Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) là một trong những xu hướng tiếp thị thịnh hành nhất hiện nay. Năm 2020 có thể nói là 1 năm đầy gian nan, thách thức đối với các SEOer bởi những thay đổi lớn của Google. Đó là lý do tại sao các chuyên gia SEO cần cập nhật liên tục các chiến thuật, xu hướng SEO mới để không bị "bỏ lại phía sau".
Vậy năm 2020 có những xu hướng SEO nào? Các SEOer nên duy trì và nâng cấp chiến thuật nào để tiếp tục đạt hiệu quả cao trong năm 2021?
Trong bài viết dưới đây, các chuyên gia đã nghiên cứu và tập hợp được 10 xu hướng SEO mới quyết định sự thành công của chiến lược và quá trình thực hiện SEO của bạn trong năm tới.
Hợp nhất SERPs
Một trong những xu hướng SEO quan trọng nhất vào năm 2020 là hợp nhất các SERP (Trang kết quả của Công cụ Tìm kiếm). Điều này có nghĩa, các SEOer cần cập nhật hoặc xóa các trang web "vô dụng", không có traffic và dành thời gian tối ưu hóa các trang còn lại để đạt lượng tăng trưởng tự nhiên nhất có thể.
Để tối ưu hóa SERPs thì việc tập trung vào Featured Snippets là rất quan trọng. Đây là "khung" thông tin trên các kết quả hiển thị, bao gồm tiêu đề, mô tả, bài viết. Hầu hết các lượt nhấp chuột đều tập trung vào các đoạn trích dẫn Featured Snippets nổi bật.
Nghiên cứu từ khóa
Một xu hướng SEO khác cần ghi nhớ là tìm và áp dụng các từ khóa phù hợp. Google đã phát triển trong vài năm qua và trở thành một trong những cỗ máy tìm kiếm hàng đầu được người dùng ưa chuộng.
Mức độ liên quan của các từ khóa có thể đã thay đổi; tuy nhiên, mô hình nghiên cứu từ khóa là giống nhau. Việc nghiên cứu từ khóa thích hợp cần được thực hiện trước khi public bất kỳ loại nội dung nào. Hoạt động quan trọng này không nên "xem nhẹ" bởi nếu triển khai đúng cách sẽ góp phần tối ưu hóa website của bạn một cách hiệu quả.
Tìm kiếm bằng giọng nói
Dự kiến có thể có hơn một tỷ thiết bị di động đều cài đặt voice assistants vào cuối năm 2020 và hơn 50% tìm kiếm có thể được thực hiện thông qua giọng nói.
Điều này khiến tìm kiếm bằng voice search trở thành một trong những xu hướng SEO quan trọng trong năm qua. Theo một nghiên cứu với các thế hệ trẻ, hơn 55% thanh thiếu niên đang sử dụng tìm kiếm bằng giọng nói. Trong bất kỳ cuộc thảo luận nào về xu hướng SEO của Google, nhiều chuyên gia cũng cho rằng voice search là công cụ không thể thiếu để tối ưu hóa trang web. Tuy nhiên, nếu muốn thăng hạng nhanh nhất, SEOer nên sử dụng các long tail keyword, vì hầu hết các tìm kiếm bằng giọng nói đều ở dạng câu hỏi hoặc một câu khẳng định.
Tìm kiếm video
Tương tự như tìm kiếm bằng giọng nói, tìm kiếm video ngày càng trở nên phổ biến hơn. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng phần lớn mọi người thích xem video trực tuyến hơn là truyền hình. Số lượng video trên internet đang tăng lên theo cấp số nhân và mở ra kỷ nguyên mới cho Youtube.
Hầu hết người dùng internet hiện nay, đặc biệt là thế hệ trẻ, thích lấy dữ liệu và thông tin thông qua các video trực tuyến phục vụ cho việc học tập, giải trí. Điều này có nghĩa là các doanh nghiệp cần kết hợp video online vào chiến lược SEO của họ. Một video chất lượng cao có thể dễ dàng thu hút một lượng lớn người dùng nếu video đó đủ hấp dẫn, thú vị.
Để tiếp cận với nhiều người hơn bằng video, SEOer cần tối ưu hóa chúng theo người dùng tìm kiếm bằng cách tối ưu hóa từ khóa trong dòng tiêu đề cũng như phần mô tả video.
>> Xem thêm: Cách tối ưu hóa browser long tail giúp marketer nâng cao trải nghiệm người dùng
Search Intent
Search Intent (ý định, mục đích tìm kiếm) là mục tiêu cuối cùng của người tìm kiếm, đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi, thắc mắc dựa vào các công cụ tìm kiếm.
Mục đích tìm kiếm đã trở thành một yếu tố chính trong việc xác định xếp hạng SEO của trang web. Trong vài năm qua, các công cụ tìm kiếm đã trở nên hiểu rõ hơn về mục đích tìm kiếm của người dùng. Các công cụ tìm kiếm, đặc biệt là Google, xếp hạng các trang web cao hơn nếu chúng phù hợp với cụm từ tìm kiếm và phù hợp với mục đích tìm kiếm dựa vào truy vấn người dùng.
