Một trong những công việc mang tính chất trung gian khá quan trọng đó là vị trí Marketing Executive, làm công việc sales và marketing và mang tính chất cầu nối giữa 2 bộ phận này.
1. Mô tả công việc
Một Marketing Executive có thể hiểu là người quản lý nhân viên Marketing, công việc chính là quản lý và kiểm soát các mối quan hệ tồn tại giữa sản phẩm của mình và các đối tượng (tiêu dùng, khách hàng), tạo ra những sự tương đồng hoàn hảo giữa sản phẩm của khách hàng và nhu cầu người tiêu dùng từ đó thúc đẩy doanh số sale. Ngoài ra Marketing Executive còn được kỳ vọng sẽ thúc đẩy chất lượng sản phẩm & dịch vụ để thu lại được sự quan tâm cao của khách hàng (hoặc người tiêu dùng).
Xây dựng chiến lược Marketing mới là phần quan trọng căn bản của công việc này. Để thành công, công việc mỗi ngày của bạn sẽ sẽ rất khác nhau và cần rất nhiều hoạt độn nghiên cứu và phân tích thị trường.
Một Marketing Executive thường làm việc trực tiếp dưới quyền một Marketing Manager, nơi mà bạn sẽ sẽ nhận được các chỉ thị và chỉ tiêu doanh số. Ngoài ra bạn còn là đầu mối liên lạc với khách hàng, đó là một công việc mang tính xã hội cao bao gồm liên lạc, giao tiếp và thiết lập mạng lưới với các doanh nhân cũng như đối tác, suppliers khác.
2. Môi trường làm việc
Một công việc văn phòng điển hình, bạn sẽ làm việc liên tù tì từ 8 giờ sáng đến 5 giờ chiều, khung giờ này có thể xê dịch một chút tuỳ vào quy định nơi bạn làm.
Mặc dù vậy, bạn sẽ không bị mắc kẹt trong văn phòng hoài, bạn sẽ được đi du lịch để nghiên cứu thị trường (nếu sản phẩm của bạn được phân phối nhiều nơi), tham dự và tổ chức các hội nghị và sự kiện và rất nhiều các công việc hành xác khác.
Với một nền tảng kinh nghiệm vững chắc và cảm nhận về thị trường tốt, một Marketing Executive làm việc cho các công ty truyền thông, sự kiện, quảng cáo hay nghiên cứu thị trường có thể tiếp tục thành lập công ty của riêng mình.
Bằng nỗ lực quảng bá đi đôi với hiệu suất và bao gồm việc nhận thêm trách nhiệm quản lý những team lớn hơn và lớn hơn nữa. Marketing Executive có thể trở thành Marketing Manager và rất có thể sẽ đạt được vị trí Marketing Director.
- Digital marketing executive – 4 Kỹ năng bắt buộc phải có
- Marketing Agency và công ty Client khác nhau như thế nào?
3. Cơ hội và thách thức khi làm marketing executive
Cơ hội đủ loại đến từ nhiều phái từ lĩnh vực tiêu dùng đến nhà sản xuất, nhà bán lẻ đến sản phẩm dịch vụ hoặc lĩnh vực công cộng.
Mức lương: giao động từ 6 - 12 triệu VND
Mỗi khi đến giai đoạn chạy dự án thì việc làm việc overtime và liên tục là chuyện bình thường.
4. Nhà tuyển dụng sẽ khai thác tố chất của bạn thông qua buổi phỏng vấn
Mỗi buổi phỏng vấn là một cuộc nói chuyện hoàn toàn khác nhau. Đặc biệt với vị trí công việc là nhân viên marketing, ứng viên khó có thể lường trước những tình huống sẽ đặt ra cho mình là gì. Với yêu cầu về tính sáng tạo, tư duy logic được đặt lên hàng đầu, buổi phỏng vấn nhân viên marketing thường được mở đường một cách ngẫu nhiên với những câu hỏi khá bâng quơ, chẳng hạn như: Bạn xem cái rèm cửa kia có hợp với căn phòng không? Cái cà vạt của tôi đã thích hợp với cái áo chưa? Bạn thấy bình hoa này như thế nào?... Tất cả đều rất bất ngờ để bắt đầu cho một cuộc nói chuyện suôn sẻ và cởi mở. Sẽ ít có không khí nặng nề khi phỏng vấn ứng viên marketing, vì hơn tất cả những vị trí khác, nhà tuyển dụng mong muốn ứng viên bộc lộ càng nhiều càng tốt và như thế họ sẽ dễ dàng khai thác được những tố chất cần có cho công việc sau này.
Trong một buổi phỏng vấn, T.A đã được đặt câu hỏi:
- Nếu được lựa chọn giữa một cái áo sơ mi hiệu Prada trị giá vài triệu đồng và một chiếc sơ mi Việt Tiến 150.000 đồng và không phải trả tiền, bạn sẽ chọn cái nào? - Tôi sẽ chọn cái Việt Tiến. - Bạn không thích hàng hiệu? - Có chứ, nhưng nó không phù hợp với tôi, ít nhất là tại thời điểm này. Nếu có một chiếc áo hàng hiệu đắt tiền, tôi sẽ phải bỏ ra một số tiền lớn hơn thế để mua quần, giày và thắt lưng hàng hiệu cho đồng bộ. Nếu không, mọi người cũng sẽ nghĩ chiếc áo đó là hàng nhái. Với chiếc áo Việt Tiến, tôi có thể sử dụng cùng những chiếc quần và đôi giày tôi đang có.Câu trả lời rất sắc sảo này đã ghi điểm quyết định, mang đến cho T.A vị trí Strategy Marketing Executive tại một công ty lớn kinh doanh hàng tiêu dùng của nước ngoài.
5. Những kỹ năng cần thiết trong nghề
Khả năng tự quản lý và tự tạo động lực cho bản thân là cực kỳ quan trọng;
Kỹ năng giao tiếp và truyền tải tốt;
Tư duy sáng tạo để tạo ra những chiến dịch mới;
Kỹ năng thuyết trình và giao tiếp tốt cao;
Tự tin, khéo léo và có khả năng thuyết phục;
Kĩ năng tổ chức và quản lí thời gian quản lí thời gian tốt;
Có tính kỷ luật cao (dĩ nhiên rồi, cái này ngành nào cũng cần cả)
Kỹ năng “đối nhân xử thế “ tốt, vì bạn sẽ phải làm việc với nhiều người có cương vị và tuổi tác khác nhau từ đồng nghiệp đến đối tác;
Khả năng động viên nhóm;
Logic tốt và kiến thức về thống kê;
Sẵn sàng làm việc trong thời gian dài và thường xuyên dưới áp lực cao;
Tính chuyên nghiệp;
Nhạy bén trong kinh doanh và khả năng quản lý ngân sách tốt.
Kiến thức
Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn am hiểu hơn về một ví trí marketing executive và chúc bạn thành công nếu bạn có ý định ứng tuyển vào vị trí này.
Hà Nguyễn / https://marketingai.vn/
Bình luận của bạn