Trái ngược với sự tăng trưởng lượng người dùng gần đây của các nền tảng truyền thông xã hội khác như Instagram, LinkedIn, Youtube, TikTok, Facebook vẫn là nền tảng truyền thông xã hội lớn nhất thế giới với hơn 2,4 tỷ người dùng. Trong bài viết này, hãy phân tích 7 case của 7 thương hiệu có chiến lược marketing Facebook Business cực kỳ thành công. Các chiến lược có thể được áp dụng với bất kỳ công ty nào, với bất kỳ doanh nghiệp lớn nhỏ nào không kể xuất phát điểm của bạn là Nike hay National Geographic.
Trong số 2,4 tỷ người dùng, phần lớn dành trung bình 60 phút trên Facebook mỗi ngày. Điều đó có nghĩa là khoảng 7% thời gian thức của họ dành cho việc dán mắt vào Facebook. Tuy nhiên, điểm khác biệt chính khiến Facebook trở thành nền tảng xã hội được sử dụng rộng rãi nhất đó là: nó này lôi kéo sự tương tác vào một cấp độ cao hơn bất kỳ mạng xã hội đối thủ nào khác. Với 94% doanh nghiệp vẫn tích cực sử dụng Facebook, làm thế nào bạn có thể làm cho thương hiệu của mình trở nên nổi bật?
1. Charity: Water - 488.000 likes
Xây dựng kế hoạch marketing cho tổ chức từ thiện có thể rất khó khăn vì có hàng nghìn tổ chức trên thế giới cần được giúp đỡ. Mọi người thích ủng hộ các thương hiệu khi họ được "nhận lại" một thứ gì đó? Vậy làm thế nào để lấy được lòng tin của họ?
Charity: Water - một tổ chức với sứ mệnh cung cấp nước uống sạch và an toàn cho các quốc gia đang phát triển thực hiện một cách tiếp thị phi lợi nhuận độc đáo với cách kể chuyện đặc biệt.
Mọi người đều thích một câu chuyện hấp dẫn. Những câu chuyện kích thích và mang lại cho người xem sự tin tưởng. Và những câu chuyện khiến họ cảm thấy kết nối tốt hơn với thương hiệu.
Lấy ví dụ câu chuyện của CEO, Scott Harrison. Trước khi bắt đầu Charity: Water, Scott đã trải qua công việc ở hộp đêm và ở tuổi 28, anh chẳng có gì trong tay từ sự nghiệp tới cuộc sống tình cảm. Sau khi tình nguyện trên con tàu của bệnh viện trong hai năm, Scott đã tận mắt chứng kiến những tác hại của việc uống nước bẩn, không an toàn. Sau đó, anh trở lại New York và bắt đầu xây dựng Charity: Water.
Chiến lược kể những câu chuyện hấp dẫn này không chỉ giới hạn trong thành công của Scott - thay vào đó, nó có mặt trong tất cả nội dung mà tổ chức phi lợi nhuận này sản xuất và chia sẻ trên nguồn cấp dữ liệu của mình. Xuyên suốt nội dung, tổ chức phi lợi nhuận thể hiện câu chuyện một cách nhất quán, theo một cách rất riêng rằng việc mang nước sạch đến những người cần nước đã tạo ra tác động như thế nào đến cuộc sống của vô số người dân nghèo trên toàn cầu.
Làm thế nào có thể học hỏi từ case này?
Mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp là tạo kết nối con người. Đó là tất cả sự cộng hưởng với mọi người, những người cần được giúp đỡ hoặc hướng dẫn. Một câu chuyện không chỉ tái hiện các cột mốc lịch sử. Nó phải bao gồm lý do tại sao bạn thực hiện và điều quan trọng phải kể câu chuyện theo cách thu hút khán giả của mình. Hãy suy nghĩ về cách có thể tạo điểm then chốt câu chuyện và chia sẻ nó với những khách hàng tiềm năng. Đừng giới hạn bản thân trong những cuốn sách điện tử hay email dài dòng - hãy sử dụng video, hình ảnh, phỏng vấn - hãy sáng tạo.
2. Go Pro - 10 triệu likes
Khi truy cập fanpage Facebook của GoPro, bạn sẽ gặp các video và hình ảnh mang tính phiêu lưu, hành động cực kích thích. Ngoài ra Go Pro cũng sản xuất chúng trên các trang và nguồn cấp dữ liệu của họ trên các nền tảng khác, như Instagram và Twitter. Thật hiếm khi thấy ai đó leo núi, nhảy ra khỏi máy bay, lướt sóng hoặc lật ngược 360 độ trên chiếc xe đạp leo núi của họ với một chiếc camera gắn trên đầu.