Để tối ưu hóa trang web của bạn cho mục đích tìm kiếm, SEOer cần phân tích SERP một cách chi tiết. Bạn cũng có thể thuê agency digital để giúp bạn tối ưu hóa trang web của mình theo mục đích tìm kiếm của người dùng.
Dữ liệu có cấu trúc (Structured Data)
Hầu hết công cụ tìm kiếm không hiểu chính xác về trang web và những gì nó muốn truyền tải. Các công cụ tìm kiếm chỉ có duy nhất nhiệm vụ: tìm kiếm các cụm từ cụ thể để khớp chúng với truy vấn tìm kiếm của người dùng.
Do đó, structured data sẽ là yếu tố giúp các công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn nội dung của một trang web, giúp nội dung được trình bày tốt hơn trong kết quả tìm kiếm. FAQs Rich Snippets là ví dụ quan trọng về dữ liệu có cấu trúc và có tầm quan trọng hơn trong thế giới SEO ngày nay.
Xây dựng thương hiệu
Theo một cuộc khảo sát gần đây, ngày càng ít người nhấp vào các kết quả tìm kiếm hàng đầu. Hơn 40% kết quả bị bỏ qua và đây là điều rất lãng phí.
Nghiên cứu cũng lý giải rằng, hầu hết mọi người có xu hướng nhấp vào liên kết của thương hiệu hoặc doanh nghiệp nổi tiếng, quen thuộc với họ.
Do đó, xây dựng brand và brand awareness đã trở thành một khía cạnh thiết yếu của SEO mà không thể bỏ qua.
Trải nghiệm người dùng (UX)
Vào năm 2020, trải nghiệm của người dùng trên một trang web đã trở thành một trong những yếu tố phù hợp nhất trong việc tối ưu hóa SEO.
Tạo trải nghiệm người dùng mang lại nhiều lợi ích: Khi người dùng của một trang web, sản phẩm hoặc dịch vụ có trải nghiệm liền mạch, ấn tượng tốt, họ có xu hướng quảng bá, giới thiệu nó cho người khác. Điều này vô tình dẫn góp phần tăng SEO một cách tích cực cho trang web. Khách hàng cũng có xu hướng giới thiệu doanh nghiệp cho bạn bè và gia đình nếu họ hài lòng với sản phẩm hoặc dịch vụ, từ đó tăng doanh số, danh tiếng cho thương hiệu.
Tối ưu hóa Knowledge graph
Knowledge Graph tạm dịch là sơ đồ trí thức. Đây là mô hình thông minh khai thác vào kho lưu trữ thông tin Entity và Google. Nói cách khác, thay vì diễn giải mọi từ khóa và truy vấn theo nghĩa đen, Google sẽ hiểu những gì mọi người đang tìm kiếm.
Trên internet, thu thập thông tin là điều tối quan trọng và đây là yếu tố xếp hạng trên các công cụ tìm kiếm. Các kết quả tìm kiếm hàng đầu hầu hết được thay thế bằng các kết quả có liên quan nhất tới các truy vấn và được người dùng cần.
Đây là một xu hướng SEO dự kiến sẽ vẫn hoạt động trong suốt năm 2020 và trong nhiều năm tiếp theo. Các SEOer cần tập trung vào việc tạo ra thông tin hữu ích trong nội dung của họ nếu muốn hiển thị cao trên SERPs.
Mobile UX (Trải nghiệm di động)
Các nghiên cứu cho thấy rằng cứ 5 trên 4 người dùng thực hiện tìm kiếm cục bộ trên các công cụ tìm kiếm khác nhau với sự trợ giúp của thiết bị di động.
Các trang web dành cho thiết bị di động là xu hướng đang phát triển trong thị trường ngày nay và dự kiến sẽ phát triển hơn nữa trong những năm tới. Trên thực tế, thuật toán của Google sẽ chuyển sang lập chỉ mục ưu tiên thiết bị di động vào tháng 3 năm 2021. Khi bản cập nhật này có hiệu lực, các trang web không có phiên bản mobile sẽ hoàn toàn biến mất khỏi kết quả tìm kiếm.
Ngày nay, nhiều người đang tìm kiếm thông tin từ điện thoại thông minh của họ hơn là từ máy tính xách tay hoặc máy tính và trang web đáp ứng trên thiết bị di động là một cách hiệu quả để tiếp cận đối tượng quan tâm đến sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Do đó, ác SEOer cần đảm bảo rằng giao diện trang web trên thiết bị di động dễ đọc và có thể thu hút sự chú ý của khách truy cập nhiều nhất.
Hải Yến - MarketingAI
Theo seoblog
>> Có thể bạn chưa biết: Không phải Google, đây là năm mẹo tuyệt vời để tối ưu hóa SEO cho Bing
Bình luận của bạn