy nhiên, nếu không tạo ra lượt reach và tương tác thì chỉ làm phí thời gian, tiền bạc hơn mà thôi. Buffer đã chứng minh cho chúng ta thấy, chất lượng vẫn quan trọng hơn số lượng. Hãy dành thời gian suy nghĩ và lên lịch cho những bài đăng thú vị hơn với người theo dõi.

Facebook Video Views Case Studies - Tomcat

Chuẩn bị cho Halloween vào năm 2016, Tomcat, một công ty tiêu diệt loài gặm nhấm, đã cho ra mắt live video với chủ đề kinh dị. Câu chuyện kể về hành trình của các chú chuột tuổi teen đang đi nghỉ mát trong một căn nhà bị ma ám trong rừng. Tại nút thắt cao trào nhất của câu chuyện, khán giả sẽ được yêu cầu sử dụng bình luận để bình chọn xem con chuột nào tiếp theo sẽ chết hoặc chúng sẽ chết như thế nào.

Trước khi chạy video event, Tomcat cũng tung poster hấp dẫn với hình ảnh những con rối chuột đang sợ hãi cùng tiêu đề: “Spoiler: They all die!”

[Case study] Những bài học vô giá từ 4 case study tiêu biểu về truyền thông, quảng cáo trên Facebook- Ảnh 3.

Kết quả: Hóa ra mọi người rất thích thú vui tiêu khiển này. Video của Tomcat đã có hơn 2,3 triệu lượt xem và 21% số lượng khán giả rất tích cực tham gia, tăng số lượng fan của Tomcat lên 58% và mang về cho họ giải Cyber Lion tại Cannes Lions awards 2017.

Bài học: rõ ràng sự sáng tạo trong marketing rất quan trọng. Mặc dù chủ đề côn trùng, diệt loài gặm nhấm là một ý tưởng khá khô khan đối với một video, thế nhưng Tomcat đã làm rất tốt và đi theo cách sáng tạo, hài hước nhất có thể.

Case này cũng nhận mạnh, tạo ra sự tương tác lớn có thể mang lại hiệu ứng lớn bất ngờ cho người xem. Mặc dù nhiều người xem biết tất cả lũ chuột sẽ chết nhưng hiệu ứng đám đông khiến họ vẫn tò mò tham gia bình luận cho vui.

Điều này không chỉ có thể giúp thương hiệu đạt được sự quan tâm cao nhất từ khán giả mà độ tương tác lớn cũng có thể giúp ích cho video về mặt thuật toán. Khi có nhiều người bình luận, chia sẻ thì càng có nhiều khả năng video đó sẽ được ưu tiên và hiển thị trong nguồn cấp dữ liệu của những người khác.

Facebook App Installs Case Study - FoxNext Game

FoxNext Games, một công ty về game được sở hữu bởi 20th Century Fox, muốn tăng lượt tải app cho một trong những game mới nhất của họ - Marvel Strike Force.

Trước đây, công ty từng quảng cáo các game khác trên Facebook dưới dạng là video ads. Trong game này, FoxNext Games muốn thử format mới là swipe-able photo carousel post - hiển thị dưới dạng mỗi thẻ bài nêu nổi bật lên những yếu tố khác biệt của trò chơi này.

Tiện ích này bổ sung hộp call to action ngay dưới ghi "Install now", dẫn khán giả tới đường link của cửa hàng ứng dụng của trò chơi. FoxNext ra mắt nó ngay trên cả Facebook và Instagram.

[Case study] Những bài học vô giá từ 4 case study tiêu biểu về truyền thông, quảng cáo trên Facebook- Ảnh 4.

Kết quả: Theo Facebook, quảng cáo bằng hình ảnh mang lại lợi tức chi tiêu quảng cáo cao hơn 6%, doanh thu cao hơn 14%, lượt cài đặt nhiều hơn 61% và giảm 33% chi phí mỗi lượt tải app so với các mẫu quảng cáo video khác của hãng game.

Bài học: Nếu sản phẩm của bạn có thể xuất hiện dưới dạng hình ảnh trực quan thì carousel facebook là công cụ tuyệt vời để bạn show được các yếu tố khác nhau của nó. Case study này cũng cho thấy cách design quảng cáo dựa trên sở thích khán giả có tác động lớn tới bài post như thế nào.

Trong kịch bản này, FoxNext tạo quảng cáo game về các siêu anh hùng. Họ biết rằng người hâm mộ của họ quan tâm đến trò chơi, các cuộc phiêu lưu và nhân vật trong truyện tranh, vì vậy họ đã tạo carousels hình ảnh đẹp mắt nhất có thể để thu hút các fans của họ.

Admicro là mạng lưới kinh doanh quảng cáo trực tuyến hàng đầu tại Việt Nam với độ phủ tới hơn 97,6% người dùng Internet, sở hữu hơn 200+ website uy tín như Dân Trí, Kênh 14, CafeF, Afamily, GenK, Cafebiz…

Hải Yến - MarketingAI

Bình luận của bạn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.