Loại nội dung mới này đang được Go Pro tận dụng thay vì giới thiệu sản phẩm theo cách thông thường. Và nó hoạt động rất hiệu quả. Họ có thể tạo ra sự tương tác chưa từng có với hầu hết mọi phần nội dung đã sản xuất bởi vì họ biết người mua của họ là ai và kết quả nội dung nào sẽ mang lại tương tác tốt cho họ.
Bạn sẽ hiếm khi thấy Trang của GoPro đăng bất kỳ hình ảnh hoặc video nào giới thiệu camera hành động. Họ không kết nối với người dùng thông qua sản phẩm - thay vào đó, họ kết nối với người dùng thông qua phong cách mà sản phẩm của họ tạo ra.
Chiến lược tiếp thị độc đáo của GoPro cho phép công ty thu hút sự chú ý của thị trường mục tiêu và thể hiện ý nghĩa của việc người tiêu dùng trở thành một phần của cộng đồng GoPro. Ngoài ra, sử dụng các thẻ # như #GoProMillionDollarChallenge, người dùng có thể gắn thẻ video và làm nó nổi bật trên fanpage.
Trong năm qua, với hashtag #GoProMillionDollarChallenge, người dùng đã tải lên page hơn 42.000 video trong bốn tháng. Đây quả thực là chiến dịch thúc đẩy tương tác cực kỳ hiệu quả!
Làm thế nào có thể học hỏi từ case này?
Khi nói đến việc tạo nội dung hấp dẫn trên Facebook, bạn cần biết bạn đang hướng đến độc giả là ai. Hiểu những người hiện đang tương tác với Page của bạn sẽ giúp tạo ra nội dung tuyệt vời mà còn tạo ra nội dung phù hợp.
Có rất nhiều công cụ có thể giúp bạn hiểu khán giả của mình trên Facebook là ai, chẳng hạn như công cụ Audience Insights của Facebook. Thông qua thông tin phân tích về địa lý, nhân khẩu học, hành vi mua hàng... công cụ này giúp bạn tìm hiểu thêm về đối tượng mục tiêu và hành vi của họ trên Facebook.
>> Xem thêm: Học được gì từ “cơn ác mộng” khủng hoảng truyền thông của các thương hiệu lớn trên thế giới?
3. Nike – 33.7 triệu like
Nike được cho là một trong những thương hiệu thể thao lớn nhất hiện nay. Họ có một ngân sách tiếp thị khổng lồ mà rất nhiều công ty khó có thể so bì được. Khi nhắc đến sự hiện diện trên Facebook, Nike không quá nhấn mạnh đến nhu cầu mua sản phẩm của mình.
Mặc dù Nike là một cái tên quen thuộc như vậy nhưng họ vẫn có những đối thủ cạnh tranh. Adidas và Under Armour sẽ không chỉ ngồi yên đứng nhìn Nike "cướp" hết thị phần. Nếu bản chất cạnh tranh của ngành sẽ khuyến khích 3 ông lớn này tăng cường quảng bá thì Nike không cần làm vậy. Họ đã thiết lập và duy trì một hình ảnh thương hiệu mạnh mẽ, tạo được tiếng vang trên khắp Facebook. Nike có slogan rất nổi tiếng, vì vậy họ nắm bắt sự phổ biến đó và kết hợp vào ảnh bìa, ảnh cover và thông qua hashtag thương hiệu.
Chưa hết, trang Facebook của Nike là sự cân bằng của các sản phẩm mới một cách khoa học từ sáng kiến từ thiện và chương trình khuyến mãi. Một cách để họ khác biệt với các đối thủ cạnh tranh chính là nhấn mạnh vào việc nghiên cứu và phát triển trong mọi thiết kế. Các sản phẩm của họ là kết quả của các thí nghiệm khoa học hoặc kỹ thuật mở rộng, điều này giúp những mặt hàng họ bán vừa cải tiến hợp xu hướng vừa có chất lượng cao.
Làm thế nào có thể học hỏi từ case này?
Hãy nghĩ về cách bạn định vị doanh nghiệp và sự hiện diện của mình trên Facebook vì nó liên quan đến toàn bộ thương hiệu. Làm thế nào để thông điệp thương hiệu có thể hỗ trợ hoặc bổ sung cho các sản phẩm đang phân phối?
Thay vì làm bão hòa trang Facebook bằng các nội dung nhàm chán về sản phẩm, hãy sử dụng nó như một nơi để thiết lập và củng cố thông điệp thương hiệu. Hãy xem xét các đối thủ cạnh tranh trong ngành và cân nhắc có thể học được gì từ họ để đưa hoạt động tiếp thị trên Facebook lên một tầm cao mới.
Hải Yến - MarketingAI
Theo blog.hubspot
>> Có thể bạn chưa biết: Nike hay Netflix: đâu mới là chiến lược xây dựng Facebook Business thành công?
Bình luận của bạn